GD&TĐ - Một trong những vấn đề của dạy và học ngoại ngữ hiện nay là sĩ số đông khiến giáo viên khó khăn trong điều khiển lớp, giao tiếp với người học, kiểm tra và sửa sai cho học sinh. Từ đó, học sinh thiếu tập trung, mất dần hứng thú trong học tập.
Cô giáo Lê Kim Khanh (Trường THCS Giảng Võ) cho rằng, vấn đề ở đây là làm sao thu hút học sinh vào học tập và cho các em có đầy đủ cơ hội thực hành ngôn ngữ hiệu quả và chia sẻ 8 thủ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả việc này.
Phải thuộc tên cả lớp sau một vài tiết học đầu
Khi thuộc tên học sinh, giáo viên điều khiển lớp sẽ dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn. Việc chỉ đúng tên học sinh, các em sẽ cảm thấy mình được quan tâm, do đó sẽ tự tin và vui vẻ học trên lớp hơn.
Những tiết đầu, giao viên cho học sinh tự giới thiệu tên mình và bạn bên cạnh và giới thiệu bằng tiếng Anh. Việc làm này tuy đơn giản nhưng có hiệu quả rõ rệt giúp học sinh vui vẻ, lớp sôi nổi và giúp giáo viên nhanh chóng thuộc tên học sinh.
Không tiếc lời động viên
Giáo viên không nên tiết kiệm các câu “Very good ” hoặc “Good, you’re right” đối với học sinh, nhất là đối với học sinh yếu. Lời khen của cô là nguồn động viên rất lớn, giúp các em tự tin hơn, cảm thấy phấn khởi, hứng thú học tập hơn và sẽ lôi cuốn các em vào bài giảng của mình.
Giáo viên cũng nên khuyến khích cả lớp động viên bạn bằng câu “One clap for him/her/them”
Cẩn trọng khi chữa lỗi
Giáo viên không nên chữa mọi lỗi học sinh mắc phải và không nên chữa ngay lập tức khi học sinh vừa mắc.
Vì khi học sinh nói mà bị chữa nhiều, các em sẽ không tự tin vào mình nữa, từ đó không dám nói vì sợ mắc lỗi, không dám diễn đạt ý của mình mà chỉ dám nói các câu trong sách.
Đó là nguyên nhân dẫn đến thái độ không chủ động, mất hứng thú trong giờ học, giờ học sẽ không hiệu quả.
Kể cả khi viết cũng vậy, nếu giáo viên chữa quá nhiều lỗi trong bài viết của học sinh cũng tạo cho các em cảm giác sợ viết ý nghĩ của mình.
Tuỳ theo tiến trình và đặc điểm của giờ học, giáo viên có thể quyết định nên sửa lỗi cho học sinh hay không và nên sửa lỗi ra sao và sửa vào thời điểm nào để không làm mất hứng thú của người học và không tạo tâm lý sợ hãi khi mắc lỗi.
Ví dụ: Khi học sinh thực hành mẫu câu thì hiện tại hoàn thành, một học sinh đã nói: My mother have just sent to her a letter
Giáo viên có thể khen học sinh đảm bảo được nội dung thông báo, song cần chú ý tới ngữ pháp hơn. Đồng thời, giáo viên dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh tự chữa lỗi của mình, nếu không tự chữa được tôi nhờ các bạn khác giúp.
Khi học sinh nói được câu đúng: “My mother has just sent her a letter”, giáo viên động viên cả lớp, cho các em biết có mạnh dạn nói thì mới biết mình sai chỗ nào và sẽ không bị mắc lại lỗi nữa.
Nên sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau trong mỗi giờ dạy
Nếu như tiết dạy ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu nào giáo viên cũng sử dụng một kiểu dạy, không những học sinh sẽ chán mà cả giáo viên cũng cảm thấy không hứng thú, như vậy không thể thu hút học sinh vào bài giảng.
Do vậy, nên thay đổi, sử dụng các thủ thuật khác nhau trong từng bài dạy sao cho phù hợp, phong phú.
