Thực dưỡng - Phương pháp phòng, chữa bệnh được Tổ chức Y tế thế giới công nhận

thanh huyen

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1




Giáo sư George Ohsawa.

Nhà y triết lỗi lạc này đã đề xướng và truyền bá “thực dưỡng” từ đầu thế kỷ 20 và giúp nhiều người tự chữa lành bệnh, kể cả nhiều chứng bệnh “nan y”. Vì vậy, người ta thường gọi đây là phương pháp “Thực dưỡng Ohsawa”.


Tại Việt Nam thời gian gần đây, áp dụng “Thực dưỡng” mà cụ thể là ăn gạo lứt muối mè đã được nhiều người thực hiện để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng không ít trường hợp không có tác dụng, thậm chí gây ra tác dụng ngược như suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng của cơ thể… Sự mâu thuẫn này là do đâu? Báo GĐ&XH Cuối tuần sẽ giải đáp cho độc giả ở những số báo tiếp theo.
George Ohsawa tên thật là Sakurazama Nyoichi (đọc theo âm Hán là An Trạch Như Nhất), sinh ngày 18/10/1893 trước đền Thiên Long (Tenryu) tại Kinh đô (Kyoto) cũ của Nhật. Năm 1902, khi ông được 9 tuổi thì thân mẫu qua đời vì bệnh lao phổi. Cha ông đã bỏ đi lúc Ohsawa mới lên 5 tuổi, các chị và em trai đều qua đời vì bệnh tật. Năm 16 tuổi, ông bị bệnh lao phổi như mẹ, năm 18 tuổi bị thổ huyết nặng 3 lần, các bác sĩ Tây y đều bó tay không có cách nào chữa được. Năm 1912, Ohsawa (lúc này mới 19 tuổi – PV) đã tự chữa lành bệnh cho mình theo phương pháp “thực dưỡng” do thầy Ishizuka Sagen truyền dạy.
Sagen cho rằng một trong những yếu tố gây bệnh đều do ăn uống sai lầm mà ra. Ông định nghĩa chữ “Thực dưỡng” là làm cho con người từ vật chất đến sức lực đều toàn hảo, dưỡng là biết cách làm đúng phép, biết cách dưỡng sinh đúng. Ông Sagen đã xuất bản 2 tác phẩm là “Thọ mệnh luận” và “Hóa học đích Thực dưỡng trường thọ luận” (1896). Hai tác phẩm này được đúc kết từ nghiên cứu của ông vào Y học Đông phương mà căn bản là lý thuyết Âm Dương. Năm 1900, ông Sagen từ trần. Tháng 4/1927, George Ohsawa được cử làm trưởng hội Thực dưỡng, gánh vác công việc diễn giảng và viết báo mà người thầy để lại. Năm 1929, Ohsawa sang Paris (Pháp).

Năm 1930, dù phải sống khốn khổ ở Paris nhưng ông vẫn tích cực trong công tác nghiên cứu khoa học phương Tây tại Viện nghiên cứu Sorbonne. Ông còn dạy y học Đông phương, thuật châm cứu, nghệ thuật cắm hoa, nhu đạo và thơ Haiku cho người Pháp khi họ chưa hiểu gì về văn hóa Nhật Bản. Năm 1937, Ohsawa được cử làm Chủ tịch Hội thực dưỡng ở Nhật và xuất bản cuốn “Tân thực dưỡng liệu pháp”. Cuốn sách này đã bán hàng triệu cuốn và in gần 700 lần bằng Nhật ngữ.

Theo “Thực dưỡng” Ohsawa, khi chúng ta sống hòa hợp với môi trường thiên nhiên thì tự động được khỏe mạnh, hạnh phúc. Trong các yếu tố tạo nên cuộc đời khỏe mạnh hạnh phúc, cơ bản nhất là tuyển chọn thực phẩm, nấu nướng và ăn uống đúng trật tự vũ trụ. Phương pháp “thực dưỡng” phát triển mạnh trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki… và được thế giới biết đến rộng rãi vào năm 1982. Phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng và chữa bệnh khoa học hiệu quả.

Theo các nhà khoa học phương Tây, thành phần của gạo lứt gồm có: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin B1, B2, B3, B6 và các acid như: pantotenic, paraamin-obenzoic, chất canxi, sắt, magiê, xelen, glutathiôn, kali và natri… Còn trong dầu vừng (mè) có viatamin H, E, K, tièn vitamin A, các chất phốt pho, chất béo chưa bão hoà. Chất xelen có khả năng ngăn ngừa mầm ung thư, chất glutathion phòng nhiễm bụi phóng xạ. Acid pantatenic giúp tăng chức năng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính. Vì thế, việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt muối vừng sẽ rất tốt cho một số người bệnh.

Gia Hân


Nguồn: giadinh.net.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top