Ví dụ: Khi dạy từ vựng giáo viên có thể áp dụng ít nhất 3 trong 7 techniques sau:
Visual: Dùng tranh hay giáo viên vẽ lên bảng; Mime: Dùng hành động; Realia: Dùng đồ thật; Situation or explanation: Dùng tình huống hoặc giải thích ngữ cảnh để xuất hiện từ định dạy; Example: Cho ví dụ về từ định dạy; Synonym/antonym: Từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để xuất hiện từ định dạy; Translation: Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Những thủ thuật khi dạy ngữ pháp
Khi dạy ngữ pháp, mẫu câu giáo viên có thể áp dụng một hoặc một vài các thủ thuật sau:
Dialogue Build presentation: Giáo viên đọc bài đối thoại có chứa mẫu câu định dạy ( 4 - 6 ) câu (set the scene );
Giáo viên ghi từ chính lên bảng để giúp học sinh nhớ lại đối thoại, học sinh sẽ thực hành cho thuộc đối thoại trong đó có chứa mẫu câu, sau dó giáo viên check: the form, the use, the meaning, and the pronunciation.
Picture story presentation: Giáo viên nên tự vẽ các tranh đơn giản, rõ ràng lên bảng ( 3 - 4 ) tranh, đặt câu hỏi gợi mở cho từng bức tranh, giáo viên chỉ tranh và kể câu chuyện có chứa mẫu câu định dạy.
Sau đó giáo viên dừng lại từng bức tranh, đưa ra từng mẫu câu một cách rõ ràng, cho học sinh nhắc lại và thực hành trong nhóm cho đến khi học sinh nhuần nhuyễn mẫu câu.
Lúc đó giáo viên mới check: the form, the use, the meaning and the pronunciation. Cách này rất dễ thu hút học sinh vào bài học.
Realia presentation: Dùng tình huống thực, vật thực để giới thiệu mẫu câu qua các câu hỏi gợi mở (Elicit ).
Pictures presentation: Dùng tranh để giới thiệu mẫu câu
Khi dạy bài khoá ( text ) hay đối thoại ( dialogue ) giáo viên cũng nên thay đổi các kỹ năng rèn luyện.
Ví dụ bài 1 dạy đọc hiểu, bài 2 chuyển sang nghe hiểu, rồi luyện tập viết sau tiết đọc hiểu hoặc nghe hiểu.
Ngay cả dạy đọc hiểu, trong từng tiết học giáo viên cũng nên thay đổi các techniques sau để học sinh lúc nào cũng thấy cái mới trong các tiết học.
Nên sử dụng và thay đổi trò chơi trong trong các tiết
Một số trò chơi giáo viên có thể tham khảo để sử dụng phù hợp như sau:
Slap the board (đập tay vào bảng) dùng để kiểm tra từ vựng vừa học của học sinh.
Rub out and remember (đọc và nhớ, viết lại từ ) cũng dùng để kiểm tra từ
Find some one who... (tìm người nào mà ...) dùng để thực hành mẫu câu vừa học.
Guesing game: ( trò đoán ... ) dùng để thực hành mẫu câu và từ vựng vừa học.
Naughts and crosses ( X và O: giống như chơi cờ ca rô ) dùng để thực hành mẫu câu và từ vựng vừa học hoặc sử dụng trong phần While - reading, While – listening khi thực hành Answer-given hoặc Answer the questions.
Chain - game: ( Trò chơi mắt xích ) dùng để thực hành ngữ pháp theo một câu chuyện hoặc dùng trong phần Post-reading hoặc Post-listening. Khi thực hành kể lại câu chuyện, bài đọc, bài nghe.
Lucky – number: (trò chơi con số may mắn ) dùng để thực hành các kiến thức ngữ pháp, các mẫu câu, trả lời các câu hỏi...
Các trò chơi trên đều được áp dụng trong giai đoạn thực hành Less controlled pactice, song thay bằng trò chơi, học sinh hào hứng hơn nhiều, giờ học do vậy đạt hiệu quả cao.
Sử dụng bảng viết trong lớp một cách khoa học
Cần viết bảng rõ ràng, chính xác và không nên xóa những gì người học cần phải ghi nhớ. Tốt nhất nên chia bảng thành 2 phần:
Một phần dùng để viết những gì xoá đi được và phần kia cho những gì giáo viên cần chốt lại sau khi học để học sinh ghi nhớ.
Một yếu tố nữa để thu hút học sinh trong việc dùng bảng là giáo viên tự vẽ khi dạy từ vựng hoặc khi giới thiệu mẫu câu bằng tranh.
Điều này không khó khi giáo viên vẽ các hình đơn giản, hình tượng (to draw simple two dimensinonal pictures’) lên bảng.
Luôn hỏi các câu hỏi gợi mở
Có như vậy giáo viên mới khích lệ học sinh tham gia vào bàn giảng ngay từ đầu tiết học.
Ví dụ khi dạy từ vựng phần “ Pre – teach”, giáo viên liên tục hỏi học sinh:
- What’s this ? (Realia )
- What am I doing ? ( Mime )
- What is it English ? ( Explaination )
- What’s another word for..... ? ( Synonym )
- How do you say “ ...... ” in English? ( Translation )
- What do you call all these things ? ( Example )
- What’s opposite of ........ ? ( Antonym )
Khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ chủ động tích cực hơn và bắt buộc phải nghe giáo viên giảng bài để trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
Qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh tự xây dựng bài, thực sự đóng vai trò trung tâm trong bài giảng.
Cho học sinh làm việc theo các nhóm nhỏ hoặc theo cặp
Theo phướng pháp đổi mới dạy học nhiều giáo viên đã chia lớp học thành các cặp (pairs) hoặc các nhóm (groups) để thu hút toàn bộ học sinh vào bài giảng.
Để thực hiện được hoạt động này một cách có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
Có thể tiến hành việc chia cặp hoặc nhóm theo cách: Kèm các học sinh khá với các học sinh yếu và nên thường xuyên thay đổi các thành viên trong cặp hoặc trong nhóm để mọi học sinh có cơ hội làm việc với nhau và với nhiều bạn học khác nhau.
Cách đơn giản nhất là sau khi cho học sinh ngồi cạnh nhau làm việc, ta lại cho các bàn lẻ quay lại với bàn chẵn để học sinh bàn trên, bàn dưới làm việc với nhau, hoặc đổi dãy bàn này sang dãy bàn kia …
Với hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử thư ký ghi chép các hoạt động của nhóm, hướng dẫn nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Một đặc điểm quan trọng khi hoạt động cặp và nhóm diễn ra, giáo viên phải đi quanh lớp để bao quát, (monitor), ghi chép các lỗi mà học sinh mắc để chữa chung cho cả lớp (tránh nêu tên cụ thể sẽ làm học sinh xấu hổ, mà chỉ nêu chung để các bạn khác phát hiện lỗi và chữa câu sai đó), sau đó gọi một vài cặp hoặc nhóm trình bày lại công việc của mình trước lớp.
Một điểm nữa cần lưu ý là trước khi cho học sinh tiến hành làm việc theo nhóm, giáo viên phải làm mẫu trước theo quy trình Teacher - Student, Student - Student ( Open pair ) sau đó mới là Close - pair ( Pair work ).
Hình thức họat động nhóm, cặp này có thể tiến hành xen vào các bước trong một tiết dạy:
Luyện tập các mẫu câu vừa học; trao đổi ý kiến của mình với bạn sau mỗi bài tập của giáo viên.
So sánh câu trả lời của mình với bạn và tranh luận khi có sự khác nhau trước khi giáo viên đưa ra đáp án;
Học sinh có thể thực hành bài đàm thoại ngắn, đóng vai phỏng vấn và được phỏng vấn về một vấn đề nào đó theo chủ điểm;
Kể lại câu chuyện theo nhóm, mỗi bạn xây dựng một câu kế tiếp nhau (chain game ) …
Kỹ năng viết cũng có thể tiến hành trong nhóm, giáo viên giao mỗi nhóm một chủ điểm, các học sinh cùng suy nghĩ và xây dựng ý kiến cho một bài viết, sau đó treo các bài viết lên tường, các nhóm thay nhau đọc và chữa lỗi cho nhau.
Nhóm nào ít lỗi và viết được nhiều ý nhất, nhóm đó sẽ thắng và được điểm cao.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Cô giáo Lê Kim Khanh (Trường THCS Giảng Võ) cho rằng, vấn đề ở đây là làm sao thu hút học sinh vào học tập và cho các em có đầy đủ cơ hội thực hành ngôn ngữ hiệu quả và chia sẻ 8 thủ thuật nhằm thực hiện có hiệu quả việc này.
Phải thuộc tên cả lớp sau một vài tiết học đầu
Khi thuộc tên học sinh, giáo viên điều khiển lớp sẽ dễ dàng và đỡ tốn thời gian hơn. Việc chỉ đúng tên học sinh, các em sẽ cảm thấy mình được quan tâm, do đó sẽ tự tin và vui vẻ học trên lớp hơn.
Những tiết đầu, giao viên cho học sinh tự giới thiệu tên mình và bạn bên cạnh và giới thiệu bằng tiếng Anh. Việc làm này tuy đơn giản nhưng có hiệu quả rõ rệt giúp học sinh vui vẻ, lớp sôi nổi và giúp giáo viên nhanh chóng thuộc tên học sinh.
Không tiếc lời động viên
Giáo viên không nên tiết kiệm các câu “Very good ” hoặc “Good, you’re right” đối với học sinh, nhất là đối với học sinh yếu. Lời khen của cô là nguồn động viên rất lớn, giúp các em tự tin hơn, cảm thấy phấn khởi, hứng thú học tập hơn và sẽ lôi cuốn các em vào bài giảng của mình.
Giáo viên cũng nên khuyến khích cả lớp động viên bạn bằng câu “One clap for him/her/them”
Cẩn trọng khi chữa lỗi
Giáo viên không nên chữa mọi lỗi học sinh mắc phải và không nên chữa ngay lập tức khi học sinh vừa mắc.
Vì khi học sinh nói mà bị chữa nhiều, các em sẽ không tự tin vào mình nữa, từ đó không dám nói vì sợ mắc lỗi, không dám diễn đạt ý của mình mà chỉ dám nói các câu trong sách.
Đó là nguyên nhân dẫn đến thái độ không chủ động, mất hứng thú trong giờ học, giờ học sẽ không hiệu quả.
Kể cả khi viết cũng vậy, nếu giáo viên chữa quá nhiều lỗi trong bài viết của học sinh cũng tạo cho các em cảm giác sợ viết ý nghĩ của mình.
Tuỳ theo tiến trình và đặc điểm của giờ học, giáo viên có thể quyết định nên sửa lỗi cho học sinh hay không và nên sửa lỗi ra sao và sửa vào thời điểm nào để không làm mất hứng thú của người học và không tạo tâm lý sợ hãi khi mắc lỗi.
Ví dụ: Khi học sinh thực hành mẫu câu thì hiện tại hoàn thành, một học sinh đã nói: My mother have just sent to her a letter
Giáo viên có thể khen học sinh đảm bảo được nội dung thông báo, song cần chú ý tới ngữ pháp hơn. Đồng thời, giáo viên dùng các câu hỏi gợi ý để học sinh tự chữa lỗi của mình, nếu không tự chữa được tôi nhờ các bạn khác giúp.
Khi học sinh nói được câu đúng: “My mother has just sent her a letter”, giáo viên động viên cả lớp, cho các em biết có mạnh dạn nói thì mới biết mình sai chỗ nào và sẽ không bị mắc lại lỗi nữa.
Nên sử dụng nhiều thủ thuật khác nhau trong mỗi giờ dạy
Nếu như tiết dạy ngữ pháp, đọc hiểu, nghe hiểu nào giáo viên cũng sử dụng một kiểu dạy, không những học sinh sẽ chán mà cả giáo viên cũng cảm thấy không hứng thú, như vậy không thể thu hút học sinh vào bài giảng.
Do vậy, nên thay đổi, sử dụng các thủ thuật khác nhau trong từng bài dạy sao cho phù hợp, phong phú.
Ví dụ: Khi dạy từ vựng giáo viên có thể áp dụng ít nhất 3 trong 7 techniques sau:
Visual: Dùng tranh hay giáo viên vẽ lên bảng; Mime: Dùng hành động; Realia: Dùng đồ thật; Situation or explanation: Dùng tình huống hoặc giải thích ngữ cảnh để xuất hiện từ định dạy; Example: Cho ví dụ về từ định dạy; Synonym/antonym: Từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để xuất hiện từ định dạy; Translation: Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh.
Những thủ thuật khi dạy ngữ pháp
Khi dạy ngữ pháp, mẫu câu giáo viên có thể áp dụng một hoặc một vài các thủ thuật sau:
Dialogue Build presentation: Giáo viên đọc bài đối thoại có chứa mẫu câu định dạy ( 4 - 6 ) câu (set the scene );
Giáo viên ghi từ chính lên bảng để giúp học sinh nhớ lại đối thoại, học sinh sẽ thực hành cho thuộc đối thoại trong đó có chứa mẫu câu, sau dó giáo viên check: the form, the use, the meaning, and the pronunciation.
Picture story presentation: Giáo viên nên tự vẽ các tranh đơn giản, rõ ràng lên bảng ( 3 - 4 ) tranh, đặt câu hỏi gợi mở cho từng bức tranh, giáo viên chỉ tranh và kể câu chuyện có chứa mẫu câu định dạy.
Sau đó giáo viên dừng lại từng bức tranh, đưa ra từng mẫu câu một cách rõ ràng, cho học sinh nhắc lại và thực hành trong nhóm cho đến khi học sinh nhuần nhuyễn mẫu câu.
Lúc đó giáo viên mới check: the form, the use, the meaning and the pronunciation. Cách này rất dễ thu hút học sinh vào bài học.
Realia presentation: Dùng tình huống thực, vật thực để giới thiệu mẫu câu qua các câu hỏi gợi mở (Elicit ).
Pictures presentation: Dùng tranh để giới thiệu mẫu câu
Khi dạy bài khoá ( text ) hay đối thoại ( dialogue ) giáo viên cũng nên thay đổi các kỹ năng rèn luyện.
Ví dụ bài 1 dạy đọc hiểu, bài 2 chuyển sang nghe hiểu, rồi luyện tập viết sau tiết đọc hiểu hoặc nghe hiểu.
Ngay cả dạy đọc hiểu, trong từng tiết học giáo viên cũng nên thay đổi các techniques sau để học sinh lúc nào cũng thấy cái mới trong các tiết học.
Nên sử dụng và thay đổi trò chơi trong trong các tiết
Một số trò chơi giáo viên có thể tham khảo để sử dụng phù hợp như sau:
Slap the board (đập tay vào bảng) dùng để kiểm tra từ vựng vừa học của học sinh.
Rub out and remember (đọc và nhớ, viết lại từ ) cũng dùng để kiểm tra từ
Find some one who... (tìm người nào mà ...) dùng để thực hành mẫu câu vừa học.
Guesing game: ( trò đoán ... ) dùng để thực hành mẫu câu và từ vựng vừa học.
Naughts and crosses ( X và O: giống như chơi cờ ca rô ) dùng để thực hành mẫu câu và từ vựng vừa học hoặc sử dụng trong phần While - reading, While – listening khi thực hành Answer-given hoặc Answer the questions.
Chain - game: ( Trò chơi mắt xích ) dùng để thực hành ngữ pháp theo một câu chuyện hoặc dùng trong phần Post-reading hoặc Post-listening. Khi thực hành kể lại câu chuyện, bài đọc, bài nghe.
Lucky – number: (trò chơi con số may mắn ) dùng để thực hành các kiến thức ngữ pháp, các mẫu câu, trả lời các câu hỏi...
Các trò chơi trên đều được áp dụng trong giai đoạn thực hành Less controlled pactice, song thay bằng trò chơi, học sinh hào hứng hơn nhiều, giờ học do vậy đạt hiệu quả cao.
Sử dụng bảng viết trong lớp một cách khoa học
Cần viết bảng rõ ràng, chính xác và không nên xóa những gì người học cần phải ghi nhớ. Tốt nhất nên chia bảng thành 2 phần:
Một phần dùng để viết những gì xoá đi được và phần kia cho những gì giáo viên cần chốt lại sau khi học để học sinh ghi nhớ.
Một yếu tố nữa để thu hút học sinh trong việc dùng bảng là giáo viên tự vẽ khi dạy từ vựng hoặc khi giới thiệu mẫu câu bằng tranh.
Điều này không khó khi giáo viên vẽ các hình đơn giản, hình tượng (to draw simple two dimensinonal pictures’) lên bảng.
Luôn hỏi các câu hỏi gợi mở
Có như vậy giáo viên mới khích lệ học sinh tham gia vào bàn giảng ngay từ đầu tiết học.
Ví dụ khi dạy từ vựng phần “ Pre – teach”, giáo viên liên tục hỏi học sinh:
- What’s this ? (Realia )
- What am I doing ? ( Mime )
- What is it English ? ( Explaination )
- What’s another word for..... ? ( Synonym )
- How do you say “ ...... ” in English? ( Translation )
- What do you call all these things ? ( Example )
- What’s opposite of ........ ? ( Antonym )
Khi trả lời các câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ chủ động tích cực hơn và bắt buộc phải nghe giáo viên giảng bài để trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
Qua các câu hỏi gợi mở, giáo viên đã hướng dẫn cho học sinh tự xây dựng bài, thực sự đóng vai trò trung tâm trong bài giảng.
Cho học sinh làm việc theo các nhóm nhỏ hoặc theo cặp
Theo phướng pháp đổi mới dạy học nhiều giáo viên đã chia lớp học thành các cặp (pairs) hoặc các nhóm (groups) để thu hút toàn bộ học sinh vào bài giảng.
Để thực hiện được hoạt động này một cách có hiệu quả, giáo viên cần lưu ý:
Có thể tiến hành việc chia cặp hoặc nhóm theo cách: Kèm các học sinh khá với các học sinh yếu và nên thường xuyên thay đổi các thành viên trong cặp hoặc trong nhóm để mọi học sinh có cơ hội làm việc với nhau và với nhiều bạn học khác nhau.
Cách đơn giản nhất là sau khi cho học sinh ngồi cạnh nhau làm việc, ta lại cho các bàn lẻ quay lại với bàn chẵn để học sinh bàn trên, bàn dưới làm việc với nhau, hoặc đổi dãy bàn này sang dãy bàn kia …
Với hoạt động nhóm, giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử thư ký ghi chép các hoạt động của nhóm, hướng dẫn nhóm làm việc theo yêu cầu của giáo viên.
Một đặc điểm quan trọng khi hoạt động cặp và nhóm diễn ra, giáo viên phải đi quanh lớp để bao quát, (monitor), ghi chép các lỗi mà học sinh mắc để chữa chung cho cả lớp (tránh nêu tên cụ thể sẽ làm học sinh xấu hổ, mà chỉ nêu chung để các bạn khác phát hiện lỗi và chữa câu sai đó), sau đó gọi một vài cặp hoặc nhóm trình bày lại công việc của mình trước lớp.
Một điểm nữa cần lưu ý là trước khi cho học sinh tiến hành làm việc theo nhóm, giáo viên phải làm mẫu trước theo quy trình Teacher - Student, Student - Student ( Open pair ) sau đó mới là Close - pair ( Pair work ).
Hình thức họat động nhóm, cặp này có thể tiến hành xen vào các bước trong một tiết dạy:
Luyện tập các mẫu câu vừa học; trao đổi ý kiến của mình với bạn sau mỗi bài tập của giáo viên.
So sánh câu trả lời của mình với bạn và tranh luận khi có sự khác nhau trước khi giáo viên đưa ra đáp án;
Học sinh có thể thực hành bài đàm thoại ngắn, đóng vai phỏng vấn và được phỏng vấn về một vấn đề nào đó theo chủ điểm;
Kể lại câu chuyện theo nhóm, mỗi bạn xây dựng một câu kế tiếp nhau (chain game ) …
Kỹ năng viết cũng có thể tiến hành trong nhóm, giáo viên giao mỗi nhóm một chủ điểm, các học sinh cùng suy nghĩ và xây dựng ý kiến cho một bài viết, sau đó treo các bài viết lên tường, các nhóm thay nhau đọc và chữa lỗi cho nhau.
Nhóm nào ít lỗi và viết được nhiều ý nhất, nhóm đó sẽ thắng và được điểm cao.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Last edited by a moderator: