Thông tin ngành nghề

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Khoa học Tự nhiên


Toán - Tin học
- Đào tạo các cử nhân có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng về toán cũng như tin học để làm tốt ở các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh cần đến các kiến thức về toán và tin học.
- Các cử nhân Toán - Tin học có khả năng giải quyết trọn vẹn trên máy tính các bài toán thực tế , kể từ việc xây dựng mô hình đến việc thiết kế giải thuật và lập trình cụ thể. Các cử nhân nầy cũng có tiềm năng để phát triển theo hướng nghiên cứu toán cũng như tin học, bắt kịp với những vấn đề nghiên cứu mới, nếu học thuộc loại khá giỏi. Một số chuyên ngành trong ngành Toán – Tin là: Đại số, Giải tích, Giải tích số, Toán kinh tế, Thống kê, Toán cơ, Phương pháp toán trong tin học, Toán - Tin ứng dụng.
- Các ngành học tương tự: Toán, Toán học, Cử nhân toán, Toán – Tin ứng dụng, Toán cơ, Toán thống kê …

Vật lý
- Đào tạo cử nhân có trình độ lý thuyết và ứng dụng vững vàng về vật lý để làm việc tốt ở các môi trường giảng dạy, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh cần đến những kiến thức về vật lý lý thuyết, vật lý ứng dụng, vật lý điện tử, vật lý chất rắn, vật lý hạt nhân, vật lý tin học, vật lý địa cầu…
- Cử nhân Vật lý có khả năng giải quyết các vấn đề về vật lý, các hiện tượng có liên quan đến môi trường tự nhiên và môi trường sống ; có khả năng sử dụng cũng như nghiên cứu các cơ chế của các thiết bị hiện đại. Cử nhân ngành này cũng có khả năng tiếp cận và nghiên cứu những lĩnh vực mới trong vật lý hiện đại. Các chuyên ngành đào tạo: VL lý thuyết, VL chất rắn, VL điện tử, VL ứng dụng, VL hạt nhân, VL trái đất, Vật lý -Tin học, Vật lý môi trường.
- Các ngành học tương tự: Cử nhân Vật lý, SP Vật lý, SP Lý

Hóa học
- Đào tạo cử nhân hóa học có kiến thức khoa học cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức về hóa học một cách có hiệu quả trong đào tạo, nghiên cứu và sản xuất. - Ngành này có một số chuyên ngành với các hướng đào tạo chính sau: Hóa hữu cơ, Hóa vô cơ, Hóa phân tích, Hóa lý –
- Sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến hóa học như: viện nghiên cứu, nhà máy xí nghiệp hoặc giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, trung cấp.
- Các ngành học tương tự: Cử nhân Hóa, Hóa Phân tích, SP Hóa học, SP Hóa – Sinh, SP Hóa…

Sinh học
- Đây là ngành học nghiên cứu về đời sống, nguồn gốc và sự phát triển của SV từ cấu trúc, chức năng các phân tử sinh học trong tế` bào cho tới tác động qua lại giữa sinh vất với môi trường sống. Các chuyên ngành đào tạo: Vi sinh Sinh Hóa; Tài nguyên Môi trường; Sinh học Thực vật và Sinh học Động vật.
- SV ra trường có thể công tác tại các công ty nuôi dưỡng và gây giống những động thực vật quí hiếm, công ty giống cây trồng, cấy ghép mô, nấm..., các cơ quan sản xuất kinh doanh, các dịch vụ có liên quan đến Y-sinh học, các viện kiểm nghiệm, viện nghiên cứu, xí nghiệp Dược, các Bảo tàng động thực vật, các viện nghiên cứu Y Dược…
- Các ngành học tương tự: Cử nhân Sinh học, Sư phạm Sinh, Sinh vật, Sinh học và Môi trường…

Khoa học môi trường
- Trang bị cho sinh viên kiến thức nhằm phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu, giảng dạy và điều hành trong các lĩnh vực tài nguyên và sinh thái môi trường, công nghệ môi trường, quản lý, kiểm soát ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Sinh viên ra trường có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường. Ngành Khoa học môi trường có các chuyên ngành: Khoa học môi trường, Tài nguyên môi trường, Quản lý môi trường, Tin học cho môi trường.
- SV tốt nghiệp có thể công tác tại các Sở Khoa học - Công Nghệ & Môi trường; các cơ quan quản lý môi trường, các cơ quan quy hoạch, khai thác khoáng sản; các hoạt động kinh tế xã hội, quốc phòng… liên quan đến các lĩnh vực trên hoặc làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại các trường viện.
- Các ngành học tương tự: Môi trường, Sinh – Môi trường, Kỹ thuật môi trường

Hải dương học
- Là ngành học nghiên cứu về tất cả các vấn đề có liên quan đến biển. Trong đó có tương tác biển, khí quyển và các quá trình xảy ra ở vùng cửa sông, cửa biển. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đa ngành liên quan đến toán học, vật lý, hóa học, sinh học, khoa học về địa chất và môi trường. Chương trình đào tạo ngành này cung cấp cho SV các kỹ năng và phương pháp tính toán trong chuyên môn phục vụ trực tiếp cho lĩnh vực giao thông vận tải biển, công nghiệp dầu khí, đánh bắt hải sản, xây dựng công trình biển, kiểm soát và bảo vệ môi trường biển, kinh tế sinh thái và quản lý biển, đảm bảo thông tin khí tượng thủy văn cho các họat động kinh tế, quốc phòng trên biển.
- SV tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các viện nghiên cứu, các trung tâm, các đài, trạm quốc giá của Tổng cục khí tượng thủy văn, trung tâm khoa hoc tự nhiên và công nghệ quốc gia, các sở khoa học công nghệ và môi trường phục vụ các ngành kinh tế, xã hội, quốc phòng… có liên quan đến hải dương.
- Các ngành học tương tự: Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Khí tượng, Thủy văn, Hải dương học & Khí tượng thủy văn.

Khoa học vật liệu
- Ngành Khoa học vật liệu (KHVL) cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bảnvề ngành: Kỹ thuật thực nghiệm KHVL - Cấu trú vật liệu (tinh thể và công nghêJ) – Công nghệ màng mỏng… đồng thời còn trang bị các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngànhnhư: Nhiệt động học và chuyển pha - Vật liệu và công nghệ mới – Quang học chất rắn - Vật lý vật liệu vô định hình…. Ngoài ra, sinh viên sẽ được lựa chọn các môn học nhằm bổ trợ kiến thứccho từng chuyên ngành: Chuyên ngành Vật liệu từ, vật liệu siêu dẫn(Công nghệ vật liệu từ - Vật liệu từ cứng/mềm - Vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao và ứng dụng…); Chuyên ngành Vật liệu bán dẫn(Vật lý linh kiện và bán dẫn - Vật liệu bán dẫn – Quang bán dẫn…); Chuyên ngành Tính toán, mô hình Hoá vật liệu(Phương pháp tính trong KHVL - Lập trình Fortran – Linux và ứng dụng…)
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể công tác tại: Viện Đào tạo quốc tế về khoa học vật liệu (ITMS), Viện Khoa học vật liệu, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng; Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia…; TCT Thép Việt Nam, các TCT Vật liệu xây dựng, TCT Lắp máy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên; Các phòng chức năng tại các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp… ở 64 tỉnh, thành phố trên cả nước;


Ngành Cơ học- Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bảnvề ngành: Phương pháp số trong Cơ học – Cơ học môi trường liên tục - Sức bền vật liệu và Cơ kết cấu – Lý thuyết dao động – Lý thuyết đàn hồi – Cơ học chất lỏng… Bên cạnh đó sinh viên còn được cung cấp những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngànhmột cách phù hợp: Chuyên ngành Cơ học đại cương và và ứng dụng(Cơ học giải tích – Xemina – Lý thuyết ổn định chuyển động…): Chuyên ngành Cơ học vật rắn biến dạng(Lý thuyết dẻo – Xemina – Lý thuyết bản và vỏ mỏng…): Chuyên ngành Cơ học chất lỏng và chất khí(Khí động lực – Xemina - Chuyển động dòng nhiều pha…)… Ngoài ra, sinh viên được trang bị các kiến thức bổ trợ dành cho từng chuyên ngành qua các môn học lựa chọn như: Động lực học máy – Cơ học phá huỷ - Cơ học vật liệu Cômpsite - Truyền sóng trong môi trường lien tục…
- Tốt nghiệp ra trường, sinh viên ngành Cơ học có khả năng nghiên cứu , tính toán, thiết kế, tối ưu hoá thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động, lập trình tin học hoá công việc tính toán, chuẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học, đo lường, chế tạo các trang thiết bị đo lường…

 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#2
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Khoa học Kỹ thuật

Cơ khí động lực
- Ngành cơ khí động lực đào tạo đào tạo các kiến thức cơ sở và chuyên ngành cơ khí, cơ khí động lực liên quan đến lĩnh vực khai thác, sử dụng dịch vụ và kỹ thuật ngành ô tô; kiểm định và thử nghiệm ô tô; sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô; nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô, đánh giá, xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất các thiết bị ngành động lực. Ngoài ra SV còn được đào tạo chuyên môn, kỹ năng quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh và lập các dự án liên quan đến ngành cơ khí động lực.
- Kỹ sư ngành Cơ khí Động lực có thể đảm nhiệm các công việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sửa chữa ô tô, các trạm đăng kiểm, các đơn vị hành chánh quản lý về kỹ thuật ô tô, viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ, trung cấp, dạy nghề, các cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực, phụ tùng…
- Các ngành học tương tự: Cơ khí ô tô, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Sửa chữa ô tô…

Cơ khí nông lâm
- Đào tạo Kỹ sư Cơ khí bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy - thiết bị bảo quản - chế biến nông sản thực phẩm.
- SV tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu, chế tạo các máy sau thu hoạch (như máy sấy rất rẻ, máy sấy tĩnh, máy sấy - bảo quản, máy sấy tầng sôi,…); nghiên cứu chế tạo các máy chế biến (máy nghiền búa vạn năng, máy nghiền siêu mịn, máy trộn vít đứng, máy trộn siêu đều, máy sấy – rang, máy trộn vật liệu ẩm, hệ thống trộn tự động, hệ thống chế biến thức ăn gia súc, hệ thống nghiền hoàn chỉnh,…); nghiên cứu máy ấp trứng; các lò đốt chất thải …
- Các ngành học tương tự:

Cơ điện tử
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức về điện, điện tử, CNTT; có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các máy móc thiết bị. Ngoài các kiến thứ khoa học cơ bản về toán, lý, tin học; các kiến thức về cơ sở kỹ thuật trong cơ khí, điện, điện tử; kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tự động hóa, điều khiển, cảm biến, vi xử lý, sản xuất tự động, truyền thông... SV còn được trang bị kiến thức về ngoại ngữ, giao tiếp xã hội, quản lý xí nghiệp, kinh doanh.
- Ra trường, SV có khả năng thiết kế, chế tạo, cải tiến, vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị; xây dựng hệ thống phần cứng và phần mềm để điều khiển các máy móc thiết bị tự động và các phương tiện số khác. Kỷ sư cơ điện tử có thể công tác ở các nhà máy, xí nghiệp từ thô sơ đến hiện đại, kỹ thuật cao; các Viện nghiên cứu, các trường ĐH trong lĩnh vực Cơ khí hiện đại, kiều khiển và tự động hóa.
- Các ngành học tương tự: Kỹ thuật điện – điện tử…

Cơ kỹ thuật
- SV ngành này được đào tạo kỹ năng: + Mô hình toán học các vấn đề trong cơ học kỹ thuật. + Lập trình (viết các phần mềm) để giải các mô hình toán đã thiết lập. + Thiết kế, chế tạo các hệ thống cơ học điều khiển tự động, đo lường. + Thực hành nghiên cứu sáng tạo các vấn đề lý thuyết và thực nghiệm.
- SV tốt nghiệp có khả năng đảm trách các công việc liên quan đến cơ học: nghiên cứu lý thuyết: tính toán, mô phỏng; thiết kế, tối ưu hóa thiết kế, chế tạo các trang thiết bị tự động; nghiên cứu thực nghiệm: đo lường, chế tạo các thiết bị đo lường, chẩn đoán trạng thái làm việc của các hệ thống cơ học; lập trình, tin học hóa công việc tính toán, mô phỏng, thiết kế, tối ưu, chế tạo, đo lường...
- Các ngành học tương tự:

Cơ khí chế tạo
- Các chuyên ngành: + Kỹ thuật chế tạo: có kiến thức và kỹ năng về các lãnh vực kỹ thuật máy tính, điện, điện tử; thiết kế và gia công trên máy tính; kỹ thuật người máy; KH và công nghệ gia công các loại vật liệu kỹ thuật... + Cơ khí năng lượng: Đào tạo về: thiết bị nhiệt; thiết bị lạnh; năng lượng mới (năng lượng gió, năng lượng mặt trời) + Máy XD và nâng chuyển:
- SV tốt nghiệp có thể thiết kế, chế tạo, cải tiến các loại máy và thiết bị thông dụng như máy nâng - vận chuyển, thang máy, máy sản xuất VLXD, máy làm đất và các thiết bị cơ khí chuyên dùng trong xây dựng; lựa chọn, sử dụng và khai thác có hiệu quả các loại máy và thiết bị xây dựng đa dạng về chủng loại trong ngành; lập quy trình bảo dưỡng , sữa chữa các loại máy XD.
Kỹ sư ngành Cơ khí chế tạo máy có thể làm việc tại các cơ sở chế tạo, sửa chữa, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí: các nhà máy cơ khí SX chế tạo; công ty xây lắp máy, công ty XD, thủy lợi; các công ty chế tạo, lắp đặt thiết bị nâng chuyển và thang máy...
- Các ngành học tương tự: Chế tạo máy, Cơ khí chế tạo máy, Thiết kế máy…

Kỹ thuật nhiệt lạnh
- Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về toán, vật, lí, cơ điện, điện tử, điều khiển nhiệt động, truyền nhiệt, cơ học chất lỏng. Trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên môn về lạnh, điều hòa không khí, nhiệt điện, năng lượng mới... Kỹ sư ngành này có thể thiết kế các kho mát, kho lạnh, trạm lạnh, hệ thống thiết bị tăng ẩm, khí lạnh và hệ thống điều hoà không khí; thiết kế các thiết bị sấy, các lò hơi công nghiệp; thiết kế các tuabin hơi – tuabin khí; nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh –
- Ra trường có thể làm ở: các nhà máy công nghịêp nhẹ, công ty cơ địên lạnh, cao ốc văn phòng, công ty kinh doanh thiết bị lạnh, c ác kho lạnh bảo quản, chế b ến nông sản thực phẩm v.v…...
- Các ngành học tương tự: Công nghệ nhiệt lạnh, Kỹ thuật nhiệt - điện lạnh…

Kỹ thuật điều khiển
- Đào tạo kỹ sư nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kỹ thuật điều khiển cổ điển và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng kỹ thuật điều khiển dựa trên máy tính vào thực tế sản xuất, đời sống; có khả năng phân tích, thiết kế và xây dựng các hệ thống điều khiển tự động; có năng lực tham mưu, tư vấn, thẩm định và có khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực điều khiển tự động.

- Sau khi tốt nghiệp có thể làm cán bộ nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật điều khiển ở các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường ĐH, CĐ; giảng viên điện tử, kỹ thuật điều khiển ở các trường ĐH, CĐ, TCCN và dạy nghề; cán bộ quản lý và triển khai các dự án tự động ở các công ty, xí nghiệp sản xuất.
- Các ngành học tương tự: Điều khiển tự động

Kỹ thuật địa chất
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức về môi trường địa chất, phương pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản; địa chất thủy văn, địa chất công trình, các biện pháp xử lý nền móng cho công trình xây dựng. Các chuyên ngành đào tạo: địa chất dầu khí, công nghệ khoan và khai thác dầu khí, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản, địa kỹ thuật
- Tùy chuyên ngành, kỹ sư địa chất có thể làm việc tại các công ty khảo sát thiết kế phục vụ xây dựng, công ty khái thác nước ngầm, khai thác dầu khí, khoáng sản, liên đoàn địa chất, các trường viện, cơ quan quản lý liên quan đến ngành học.
- Các ngành học tương tự:

Kỹ thuật giao thông
- Đào tạo các kỹ sư có kiến thức và kỹ năng vững vàng về thiết kế, tính toán, tổ chức và điều hành tốt các hệ thống sản suất và khai thác ôtô - máy động lực - tàu thủy - máy bay: chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, sửa chữa, khai thác, chế tạo phụ tùng, quản lý và đánh giá, kiểm định chất lượng các loại ôtô, tàu thủy, máy bay, máy động lực và các phương tiện, thiết bị cơ giới gần với các loại trên.
- Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các nhà máy chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, đóng mới các loại thiết bị cơ giới gần với các loại trên; các nhà máy, xí nghiệp, các xưởng chế tạo phụ tùng hay thiết bị thay thế. Ngoài ra, có thể công tác trong các cơ quan quản lý, điều hành, khai thác, đáng giá kiểm định chất lượng phương tiện cơ giới; các đơn vị vận tải thủy bộ, các bến bãi, cảng, sân bay, các hãng hàng không hoặc các cơ quan nghiên cứu khoa học và đào tạo.
- Các ngành học tương tự: Cơ khí giao thông…

Kỹ thuật hệ thống công nghiệp
- Đào tạo kỹ sư có khả năng cải tiến thiết kế mới và điều hành và bảo trì các hệ thống công nghiệp trong sản xuất và dịch vụ, bố trí mặt bằng sản xuất, dự báo và hoạch định sản xuất, điều độ sản xuất, quản lý vật tư, quản lý dự án, kiểm soát và quản lý chất lượng, nghiên cứu - tổ chức lao động.
- Kỹ sư ngành này có thể công tác ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, công ty thương mại, các công ty xây dựng, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng...
- Các ngành học tương tự:

Điện công nghiệp
- SV ngành này được trang bị các kiến thức và kỹ năng có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách như thiết kế, triển khai, xây dựng, điều hành, bảo trì… các thiết bị ngành điện và các lĩnh vực công nghiệp khác có liên quan như: tự động hoá công nghiệp, phát dẫn điện, cung cấp điện, điện tử công nghiệp, truyền thông, sản xuất và sửa chữa thiết bị điện.
- Kỹ sư ngành Điện khí hoá và Cung cấp điện có thể đảm nhiệm các công việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các công ty điện lực, các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở và trung tâm dạy nghề ngành kỹ thuật điện.
- Các ngành học tương tự: Kỹ thuật điện, Điện công nghiệp và dân dụng…

Điện tử - viễn thông
Đào tạo các cử nhân khoa học Điện tử - viễn thông có kiến thức cơ bản về toán, vật lý, điện tử, máy tính và lập trình, có kiến thức chuyên môn đủ sâu và mang tính nghề nghiệp khá rõ rệt. Ngành Điện tử - viễn thông gồm 3 chuyên ngành. Các chuyên ngành này xuất phát từ 3 hướng chuyên sâu hiện tại của bộ môn: - Vi điện tử và Điện tử nano (Microelectronics & Nanoelectronics): - Máy tính và Mạng: - Viễn thông chuyên về truyền thông dữ liệu (Internet, truyền thông tốc độ cao, mạng không dây...) và truyền thông di động (đặc biệt là hệ thống điện thoại di động, truyền thông đa truy nhập).
SV tốt nghiệp Cử nhân khoa học Điện tử - viễn thông có khả năng tham gia các công việc như thiết kế, quy hoạch, nghiên cứu và phát triển, quản lý công nghệ và dịch vụ, giảng dạy... tại các cơ quan, công ty, trường, viện ở các lĩnh vực điện tử, máy tính, tin học, viễn thông.
- Các ngành học tương tự: Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông

Điện - Điện tử
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức và năng lực có thể đảm nhận vị trí chuyên trách trong công nghệ điện - điện tử như thiết kế, vận hành, bảo trì các trang thiết bị trong các lãnh vực khác nhau như: điện tử công nghiệp, dân dụng, viễn thông, vận hành và sửa chữa thiết bị điện.
- Kỹ sư ngành Điện - địện tử có thể làm việc tại các công ty điện lực, nhà máy sản xuất, phân phối và tiêu thụ điện, các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, nghiên cứu về qui hoạch mạng điện, thiết bị sử dụng điện - điện tử viễn thông, các nhà máy sản xuất công nghiệp tự động hóa cao; các phòng thí nghiệm, cơ sở kinh doanh, cơ quan nghiên cứu về tự động hóa công nghiệp, các công ty ngành điện tử, bưu chính viễn thông, các khu công nghiệp...
- Các ngàh học tương tự: Kỹ thuật điện - điện tử

Công nghệ Điện tự động
-
Đào tạo những người có thể đảm nhận vị trí người chuyên trách trong trách nhiệm về điện như thiết kế, triển khai xây dựng, điều hành, bảo trì… trong các lĩnh vực tự động hóa xí nghiệp như: tự động hóa quá trình sản xuất, tự động hóa các máy công cụ, thu thập dữ liệu và giám sát các hệ thống sản xuất công nghiệp (SCADA), robot...; có khả năng giao tiếp và làm việc có hiệu quả theo nhóm.
- Sau khi tốt nghiệp, những kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc tại các xí nghiệp công nghiệp, các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở và trung tâm dạy nghề.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#3
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Khoa học Công nghệ

Công nghệ thực phẩm - Trong quá trình học tập, sinh viên được học các môn chuyên ngành như: Công nghệ chế biến rau quả; Công nghệ sản xuất dầu mỡ; Công nghệ vi sinh thực phẩm; Công nghệ chế biến đồ uống; Công nghệ chế biến thịt cá, trứng, sữa; Công nghệ sản xuất bánh kẹo; Công nghệ chế biến thức ăn công cộng...
- Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, quản lý chất lượng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm... Ngành này đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng sản phẩm thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu.
- Các ngành học tương tự: Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, Chế biến nông sản thực phẩm

Công nghệ sinh học
-
Là một tập hợp các ngành khoa học và công nghệ (sinh học: sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học và công nghệ học) nhằm tạo ra các qui trình công nghệ khai thác ở qui mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động vật và thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô - công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin - sinh học. Tùy trường, danh hiệu tốt nghiệp ngành CNSH có thể là kỹ sư hoặc cử nhân. Kỹ sư ngành CNSH được trang bị những kiến thức cơ bản về sinh học và kiến thức sâu về kỹ thuật công nghiệp, có khả năng vận hành sản xuất, chọn lọc và phát triển CNSH theo qui mô công nghiệp. Cử nhân ngành CNSH được trang bị những kiến thức chuyên sâu về sinh học, chú trọng các qui luật sinh học và các kỹ năng có thể được khai thác để tạo ra công nghệ và sản phẩm trực tiếp phục vụ cuộc sống, chú trọng tính liên ngành, đặc biệt trang bị các kiến thức và kỹ năng về sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền, kỹ thuật tế bào, kỹ thuật lên men, công nghệ enzym...
- Kỹ sư/cử nhân ngành CNSH có thể làm việc ở các lĩnh vực: y dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); nông – lâm – ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)…

Công nghệ hóa học
- Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học và hóa sinh được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm. Cụ thể, SV có khả năng sử dụng các thiết bị, điều khiển các thông số quá trình của thiết bị cũng như nhà máy liên quan đến công nghiệp hóa học, thực phẩm, dược phẩm. Có khả năng thiết kế và quản lý các quá trình, thiết bị hay nhà máy để có thể sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế và an toàn.
- Tốt nghiệp ngành này có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghiệp như thuỷ tinh, đồ gốm, kim loại, hóa chất, nhựa. Trong lĩnh vực thực phẩm, nghiên cứu các kỹ thuật thiết kế, hoạt động và kiểm soát quá trình của các phản ứng sinh học như sự lên men hay dưới sự xúc tác của enzyme liên quan đến công nghệ hóa sinh; nghiên cứu áp dụng các công nghệ hóa học và hóa sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới các công nghệ sản xuất sạch hơn.
- Các ngành học tương tự: Công nghệ hóa thực phẩm

Công nghệ môi trường
- Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành các lãnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công–nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.
- Sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các viện, trường, các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thóat nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia trong các chương trình, đề án về môi trường.
- Các ngàh học tương tự: Kỹ thuật môi trường

Chế biến thủy sản
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành ở lĩnh vực chế biến thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kỹ sư chế biến thủy sản nắm vững qui trình công nghệ chế biến từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng Hướng nghiên cứu của ngành học này: ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm thủy sản. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu nguyên vật liệu mới dùng trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm thịt, thủy hải sản.
- Kỹ sư chế biến thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại,… các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN & PTNT, Sở thủy sản, công ty nuôi thủy sản,…)

Công nghệ sau thu hoạch
- Sinh viên được trang bị các kiến thức lý thuyết và thực hành các khâu kiểm tra, bào quản và chế biến nông hải sản thực phẩm đạt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đào tạo những kỹ sư nắm vững lý thuyết và thực hành các khâu giám định và kiểm tra chất lượng nông hải sản thực phẩm sau thu hoạch, bảo quản tồn trữ lâu bền, chống thất thoát và chế biến làm đa dạng hoá sản phẩm…
- Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng để làm việc tại các cơ sở sau: các công ty xí nghiệp chế biến lương thực và thực phẩm (LTTP); các công ty và trạm, cửa khẩu kiểm tra xuất nhập khẩu LTTP, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, các kho, tổng kho bảo quản LTTP; các phòng kiểm nghiệm phân tích vi sinh, độc tố LTTP của các Viện nghiên cứu, các công ty trạm trại có liên quan; các Sở Nông nghiệp, Công nghiêp, các cơ sở bảo quản và chế biến nông hải sản, thực phẩm.

Bảo quản chế biến nông sản & vi sinh thực phẩm
- Ngoài kiến thức và kỹ năng chung về bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, chuyên ngành cung cấp cho người học hiểu biết về ảnh hưởng bất lợi và ứng dụng của vi sinh vật trong lĩnh vực chế biến và bảo quản cũng như những kỹ thuật để kiểm sóat và kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm nhằm bảo đảm an tòan vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Kỹ sư tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm hoặc công tác tại các Viện hay các trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng, về vi sinh thực phẩm, các trung tâm tư vấn về sức khỏe công đồng …hoặc tham gia trong công tác kiểm tra thẩm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Công nghệ vật liệu
- Ngoài khối kiến thức đại cương. SV ngành này được trang bị kiến thức về nhiệt học, lưu chất, sức bền, kỹ thuật nhiệt, cấu trúc và tính chất vật liệu, phương pháp chế tạo gia công và ứng dụng những vật liệu cụ thể. Ngành công nghệ vật liệu có các chuyên ngành: vật liệu kim loại – hợp kim, vật liệu Silicat, vật liệu Polymer. Kỹ sư ngành công nghệ vật liệu có thể nghiên cứu cải tiến và chuyển giao công nghệ, vận hành dây chuyển sản xuất, thiết kế, gia công chế tạo và ứng dụng các sản phẩm trên nhiều loại vật liệu khác nhau.
- Kỹ sư ngành Công nghệ vật liệu có thể làm việc ở các cơ sở sản xuất vật liệu kim loại (luyện cán thép, luyện kim màu, gia công chế biến nhôm…), vật liệu silicate (xi măng, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất) và vật liệu polymer (gia công chế biến nhựa, cao su, sơn, composite…), các công ty xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, kinh doanh vật liệu hoặc có thể công tác tại các trường, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý kiểm định chất lượng nguyên vật liệu.
- Các ngành học tương tự: Khoa học vật liệu, Khoa học và công nghệ vật liệu

Công nghệ tự động
- Ngành công nghệ tự động đào tạo các kiến thức và kỹ năng ứng dụng các nguyên lý kỹ thuật để thiết kế quy trình công nghệ, tổ chức, quản lý quá trình gia công tự động trong công nghiệp (CIM/CAD/CAM/CNC). SV tốt nghiệp ngành này có khả năng vận hành sản xuất và xử lý sự cố các thiết bị và hệ thống tự động trong các xí nghiệp sản xuất, trung tâm điều hành, dịch vụ, kinh doanh, thiết bị sản xuất tự động. Đồng thời, kỹ sư công nghệ tự động có khả năng cải tiến và cập nhật hóa công nghệ tự động và biết sáng tạo ra việc làm cho cá nhân và tập thể.
- Kỹ sư ngành Công nghệ tự động có thể tìm việc làm tại các cơ sở sản xuất dịch vụ, kinh doanh, đào tạo và nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực công nghệ điều khiển tự động…

Công nghệ dệt may
- Chương trình đào tạo ngành này cung cấp các kiến thức chuyên môn cần thiết trong lĩnh vực dệt may trên cơ sở liên ngành bao gồm cơ khí, hóa học và quản lý công nghiệp. Một số môn học chuyên ngành như: vật liệu dệt, kỹ thuật chế biến sợi hóa học, công nghệ và thiết bị kéo sợi, công nghệ và thiết bị dệt thoi, công nghệ và thiết bị dệt kim, công nghệ và thiết bị nhuộm và hoàn tất vải, công nghệ và thiết bị may và thiết kế thời trang…
- SV tốt nghiệp có khả năng thiết kế mặt hàng sản xuất điều hành tốt dây chuyền thiết bị công nghệ của nhà máy; tổ chức quản lý tốt công tác bảo trì thiết bị; nghiên cứu khai thác công nghệ mới, mặt hàng mới của ngành Dệt may…
- Các ngành học tương tự:

Công nghệ giấy và bột giấy
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy; các quá trình công nghệ sản xuất giấy các loại; các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hóa học trong việc sản xuất giấy - bột giấy.
- Kỹ sư ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất giấy - bột giấy; các cơ sở bảo quản nguyên liệu và sơ chế giấy, các công ty, xí nghiệp nguyên liệu giấy, các xí nghiệp sản xuất ván sợi, các Viện hoặc Trung tâm Nghiên cứu chuyên ngành giấy, sợi, bột giấy, …

Công nghệ thông tin
- Trang bị các kiến thức về Công nghệ thông tin (CNTT) nói chung và kỹ thuật máy tính nói riêng. Trong quá trình học tập sinh viên được đào tạo khá toàn diện về lý thuyết lẫn thực hành. SV có thể chọn một trong các hướng chuyên môn chính: kỹ thuật máy tính, hệ thống thống tin quản lý, kỹ thuật hệ thống, phần mềm ứng dụng, công nghệ phần mềm và lập trình mạng
- Khi ra trường, các kỹ sư có khả năng thiết kế và phát triển các hệ thống máy tính cả về phần cứng lẫn phần mềm, chế tạo các sản phẩm phần mềm, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống truyền thông, hệ thống điều khiển... Kỹ sư ngành CNTT có thể làm việc tại các công ty thuộc lĩnh vực phần mềm, các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến CNTT.
- Các ngành học tương tự: Khoa học máy tính, Tin học
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#4
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp

Nông học - Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp. Sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...
- Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…
- Các ngành học tương tự: Kỹ thuật nông nghiệp
Trồng trọt- Đào tạo kỹ sư nông nghiệp có kiến thức chuyên sâu về ngành Trồng trọt (khoa học cây trồng), đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có kỹ năng nghiệp vụ giải quyết các vấn đề sản xuất trong ngành trồng trọt (kỹ thuật canh tác, giống, sâu bệnh…)...
- Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, trung tâm khuyến nông, chi cục Bảo vệ thực vật; các viện nghiên cứu: Viện Lúa, Viện Cây ăn quả, các trường đai học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; các công ty sản xuất kinh doanh nông dược, phân bón, giống cây trồng.

Bảo vệ thực vật
- Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
- SV ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…

Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên
- Mục tiêu của ngành học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.
- Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển ngành nghề tại cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v. .

Chăn nuôi
- Đào tạo khả năng: tổ chức SX, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào SX, hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm; khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm,trâu bò sữa,…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.
- Sau khi tốt nghiệp, có thể công tác tại các cơ quan TW(như Viện Chăn nuôi,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo
Các ngành học tương tự: Chăn nuôi và Thú y

Phát triển nông thôn và khuyến nông
- Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình phát triển, các chương trình khuyến nông với mục đích nâng cao đời sống ở nông thôn, giảm bớt cách biệt giàu nghèo trong các tầng lớp cư dân. SV tốt nghiệp có khả năng: đánh giá phân tích những khó khăn về kỹ thuật, kinh tế xã hội mà người dân ở nông thôn đang gặp phải.
- Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông lâm ngư nghiệp.

Lâm nghiệp
- Đào tạo kỹ sư có hiểu biết, kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 chuyên ngành: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).
- Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

Chế biến lâm sản- Ngành Chế biến lâm sản trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bảndành cho ngành là: Sức bền vật liệu – Cơ học – Nhiệt kỹ thuật – Điện kỹ thuật – Hình họa và Vẽ kỹ thuật – Cơ lưu chất – Lâm nghiệp – Khoa học gỗ… đồng thời còn cung cấp các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Nguyên lý cắt gọt – Keo dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản – Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp – Lâm luật và dán gỗ - Kinh tế chế biến lâm sản – Bảo quản gỗ - Sấy gỗ - Bảo vệ môi trường công nghiệp – Lâm luật và Chính sách lâm nghiệp – Sử dụng máy chế biến – Công nghệ xẻ - Hóa chất phủ - Công nghệ ván nhân tạo – Khai thác lâm sản – Công nghệ sợi giấy – Lâm sản ngoài gỗ … để khi ra trường sinh viên có được khả năng làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản…
- Sinh viên học ngành Chế biến lâm sản khi tốt nghiệp có thể làm việc tại: Viện Điều tra quy hoạch rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam; Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản, Trung tâm Môi trường và Lâm sinh nhiệt đới…; TCT Lâm nghiệp Việt Nam, TCT Giấy Việt Nam… và các công ty, đơn vị thành viên trên toàn quốc: Cty Lâm sản, Cty Chế biến lâm sản xuất khẩu, Cty Lâm đặc sản xuất khẩu, CTy Thương mại lâm sản, Cty Xuất khẩu lâm sản mỹ nghệ….; Giảng dạy ở các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Chế biến Lâm sản.


Quản lý tài nguyên rừng
- Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng. Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế - xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau. Sinh viên có được kỹ năng tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

Nuôi trồng thủy sản
- Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, …
- Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.

Ngư y
- Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Sinh viên có thể chọn lựa một trong các chuyên ngành: Nuôi trồng hoặc Bệnh học Thủy sản. Hướng về bệnh học thủy sản (ngư y) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh (phân lập, định danh, phân loại...); khảo sát các biến đổi bệnh lý lâm sàng; nghiên cứu về dịch tể học thủy sản và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên động vật thủy sản; xây dựng các pháp luật liên quan đến kiểm soát bệnh học thủy sản, kiểm nghiệm các sản phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy sản v.v.
- Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố.
- Các ngành học tương tự: Bệnh học thủy sản
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#5
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Kiến trúc – Xây dựng

Xây dựng cầu đường
- Đào tạo kỹ sư chuyên ngành xây dựng cầu và đường, có khả năng thiết kế, thẩm định, thi công và quản lý thi công các công trình giao thông như: cầu, đường, cống qua đường...; quy hoạch và quản lý mạng giao thông ở vùng ĐBSCL. Có khả năng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, các tiêu chuẩn kỹ thuật về thiết kế, thi công và nghiệm thu của nhiều quốc gia khác đang được sử dụng tại các công trình ở Việt Nam; có kiến thức chuyên ngành rộng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sẵn sàng phục vụ đất nước, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Sau khi tốt nghiệp làm việc tại các Sở Giao thông, Xây dựng, Tài nguyên - Môi trường, Kế hoạch - Đầu tư... Các phòng, ban chuyên môn trong quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên; các công ty công trình giao thông, công ty tư vấn và thiết kế giao thông, các ban Quản lý công trình; các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; các chương trình dự án xây dựng, đầu tư và phát triển; các viện nghiên cứu, trường ĐH có ngành này...

Kiến trúc công trình
- Sinh viên ngành Kiến trúc công trình được trang bị những kiến thức chung dành chó khối Khoa học cơ bản : Xác suất thống kê – Hình học hoạ hình - Địa lý kinh tế ... và được chọn 1 trong số môn học như cung cấp các kiến thức cơ bản về Kiến trúc công trình :Cơ sở thiết kế kiến trúc (kiến trúc nhập môn – Mỹ thuật (Hội hoạ)... mà còn được đào tạo những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành :Vật liệu trang trí – Trang thiết bị công trình - kết cấu công trình - Trắc địa bản đồ - Kỹ thuật điện – Cây xanh môi trường – Vật lý kiến trúc – kinh tế xây dựng - Luật xây dựng ...ngoài ra còn được học nhiều môn học lựa chọn khác để bổ trợ kiến thức cho Chuyên ngành : Vật liêu trang trí – Trang thiết bị công trình - Kết cấu công trình - Xử lí nền móng – Vật lý môi trường – Điêu khắc – Kiến trúc công – Quy hoạch công viên – Nhà ở - Nhà công cộng - Nội thất và trang thiết bị - Cảnh quan kiến trúc và giữ gìn môi trường thiên nhiên - Bảo tồn trùng tu môi trường kiến trúc - Thiết kế nhanh ...
- Sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành kiến trúc công trình có khả năng thiết kế kiến trúc các thể loại công trình công cộng , công nghiệp và nhà ở ... Có thể làm việc ở các phòng thiết kế các công ty xây dựng, các trung tâm tư vấn xây dựng, công ty giám định công trình. Ngoài ra, kiến trúc sư công trình còn có thể làm việc ở một số cơ quan nhà nước: sở tài nguyên môi trường, ban quản lý các dự án công trình công nghiệp.


Quy hoạch đô thị
- Chương trình đào tạo ngành Quy hoạch đô thị bao gồm những kiến thức chung thuộc khối khoa học cơ bản cùng với các kiến thức cơ bản về cơ sở thiết kế kiến trúc , về kỹ thuật và mỹ thuật cũng giống như ngành kiến trúc công trình ...bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Trắc địa bản đồ - Vật lý kiến trúc - Luật xây dựng đô thị - Quy hoạch mạng lưới đường – Quy hoạch mạng lưới điện và thông tin – Kinh tế và chính sách phát triển đô thị - Quản lý và khai thác đô thị ...Ngoài sinh viên cũng sẽ được lựa chọn rất nhiều môn học nhằm bổ trợ kiến thức chuyên ngành : Xử lý chất thải đô thị - Lịch sử đô thị - Quy hoạch cảnh quan và cây xanh - Bảo tồn trùng tu công trình kiến trúc – Công trình công cộng phục vụ đô thị - Lý luận phê bình kiến trúc - Thiết kế nhanh – Kiến trúc hiện đại nước ngoài... Để khi ra trường sinh viên có thể tìm ra phương án tối ưu cho sự phát triển đô thị hài hoà , hợp lý và bền vững mục đích phục vụ cho dân cư đô thị 1 điều kiện sống ngày càng hoàn thiện hơn .
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kiến trúc công trình và ngành Quy hoạch đô thị có thể làm việc tại:Viện nghiên cứu kiến trúc , Viện quy hoạch đô thị nông thôn , Viện chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng ,TT công nghệ xây dựng ,TT tư vấn thiết kế và xây dựng ...,Các Vụ :Vụ kiến trúc quy hoạch xây dựng ,Vụ khảo sát thiết kế xây dựng; Các T.Cty xây dựng , đầu tư phát triển nhà và đô thị, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; Các phòng chức năng :Kiến trúc quy hoạch , nghiên cứu quy hoạch kiến trúc ,kinh tế xây dựng , quản lý dự án ...tại các Sở : Sở quy hoạch kiến trúc , Sở xây dựng ...trực thuộc 64 tỉnh và thành phố trên cả nước ; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành kiến trúc công trình và ngành quy hoạch đô thị.

Xây dựng dân dụng & công nghiệp
- Đào tạo các kiến thức liên quan đến sức bền vật liệu, trắc địa, kiến trúc, địa chất công trình, vật liệu xây dựng, nến móng cơ học, thủy lực, kết cấu bê tông cốt thép, cấp thoát nước, thủ văn công trình, kỹ thuật tổ chức thi công, quy hoạch đô thị.
- Tốt nghiệp ngành này được cấp bằng kỹ sư xây dựng có thể làm công tác kỹ thuật điều khiển thi công các công trình nhà ở, các công trình nhà máy công nghiệp... Vị trí công việc đúng chuyên môn của ngành này là các công ty thi công, thầu xây dựng nhà ở; phòng, sở xây dựng; các công ty tư vấn, thẩm định xây dựng...
- Các ngàh học tương tự: Xây dựng, Xây dựng công nghiệp

Kỹ thuật hạ tầng đô thị
- Chương trình đào tạo gồm các chuyên ngành: cấp thoát nước, cấp điện, giao thông, san nền tiêu thủy, môi trường. SV tốt nghiệp ngành này được cấp bằng kỹ sư có kiến thức về qui hoạch thiết kế kỹ thuật đô thị, quản lý phát triển đô thị.
- Sau khi tốt nghiệp, có thể làm công tác thiết kế kỹ thuật ở các công ty cấp thoát nước, công ty quản lý mạng lưới điện, các công ty công trình giao thông đô thị; chuyên viên kỹ thậut các cơ quan quản lý nhà nước, sở giao thông công chính, phòng quản lý đô thị các quận huyện, sở Khoa học - Công nghệ & Môi trường, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng qui hoạch đô thị...
- Các ngành học tương tự: Cấp thoát nước, Cấp thoát nước và môi trường

Vật liệu và cấu kiện xây dựng
- Đào tạo các kỹ sư có kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực: ứng dụng vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kết và thi công công trình xây dụng dân dụng và công nghiệp, cầu đường, thủy lợi và công trình cảng.
- Làm việc trong các lĩnh vực: Kiểm tra chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, chất lượng các công trình xây dựng; tham gia các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết kế tổ chức dây chuyền sản xuất, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng; nghiên cứu các công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng.
Xây dựng công trình thủy
- Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về ngành Xây dựng. Bên cạnh đó sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Quy hoạch đô thị - Thủy văn – Hải văn công trình – Quy hoạch cảng – Xưởng đóng tầu – Thi công cảng, đường thủy – Công trình cảng – Đường thủy nội địa – Công trình thủy lợi – chỉnh trị cửa sông ven biển – Kinh tế xây dựng… Đồng thời, SV ngành này cũng được trang bị khả năng nghiên cứu áp dụng các phương tiện hiện đại trong thiết kế, thi công công trình thủy và thềm lục địa.
Kỹ sư xây dựng công trình thủy có thể lập luận chứng kinh tế - kỹ thuật khi lập phương án khảo sát, thiết kế một công trình; thiết kế quy hoạch, khảo sát, thiết kế kỹ thuật, tổ chức thi công, khai thác và quản lý các công trình như bến cảng, cầu tàu, triền tàu, đà tàu, các công trình chỉnh trị sông, công trình biển, công trình bảo vệ bờ và hải đảo; lập dự án đầu tư xây dựng một cụm cảng, nhà máy đóng tàu và một mạng lưới giao thông đường thủy.
- Kỹ sư ngành Xây dựng công trình thủy có thể công tác tại:Viện Khoa học công nghệ GTVT, Viện Chuyên ngành kết cấu công trình xây dựng, Viện Chuyên ngành bê tông; Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ xây dựng công trình GTVT…; Cục Quản lý xây dựng công trình giao thông, Cục Đường sông Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam; Các công ty, tổng công ty Xây dựng công trình giao thông, Tư vấn thiết kế GTVT, Cty Tư vấn xây dựng đường thủy, Cty Tư vấn xây dựng cảng đường thủy, Cty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Cty Tư vấn xây dựng công trình hàng hải, các Cty Tư vấn thiết kế cầu – đường – cảng trên toàn quốc…; Các phòng chức năng: Quản lý giao thông thủy, Xây dựng cơ bản, Thiết kế cơ sở… tại các Sở: Sở GTVT, Sở Giao thông công chính, Sở Xây dựng… ở 64 tỉnh, thành phố trên cả nước; Giảng dạy, nghiên cứu tại các Trường ĐH, CĐ, THCN, các cơ sở đào tạo cán bộ và công nhân xây dựng có ngành Xây dựng cảng – đường thủy.
- Ngành học tương tự: Xây dựng Cảng – Đường thủy

Mỹ thuật công nghiệp - Sinh viên ngành mỹ thuật công nghiệp được học những kiến thức chung dành cho khối khoa học cơ bản cùng với các kiến thức cơ bản về ngành mỹ thuật công nghiệp :Trang trí – Điêu khắc – Hình hoạ - Nghệ thuật ảnh – Kỹ thuật ấn loát – Tin học ứng dụng ...và một số môn lựa chọn : Kiến trúc dân dụng – Kỹ thuật điện dân dụng – Cây xanh môi trường ...thì còn được trang bị khối kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành :Thiết kế đồ hoạ (TKĐH) - Thiết kế đo đạc nội thất - Khối cơ bản , khối ảo - Biến thể và hướng , khối động – thiết kế mô hình - thiết kế tạo khối - Xử lý chất liệu ... Để từ đó tuỳ theo từng chuyên ngành sinh viên sẽ được đào tạo thiết kế đồ án theo chuyên ngành riêng : + Chuyên ngành Thiết kế đồ hoạ, + Chuyên ngành thiết kế nội thất, Chuyên ngành thiết kế tạo dáng.
Khi tốt nghiệp sinh viên ngành Mỹ thuật công nghiệp có khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm công nghiệp , các mô hình nội ngoại thất...tại các Cty , các nhà máy sản xuất thiết bị nội thất , vật liệu xây dựng .
- Sinh viên ngành Mỹ thuật công nghiệp sau khi ra trường có thể công tác tại : Viện Nghiên cứu kiến trúc , TT Tư vấn thiết kế và xây dựng ,TT Công nghệ xây dựng, Các Cty tư vấn thiết kế trong lĩnh vực xây dựng nhà , quy hoạch đô thị, các Cty quảng cáo và mỹ thuật, các phòng thiết kế mẫu mã sản phẩm các công ty, các nhà máy sản xuất thiết bị nội thất, vật liệu xâydựng, làm chuyên viên tư vấn ở các trung tâm tư vấn mẫu mã công nghiệp.+ Các phòng chức năng :Nghiên cứu quy hoạch – Kiến trúc, Quản lý kiến trúc , Quản lý quy hoạch ...tại các Sở : Sở quy hoạch kiến trúc , Sở xây dựng ... ở các tỉnh và thành phố trong cả nước. + Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Mỹ thuật công nghiệp

Quản lý đất đai
- Kỹ sư quản lý đất đai có thể nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng mô hình định giá đất; thiết lập bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, phát triển nông thôn và đô thị; nghiên cứu một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu và xử lý thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ số.
- Kỹ sư ngành quản lý đất đai có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm kinh doanh địa ốc, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị..., hay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có ngành đào tạo liên quan
- Các ngành học tương tự: Địa chính
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#6
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Khoa học tự nhiên - Kỹ thuật – Công nghệ
Nhóm ngành Giao thông vận tải

Điều khiển tàu biển
- Đào tạo cán bộ điều khiểu tàu viễn dương có lý thuyết tay nghề của một sĩ quan (bước đầu là thuyền phó 3 điều khiển tàu viễn dương). Ngành này đào tạo các kiến thức về toán hàng hải, thủy nông - thông hiệu, an toàn lao động hàng hải, hải văn, địa văn, thiên văn hàng hải, kết cấu tàu, xếp dỡ bảo quản hàng hóa, luật hàng hải, điều động tàu, thiết bị điện tử hàng hải…
- Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong lĩnh vực hàng hải, các công ty chế tạo tàu thủy, công ty vận tải đường thủy, công ty tư vấn thiết kế công trình thủy…

Khai thác máy tàu thủy
- Trang bị những kiến thức về tính toán, tổ chức và điều hành hệ thống sản xuất ôtô, tàu thủy, máy bay, máy động lực; sửa chữa, lắp ráp, bảo dưỡng, chế tạo phụ tùng, quản lý, đánh giá kiểm định chất lượng các loại ôtô, tàu thủy, máy động lực, tàu hỏa, tàu cao tốc…
- Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở các công ty sản xuất, sửa chữa ôtô, tàu thủy, các nhà máy sản xuất động cơ… hoặc làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở các trường, viện.

Thiết kế thân tàu thủy
- Đào tạo kỹ sư có khả năng lập luận chứng kinh tế kỹ thuật khi lập phương án thiết kế tàu - công trình nổi; biết thiết kế các loại tàu vận tải, tàu công trình và các công trình nổi ở biển; lập quy trình công nghệ đóng mới và sửa chữa, biết cách tính dự trù nguyên, nhiên liệu, nhân công và giá thành đóng mới, sửa chữa và áp dụng các phương pháp hiện đại trong thiết kế, đóng mới tàu thủy và công trình nổi.
- Sinh viên ra trường có thể công tác tại các nhà máy đóng tàu, ở các công ty thiết kế tàu, các cơ quan giám định và đăng kiểm, kho chứa dầu ở biển, công trình khai thác đáy biển và đại dương như trục vớt; các phòng khoa học - công nghệ của các công ty khai thác tàu - công trình nổi…

Cơ giới hóa xếp dỡ
- Ngành Cơ giới hóa xếp dỡ cảng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nói trên. Kỹ sư tốt nghiệp ngành này sẽ nắm vững chuyên môn về các nghiệp vụ quản lý, tổ chức, khai thác các phương tiện xếp dỡ; các nguyên lý cơ bản về cấu tạo, hoạt động, tính năng kỹ thuật của các máy xếp dỡ để có thể khai thác, sửa chữa, thiết kế mới và thiết kế cải tiến theo các yêu cầu trong thực tế sản xuất.
- Sau khi ra trường, kỹ sư tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các cảng biển, nhà máy đóng và sửa chữa tàu thủy, các dàn khoan dầu khí, các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Bảo đảm an toàn hàng hải
- Đào tạo kỹ có khả năng quy hoạch, khảo sát, thiết kế, tổ chức thi công các công trình cải tạo đường sông, phao tiêu báo hiệu luồng lạch; quản lý khai thác và duy tu các tuyến giao thông đường thủy, công trình bảo vệ bờ, phao tiêu báo hiệu luồng, công trình chống sa bồi, chắn sóng, thanh thải chướng ngại vật... Ngoài ra kỹ sư ngành này có khả năng lập dự án đầu tư mạng lưới giao thông đường thủy và các công trình bảo đảm an toàn đường thủy.
- SV tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng công trình thủy, các công ty tư vấn, các cơ quan quản lý, đào tạo và các Viện nghiên cứu...

Vận tải đường sắt
- Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về công nghệ vận tải, các kiến thức về tổ chức, điều hành công tác khai thác vận tải của ngành đường sắt, trên cơ sở đó đi sâu vào các phương pháp nghiên cứu công nghệ vận tải và phát triển ngành đường sắt.
- Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư Vận tải đường sắt có thể làm công tác nghiên cứu những vấn đề có tính chất vĩ mô của ngành đường sắt như lập dự án đầu tư, chiến lược phát triển giao thông vận tải v.v... ở các Cục, Viện, các Trung tâm nghiên cứu khoa học vận tải của Bộ Giao thông vận tải và của Nhà nước; tham gia trực tiếp vào công tác chỉ huy điều hành công tác vận tải, như ở các bộ phận điều độ chỉ huy chạy tàu trên các tuyến và các ga lớn...
Vận tải đường bộ và thành phố- Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản, cơ sở và chuyên môn về các lĩnh vực tổ chức khai thác và quản lý giao thông vận tải đô thị. Ngoài ra SV được trang bị những nghiệp vụ của công nghệ hiện đại như: tự động hóa thiết kế mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng; tổ chức điều hành mạng lưới giao thông đô thị, tự động hóa quản lý...
- Sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các cơ quan quản lý nghiệp vụ, quản lý Nhà nước về giao thông vận tải đô thị; các viện hoặc các trường đào tạo về giao thông vận tải; các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và khai thác cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; các cơ quan tư vấn về lĩnh vực giao thông vận tải đô thi.

Vận tải đa phương thức- Trong quá trình học tập, Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về chuyên môn về khai thác kỹ thuật và kinh tế vận tải. Trên cơ sở đó để đi sâu nghiên cứu các môn học và kỹ năng về tổ chức quản lý vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế.
- Sau khi tốt nghiệp có thể làm tại các bộ phận quản lý vận tải trong cơ quan quản lý Nhà nước, các ban quản lý dự án phát triển giao thông vận tải; các viện, trường ĐH, CĐ ngành giao thông vận tải; các doanh nghiệp về vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế; các đơn vị làm công tác tư vấn về lĩnh vực vận tải, giao nhận, xuất nhập khẩu, hải quan, bảo hiểm... có liên quan đến các loại hình vận tải.

Trang thiết bị mặt đất hàng không
- Thời gian đào tạo là 5 năm, trong đó một năm đầu SV được trang bị kiến thức chung về giáo dục đại cương, trong hai năm rưỡi kế tiếp SV được học các môn cơ sở chung của ngành cơ khí chuyên dùng. Trong năm rưỡi cuối của khóa học, SV được trang bị các môn học riêng biệt thuộc các chuyên ngành nêu trên, trong đó có 15 tuần làm và bảo vệ đồ án tốt nghiệp. Trong thời gian học, SV được đi thực tập các môn chung của ngành cơ khí, thực tập tìm hiểu về cấu tạo các loại máy xây dựng - xếp dỡ và thực tập về sửa chữa, tổ chức khai thác - sử dụng máy và thực tập tốt nghiệp.
- Sau khi ra trường các kỹ sư có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, các nhà máy cơ khí chế tạo và sửa chữa máy xây dựng - xếp dỡ, các công ty xây dựng, các công trình giao thông, các công ty thi công cơ giới - xây lắp, các cảng biển, cảng sông, nhà ga và cảng hàng không, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng, tại các đơn vị làm về công tác xuất - nhập khẩu máy hoặc làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Đầu máy – Toa xe
- Chuyên ngành Đầu máy đào tạo kỹ sư phục vụ cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng, khai thác kỹ thuật, vận dụng đầu máy, làm công tác nghiên cứu thiết kế chế tạo các bộ phận, tổng thành, các chi tiết của đầu máy, làm công tác giảng dạy trong trường ĐH, CĐ hoặc trung cấp đường sắt. Chuyên ngành Toa xe đào tạo kỹ sư ngành toa xe phục vụ cho công tác nghiên cứu thiết kế, chế tạo các bộ phận, chi tiết và chế tạo toa xe, sửa chữa bảo dưỡng và tổ chức khai thác kinh tế kỹ thuật toa xe, đồng thời đào tạo cán bộ kỹ thuật làm việc trong các cơ quan nghiên cứu giảng dạy trong các trường ĐH, CĐ, Trung cấp đường sắt. Thời gian đào tạo 5 năm.

- Sau khi ra trường, các kỹ sư Đầu máy - Toa xe có thể làm việc trong các cơ quan nghiên cứu thiết kế chế tạo về phương tiện vận tải đường sắt, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật và làm cán bộ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất trong các xí nghiệp thuộc liên hiệp đường sắt.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#7
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Sư phạm - Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nhóm ngành Sư phạm

Sư phạm Toán
Sinh viên được trang bị những kiến thức về toán cơ bản, toán sơ cấp và toán ứng dụng, các tư duy thuật toán. Sinh viên cũng được tiếp thu phương pháp dạy toán trong trường phổ thông và các kỹ năng giáo dục khác.
Tốt nghiệp cử nhân sư phạm Toán, có thể trực tiếp giảng dạy môn toán tại các trường trung học phổ thông công lập, dân lập.

Sư phạm Toán - Tin
Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về khoa học toán và khoa học máy tính cùng với nhũng kiến thức cơ bản về khoa học sư phạm như tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy v.v.. Sau khi hoàn tất chương trình học sẽ được cấp bằng cử nhân khoa học chuyên ngành Toán - Tin
Sau khi tốt nghiệp có thể giảng dạy bộ môn Toán – Tin ở các trường trung học, có thể làm giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng , trung cấp chuyên nghiệp hoặc có thể làm chuyên viên công nghệ thông tin ở các cơ quan, công ty có nhu cầu.

Sư phạm Vật lý
Sinh viên được cung cấp những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học vật lý như: vật lý đại cương, vật lý lý thuyết, thí nghiệm vật lý và những vấn đề vật lý hiện đại. Ngoài ra sinh viên cũng được học những kiến thức cơ bản về toán học, ngoại ngữ, tin học, thiên văn học và những kiến thức về nghiệp vụ sư phạm như tâm lý giáo dục, phương pháp giảng dạy…
Sau khi ra trường có thể là công tác giảng dạy môn vật lý tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm công tác nghiên cứu tại các cơ quan, viện nghiên cứu vật lý ứng dụng…

Sư phạm Hoá học
Sinh viên được cung cấp những kiến thức chung về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Đặc biệt được trang bị các kiến thức chuyên sâu về hóa học cơ bản, hiểu và nắm vững các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, phương pháp tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả dạy học ở trường phổ thông, kỹ năng về tiến hành các thực nghiệm hóa học, các phương pháp nghiên cứu khoa học…
Tốt nghiệp cử nhân sư phạm Hóa, có thể làm giáo viên giảng dạy tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp hoặc làm giảng viên cao đẳng, đại học. Nếu không làm việc trong ngành giáo dục, có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực hoá chất, nhuộm, thí nghiệm, hóa thực phẩm v.v…

Sư phạm Tâm lý – Giáo dục
Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về tâm lý người, sự phát triển tâm lý, nhân cách, cá tính, các kiến thức về giáo dục để hình thành và phát triển nhân cách… Đồng thời, sinh viên cũng được trang bị các phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học tâm lý và khoa học giáo dục, các kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, kỹ năng vận dụng các thành tựu của Tâm lý – Giáo dục học vào thực tiễn xã hội.
Sau khi ra trường, có thể tham gia giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm. Nếu không muốn công tác trong ngành sư phạm, có thể hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn tâm lý, hướng nghiệp hoặc làm công tác nghiên cứu về tâm lý học, giáo dục học hay làm việc ở các tổ chức giáo dục khác.

Sư phạm Sinh học, Sinh – Môi trường
Sinh viên ở cả 2 ngành này đều được trang bị các kiến thức khoa học sư phạm để làm công tác giảng dạy tại các trường trung học. Tuy nhiên mỗi ngành có một số đặc điểm riêng:
Ngành sư phạm Sinh học cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực sinh học. Sau khi tốt nghiệp có thể giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học hoặc có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ sở sinh học, nông nghiệp…
Ngành sư phạm Sinh – Môi trường cung cấp những kiến thức về sinh học và khoa học môi trường, trang bị cho sinh viên khả năng thích ứng cao đối với môi trường làm việc. Sau khi tốt nghiệp, ngoài việc làm giáo viên giảng dạy môn sinh học, còn có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường và sinh học.

Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp
Ngành SP Kỹ thuật nông nghiệp đào tạo giáo viên đồng thời là chuyên gia giỏi khoa học kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp. Sinh viên được trang bị kiến thức về khoa học giáo dục, tâm lý giáo dục, phương pháp luận về giảng dạy, xây dựng và quản lý chương trình đào tạo chính sách giáo dục. Đồng thời, SV còn được trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giúp học sinh định hướng đến nền nông nghiệp kỹ thuật cao. Cử nhân ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp có thể trở thành giáo viên hướng nghiệp tại các trường THPT hoặc giáo viên giảng dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Tham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, có thể trở thành cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất tư nhân và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư.

Sư phạm Ngữ văn
Cung cấp cho sinh viên các kến thức toàn diện và có hệ thống về khoa học ngữ văn, khoa học giáo dục. Sinh viên được học các kiến thức chuyên sâu ở mức độ nhất định thuộc một số chuyên ngành như văn học dân gian, lý luận văn học, văn học Việt Nam, văn học nước ngoài, lý luận ngôn ngữ, phương pháp dạy văn, phương pháp dạy tiếng Việt…Ngoài ra, sinh viên được trang bị các kỹ năng về nghiệp vụ sư phạm, giúp sinh viên vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phương pháp dạy ngữ văn.
Sau khi tốt nghiệp, có thể giảng dạy môn ngữ văn tại các trường trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, hoặc có thể làm công tác nghiên cứu tại các viện, các trung tâm các tổ chức khác hoạt động trong các lĩnh vực báo chí, xuất bản, theo dõi và quản lý hoạt động văn hóa, văn học, ngôn ngữ…

Sư phạm Lịch sử
Sinh viên được cung cấp hệ thống kiến thức toàn diện, sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại như: lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới từ cổ đại đến hiện đại, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy lịch sử.
Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân khoa học chuyên ngành lịch sử, có thể làm công tác giảng dạy môn lịch sử tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng. Ngoài ra, có thể làm việc ở các ban tuyên giáo quận huyện, tỉnh ủy, bảo tàng, hướng dẫn viên du lịch hay làm công tác nghiên cứu về lịch sử.

Sư phạm Địa lý
Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội, phương pháp dạy học địa lý, khoa học tâm lý giáo dục… Sinh viên sẽ được nắm vững những tri thức địa lý cơ bản có quan hệ tới các hiện tượng, các quá trình tự nhiên cũng như kiến thức cơ bản về địa lý kinh tế xã hội đại cương, địa lý kinh tế - xã hội của các vùng, các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân khoa học chuyên ngành Địa lý và có thể làm giáo viên giảng dạy tại các trường phổ thông hoặc làm việc trong các lĩnh vực như: đánh giá chất lượng và quản lý môi trường, quy hoạch, quản trị và hướng dẫn viên du lịch v.v…

Sư phạm Giáo dục chính trị
Cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học Mác – Lê nin, lịch sử Đảng CSVN, tư tưởng Hồ Chí Minh, những kiến thức về khoa học giáo dục, nghiệp vụ sư phạm, những vấn đề quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam.
Sau khi tốt nghiệp, có thể tham gia giảng dạy môn Giáo dục công dân ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và làm giảng viên chính trị tại các trường chính trị, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…

Sư phạm Ngoại ngữ
Những ngoại ngữ đang được đào tạo tại các trường sư phạm là tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Nhật. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các trường phổ thông đều dạy tiếng Anh nên chỉ tiêu tuyển sinh ngành tiếng Anh vẫn là lớn nhất. Sinh viên theo học ngành này sẽ được trang bị kiến thức và nghiệp vụ đủ trình độ để công tác có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, biêndịch, phiên dịch và các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức về ngôn ngữ học, văn học, văn hóa, đấ nước và con người của từng ngôn ngữ được đào tạo. Ngoài những kiến thức chuyên ngành, sinh viên còn được học các kiến thức về khoa học sư phạm như tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy chuyên ngành…
Tốt nghiệp ngành sư phạm Ngoại ngữ, có thể làm giáo viên dạy ngoại ngữ ở bậc trung học, giảng viên ngoại ngữ ở các trường cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trung tâm ngoại ngữ. Ngoài ra có thể tham gia các công việc như biên dịch, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch cho khách nước ngoài, làm việc cho các văn phòng đại diện, các công y nước ngoài.

Sư phạm Giáo dục tiểu học
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản của các ngành khoa học như ngôn ngữ, văn học, toán học, địa lý, lịch sử… và các kiến thức về khoa học sư phạm như tâm lý học, tâm lý sư phạm, tâm lý lứa tuổi, giáo dục học, phương pháp giảng dạy tiểu học.
Tối nghiệp ngành Sư phạm Giáo duc tiểu học, có thể làm giáo viên tiều học hoặc làm giảng viên tại các khoa Tiểu học ở trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm mầm non, sư phạm tiểu học.

SP mầm non, SP Mỹ thuật, SP Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
Đây là các ngành yêu cầu người học có năng khiếu nên phải thi môn năng khiếu (M, H, T) khi thi tuyển đầu vào.
Ngành sư phạm Mầm non dành cho những người yêu trẻ, có một trong số các năng lực như múa, hát, kể chuyện… Ngành sư phạm mầm non đang được đào tạo ở nhiều trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm trong cả nước.
Ngành sư phạm Mỹ thuật dành cho những thí sinh có năng khiếu về hội họa. Tốt nghiệp ngành này, có thể giảng dạy mỹ thuật tại các trường trung học cơ sở, cao đẳng, đại học hoặc làm công việc sáng tác.
Ngành sư phạm Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng đòi hỏi người học phải có năng khiếu về thể thao. Sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng và được rèn luyện để có thể trở thành vận động viên thể thao. Sau khi tốt nghiệp có thể làm giáo viên giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng tại các trường trung học, cao đẳng, đại học hoặc có thể làm vận động viên thể thao.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#8
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Sư phạm - Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nhóm ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn

Ngữ văn
Chương trình đào tạo ngành Ngữ văn gồm cácchuyên ngành:
+ Chuyên ngành văn học: đào tạo những cử nhân có trình độ chuyên sâu về lý luận văn học, lịch sử văn học cũng như những lĩnh vực có liên quan đến văn học. SV ngành này được cung cấo những tri thứcvề văn học dân tộc và các nên văn học trên thế giới (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Nga, Anh, Mỹ); về các thể loại văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, cổ tích, thần thoại) cũng như văn học viết (thơ trữ tình, truyện ngắn tiểu thuyết, ký, kịch); về một số trào lưu và các tác giả văn học tiêu biểu.
+ Chuyên ngành Ngôn ngữ học: đào tạo cử nhân có trình độ chuyên sâu về ngôn ngữ học và tiếng Việt. Ngoài kiến thức về ngôn ngữ học đại cương, người học còn được tiếp cận những vấn đề lý thuyết và ứng dụng của ngôn ngữ học; những kiến thức về tiếng Việt, kỹ năng nói viết và soạn thảo văn bản tiếng Việt.
+ Chuyên ngành Hán Nôm: đào tạo cử nhân có tri thức về Hán Nôm học và những tri thức liên ngành văn học, ngôn ngữ học. SN Hán Nôm có khả năng đọc và hiểu tiếng Hán cổ, phiên dịch các tác phẩm Hán văn của Việt Nam và Trung Quốc; có khả năng đọc các văn bản chữ Nôm và khả năng giao tiếp bằng tiếng Hán hiện đại.
Tùy chuyên ngành, SV tốt nghiệp ngành ngữ văn có thể làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu, viện nghiên cứu văn học, các cơ quan báo chí , xuất bản, văn hóa thông tin. Ngoài ra có thể học thêm một khóa nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên tại các trường trung học, cao đẳng, đại học.

Báo chí
Đào tạo cử nhân báo chí nắm vững quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; có kiến thức cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa; có khả năng phân tích, bình luận thời sự trong nước và quốc tế, có trình độ lý thuyết và khả năng thực hành nghiệp vụ báo chí, viết các thể loại báo chí: tin, phỏng vấn, phóng sự, điều tra, nghị luận báo chí…; biết chụp ảnh, ghi âm, sử dụng camera và các loại phương tiện khác.
Sau khi tốt nghiệp. cử nhân báo chí có khả năng làm phóng viên, bình luận viên, biên tập viên ở các báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, thông tấn xã hoặc có thể làm công tác nghiên cứu báo chí, làm công tác truyền thông ở các cơ quan kinh tế, thương mại, văn hóa, ngoại giao...Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học về báo chí và truyền thông đại chúng.

Sử học
Chương trình đào tạo ngành Sử học gồm một số chuyên ngành:
-Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam: Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học lịch sử, trong đó phần lịch sử Việt Nam là khối kiến thức chuyên sâu quan trọng nhất. Sau khi tốt nghiệp, có thể đảm nhiệm các công việc: nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương, làm công tác tuyên huấn, bảo tàng, phóng viên, hướng dẫn viên du lịch…hoặc có thể học thêm về nghiệp vụ sư phạm để làm giáo viên dạy môn lịch sử.
-Chuyên ngành Lịch sử thế giới: Ngoài những kiến thức cơ bản, kỹ năng và phương pháp nghiên cứu lịch sử, sinh viên được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế. Sau khi ra trường, có thể tham gia vào các lĩnh vực: nghiên cứu lịch sử thế giới, khu vực, quan hệ quốc tế, làm việc cho các cơ quan ngoại giao, báo chí, du lịch hoặc có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để giảng dạy tại các trường trung học, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
-Chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam: Sinh viên được trang bị hệ thống kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, phương pháp nghiên cứu lịch sử, trong đó phần lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là quan trọng nhất. Sau khi tốt nghiệp có thể làm giảng viên tại các trường, làm công tác nghiên cứu lịch sử Đảng tại các ban tuyên giáo tỉnh ủy, huyện ủy, bảo tàng, làm công tác tuyên huấn tại các trung tâm giáo dục chính trị, ban tuyên giáo, báo đài.

Địa lý học
Theo học ngành này, các sinh viên sẽ được trang bị tri thức về quy luật tạo thành, phân bố và sử dụng các dạng tài nguyên, quy luật phân bố dân cư và di dân, đặc điểm và sự phân hóa lãnh thổ của các ngành kinh tế, kinh tế vùng và tổ chức lãnh thổ sản xuất. Ngành Địa lý học có một số chuyên ngành:
-Chuyên ngành Địa lý môi trường: SV theo chuyên ngành này có khả năng đánh giá chất lượng môi trường, quản lý môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường.
-Chuyên ngành Địa lý kinh tế:tốt nghiệp có khả năng làm việc, nghiên cứu và giảng dạy trong các lĩnh vực: phân vùng kinh tế và qui hoạch vùng, tổ chức sản xuất kinh tế, qui hoạch phát triển đô thị và nông thôn
-Chuyên ngành Địa lý dân số - xã hội: người tốt nghiệp có kiến thức cơ bản và khả năng làm việc trong các lĩnh vực: dân số và các vấn đề phát triển, dân số sức khỏe và kếhọach hóa gia đình, quản trị nguồn nhân lực…
-Chuyên ngành Địa lý du lịch: người tốt nghiệp sẽ làm việctrong lĩnh vực qui hoạch và tổ chức các lãnh thổ du lịch, hướng dẫn du lịch, quản trị du lịch.

Triết học
Theo học ngành Triết học, ngoài những kiến thức cơ bản, sinh viên được đào tạo những kiến thức cơ sở của ngành như triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp - La Mã cổ đại, lịch sử triết học Tây Âu trung cổ, cận đại, lịch sử tư tưởng Việt Nam, một số vấn đề triết học trong vật lý học, triết học trong y học, triết học trong sinh học…Đặc biệt, chương trình đào tạo đi sâu vào phần triết học Mác – Lênin nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Triết học có một số chuyên ngành: lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội, lô-gic học, thẩm mỹ học, đạo đức học và tôn giáo học. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức nghiệp vụ: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phương pháp tiếp cận và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội.
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các trung tâm, viện nghiên cứu KHXH & NV, làm công tác tuyên huấn, tuyên giáo tại các ban tuyên giáo quận, huyện và tỉnh, làm việc trong các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các cấp chính quyền, hoặc có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học, làm giáo viên chính trị tại các trường trung cấp, giảng viên cao đẳng, đại học…

Quốc tế học
Chương trình đào tạo cử nhân Quốc tế học bao gồm những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chúntrọng đến những kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, lịch sử quan hệ quốc tế và khu vực để vận dụng vào việc nghiên cứu những vấn đề của các quốc gia, khu vực và quốc tế. Chương trình đào tạo còn giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo một ngoại ngữ bao gồm các kỹ năng nghe, nói, viết và dịch thuật. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng thực hành nghiệp vụ nghiên cứu, giảng dạy, giao dịch, các công tác trong lĩnh vực quan hệ quốc tế…
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu, giảng dạy về quốc tế học và quan hệ quốc tế tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, làm chuyên viên quân hệ quốc tế tại các cơ quan đối ngoại, an ninh, truyền thông, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ…
Ngành học tương tự: Quan hệ quốc tế

Đông phương học
Sinh viên được trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên ngành theo ba nhóm kiến thức: địa lý-kinh tế, lịch sử-văn hóa, chính trị và quan hệ quốc tế của một quốc gia phương Đông cụ thể. Chương trình đào tạo cũng trang bị cho sinh viên các phương pháp nghiên cứu, các kỹ năng làm việc. Đặc biệt, trong chương trình đào tạo có hai ngoại ngữ: ngoại ngữ chính là của quốc gia theo ngành học và ngoại ngữ phụ thường là tiếng Anh. Ngành Đông phương học có các chuyên ngành đào tạo: Trung Quốc học, Nhật Bản học, Korea học (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên), Đông Nam Á học, Ấn Độ học, Trung Cận Đông học…
Tốt nghiệp cử nhân Đông phương học, có thể làm việc trong lĩnh vực quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Đông, làm công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, các viện và trung tâm khoa học, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, quan hệ quốc tế, các văn phòng đại diện, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ ở trong và ngoài nước. Ngoài ra, có thể làm trợ lý hoặc phiên dịch trong các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

Việt Nam học
Ngành học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học. Đối với sinh viên là người nước ngoài, chương trình đào tạo chú trọng rèn luyện kỹ năng sử dụng tiếng Việt, giúp người học có đủ trình độ để phiên dịch, biên dịch, nghiên cứu giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học. Đối với sinh viên Việt Nam, chương trình đào tạo giúp tăng cường khả năng sử dụng tốt một ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu công việc sau này.
Sau khi tốt nghiệp ngành Việt Nam học, có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học, làm hướng dẫn viên du lịch, làm việc trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phí chính phủ.
Ngành học tương tự: Văn hóa du lịch

Xã hội học
Chương trình đào tạo cung cấp những kiến thức đa dạng, có hệ thống về các vấn đề kinh tế xã hội: nghiên cứu những biến đổi của xã hội, lịch sử phát triển đô thị ở Việt Nam và trên thế giới, các đặc trưng của kinh tế đô thị, nhân khẩu-xã hội của đô thi, sinh thái đô thị, vấn đề đô thị hóa, xã hội học kinh tế, hàng hóa, chính trị, văn hóa. Bên cạnh đó, sinh viên được tìm hiểu chuyên sâu về các vấn đề gia đình và các mối quan hệ trong gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và xã hội, các vấn đề về hôn nhân, giới tính v.v… Sinh viên được trang bị các kiến thức về phương pháp nghiên cứu xã hội học: cách thiết kế một cuộc nghiên cứu xã hội học, các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu, điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp, có đủ năng lực đảm nhận nhiều công việc thuộc các lĩnh vựcnhư làm công tác nghiên cứu tại các viện nghiên cứu khoa học xã hội, làm chuyên viên ở các ban ngành của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các trường đào tạo cán bộ công đoàn, phụ nữ, làm công tác tư vấn, quản lý cho các dự án phát triển xã hội…Ngoài ra, có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan hệ công chúng, khảo sát thị trường, tìm hiều nhu cầu khách hàng…

Công tác xã hội
Chương trình đào tạo của ngành này cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên môn và các kỹ năng thực hành công tác xã hội, giúp sinh viên sdau khi ra trường có đủ khả năng cung ứng các dịch vụ xã hội, làm công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực như sức khỏe, pháp luật, kinh tế, truyền thông… đồng thời có thể tham gia xây dựng và quản lý các dự án phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn.
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc tại các cơ sở, các chương trình xã hội dưới sự quản lý của Bộ lao động - Thương binh - Xã hội, Ủy bàn bảo vệ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, tòa án, trường học, bệnh viện v.v… Ngoài ra, có thể tham gia thực hiện các chương trình nghiên cứu xã hội, cải tiến dân sinh, quy hoạch đô thị, bảo vệ môi trường, các dự án của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ.

Nhân học
Ngoài các kiến thức đại cương về các ngành khoa học xã hội và nhân văn, sinh viên học ngành này sẽ được trang bị các kiến chuyên sdâu về nhân học, kiến thức về lịch sử hình thành và phát triển các tộc người trên thế giới, về văn hóa xã hội cũng như sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của loài người. Ngoài ra, sinh viên được hước dẫn các phương pháp nghiên cứu về nhân học, các kỹ năng thực hành và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Sau khi ra trường, có thể làm việc trong các cơ quan trung ương và địa phương liên quan đến ngành học, có thể làm cán bộ giảng dạyđại học, cao đẳng và cán bộ nghiên cứu ở các viện và trung tâm nghiên về dân tộc học, xã hội học hoặc các cơ quan văn hóa.

Ngoại ngữ
Chương trình đào tạo về ngoại ngữ rất đa dạng. Ngày càng có nhiều chuyên ngành ngoại ngữ được được đưa vào giảng dạy theo hướng chuyên biệt. Một số chuyên ngành đang được đào tạo hiện nay là Anh ngữ, Pháp ngữ, Song ngữ Anh – Nga, ngữ văn Trung Quốc, ngữ văn Đức, Nhật, Hàn v.v… Các chương trình đào tạo cử nhân ngoại ngữ đều đi sâu vào các kỹ năng thực hành nghe, nói và lý thuyết ngôn ngữ. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào mỗi chuyên ngành mà sinh viên được cung cấp thêm những kiến thức cơ bản về văn hóa - ngôn ngữ học, văn học, nghệ thuật, đất nước và con người của quốc gia, dân tộc đã sản sinh và sử dụng ngôn ngữ đó.
Tốt nghiệp ngành ngoại ngữ, có thể tham gia giảng dạy ở các trường trung học, cao đẳng, đại học, trung cấp chuyên nghiệp, hoặc làm phiên dịch, biên dịch cho các cơ quan, tổ chức khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Ngoài ra, có thể làm trợ lý, biên soạn tài liệu, phiên dịch tại các doanh ngiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn với nước ngoài, có thể công tác tại các cơ quan ngoại giao, báo chí…

Tâm lý học
Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán, tư vấn và trị liệu tâm lý… Ngành tâm lý ở các trường sư phạm ngoài việc tập trung chuyên sâu và các kiến thức về khoa học tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, cũng bắt đầu đào tạo các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý.
Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, có thể làm chuyên viên tư vấn tại các cơ sở giáo dục, đài phát thanh, đài truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…


Quản lý văn hóa
- Khi học ngành quản lý văn hóa sinh viên sẽ được học những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản cùng với kiến thức cơ bản dành cho ngành , đồng thời sinh viên còn được trang bị khối ktch về đường lối chính sách ,chủ trương của Đảng và nhà nước về văn hoá ,văn nghệ và những quy phạm quản lý các hoạt động văn hoá như :Lược sưe quản lý văn hóa ở VN - Những bài giảng về văn hoá – Văn hóa học – Xã hội học văn hoá ...Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng quản lý các loại văn hoá phẩm ,các hoạt động văn hoá.
- Sinh viên học ngành văn hoá du lịch ,quản lý văn hoá sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại:Viện Văn hoá thông tin, Tổng Cục Du lịch và các cơ quan trực thuộc,các cơ sở kinh doanh du lịch; Làm công tác phong trào quần chúng về Văn hoá văn nghệ tại các nhà văn hoá ,quản lý câu lạc bộ văn hoá văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Các phòng chức năng: Quản lý văn hóa,Nghiên cứu văn hoá , Văn hoá cơ sở ...trực thuộc Sở văn hóa văn nghệ từ cơ sở đến trung ương; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Văn hóa du lịch , Văn hoá quần chúng, Quản lý văn hóa.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#9
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Sư phạm - Khoa học Xã hội và Nhân văn
Nhóm ngành Luật - Thư viện - Thống kê
Luật kinh doanh
Mục tiêu đào tạo đặc thù chuyên ngành là đào tạo cử nhân luật có kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng về pháp luật kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội và quản trị kinh doanh. Các kỹ năng cần đạt được: Thực hiện thành thạo công việc của một cán bộ pháp lý của doanh nghiệp về tư vấn, phát triển và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo và ký kết các hợp đồng, phát hiện và đề xuất những tình huống pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, am hiểu các thao tác và chuẩn bị tài liệu để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khi tham gia vào các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh với tư cách là nguyên đơn và bị đơn.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các tòa án kinh tế thuộc hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị dịch vụ, tư vấn pháp luật kinh doanh, giảng dạy luật tại các trường ĐH và CĐ.

Luật Thương mại - Ngoài những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản và kiến thức chuyên ngành về luật pháp, sinh viên ngành Luật thương mại được trang bị các kiến thức bổ trợ như: Pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nhà nước và đầu tư ra nước ngoài - Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản - Pháp luật xuất nhập khẩu - Pháp luật kinh doanh chứng khoán- Pháp luật về kinh doanh bất động sản- Pháp luật kinh doanh bảo hiểm - Pháp luật về kiểm dịch, y tế - Pháp luật về bảo vệ môi trường trong 1 số lĩnh vực đặc biệt - Pháp luật về thị trường tiền tệ - Luật dân sự thương mại các nước...
- Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại có thể làm cán bộ tư vấn pháp luật, cán bộ kinh doanh trong các cơ quan kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Luật Dân sự - Ngoài những kiến thức chung về khối khoa học cơ bản và kiến thức chuyên ngành về luật pháp, sinh viên ngành Luật dân sự được trang bị các kiến thức bổ trợ như: Quyền sở hữu trí tụê và chuyển giao công nghệ - Giao dịch dân sự về nhà ở - Đàm phán, soạn thảo, giao kết hợp đồng, giải quyết tranh chấp - Quyền thân nhân theo quy định pháp luật dân sự - Áp dụng luật lao động vào việc quản lý nhân sự trong doanh nghiệp - Giải quyết tranh chấp lao động – Thi hành án dân sự- Quan hệ lao động có yếu tố nứơc ngoà i- Hợp đồng bảo hiểm - Luật dân sự và thương mại các nước- Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự - 1 số vấn đề chuyên sâu về luật hôn nhân và gia đinh...
- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, thanh tra, thi hành án, các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác...

Luật hình sự - Ngoài các kiến thức chung về luật pháp và các kến thức cơ bản, sinh viên học ngành luật hình sự được trang bị các kiến thức chuyên sâu về Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Khoa học điều tra hình sự, Tâm lý học tư pháp, Giám định pháp y, Nghiệp vụ tòa án, Nghề luật sư và tư vấn pháp luật, Tội phạm quốc tế, Luật hình sự một số nước trên thế giới, Tòa án hình sự quốc tế…
- Sinh viên tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực công tác tại các cơ quan như tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, thanh tra, thi hành án, văn phòng tư vấn pháp luật...

Luật Hành chính
Ngoài các kiến thức chung về luật pháp, sinh viên ngành Luật hành chính được trang bị những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước và pháp luật, kiến thức về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước như: Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Thanh tra, Tòa án hoặc các doanh nghiệp... Các công việc có thể trực tiếp đảm nhiệm như: Thực hiện các
hoạt động tư vấn trong lĩnh vực tổ chức nhà nước, công tác cán bộ, đảm nhiệm những công việc liên quan đến giải quyết những yêu cầu, kiến nghị, khiếu kiện của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quản lý hành chính nhà nước.

Luật Thương mại quốc tế
SV ngành này được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật kinh tế của Việt Nam và quốc tế nói chung và Luật Thương mại quốc tế nói riêng. Chương trình đào tạo của chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi về khía cạnh pháp lý của hoạt động sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực xuất nhập khẩu… Một số kiến thức chuyên ngành gồm: Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật vận chuyển hàng hải và hàng không quốc tế, Luật Biển quốc tế hiện tại, Luật tài chính ngân hàng quốc tế, Quy chế xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối, Thuế trong kinh doanh quốc tế ...
SV tốt nghiệp ngành này có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các văn phòng tư vấn pháp luật, đặc biệt tư vấn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể hành nghề luật sư độc lập sau thời gian thực tập trong lĩnh vực kinh doanh; làm việc trong các công ty luật Việt Nam và công ty luật nước ngoài, tòa án, viện kiểm sát, UBND các cấp, cơ quan tư pháp...
Ngành học tương tự: Luật Quốc tế

Hệ thống thông tin quản lý
Đào tạo các chuyên gia có kiến thức tổng hợp trong hai lĩnh vực: Quản lý và Hệ thống thông tin. Chương trình được thiết kế để cung cấp cho SV các kiến thức cơ bản về quản lý, thương mại điện tử, hệ thống thông tin, lập trình, công nghệ truyền thông và Multimedia, cơ sở dữ liệu, mạng...
Cử nhân Hệ thống thông tin quản lý có thể đảm nhận các công việc như: phân tích viên Hệ thống, phân tích thông tin, quản lý hệ thống thông tin trong cơ quan, xí nghiệp, lập trình quản lý cơ sở dữ liệu, đào tạo và hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả. Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm, có thể đảm nhận vai trò của một CIO (Giám đốc thông tin).

Thông tin - Thư viện
Đào tạo cử nhân ngành Thông tin - Thư viện: Sinh viên có trình độ chuyên môn cao về khoa học thông tin và thư viện, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật tự động hóa trong công tác thông tin, thư viện: thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, bảo đảm cung cấp các loại hình thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và hỗ trợ các quá trình quyết định, lập kế hoạch ở các cấp các ngành; có khả năng tạo lập, khai thác, tổ chức và quản trị các nguồn lực thông tin dưới dạng cơ sở dữ liệu tích hợp và đặc thù; có khả năng tổ chức, điều hành và quản lý các cơ quan thông tin - thư viện.
Sau khi tốt nghiệp có thể nghiên cứu, giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ; các trung tâm thông tin tư liệu; hoạt động chuyên môn ở các cơ quan có thiết chế hợp nhất giữa thông tin và thư viện, thư viện truyền thống, thư viện hiện đại (Thư viện điện tử), các trung tâm học liệu, các trung tâm thông tin tư liệu của các bộ, ngành, viện nghiên cứu, trường ĐH.

Thống kê kinh tế - xã hội
Đào tạo cử nhân có trình độ chuyên môn về quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, có kiến thức chuyên sâu về thống kê kinh tế - xã hội, có năng lực về tư vấn, tổ chức hệ thống thông tin kinh tế xã hội, tổ chức quá trình thu thập, xử lý và phân tích tổng hợp các thông tin kinh tế xã hội, lập và phân tích hệ thống tài khoản quốc gia, thực hiện so sánh quốc tế..., có khả năng soạn thảo các văn bản pháp lý về thống kê cũng như viết các báo cáo phân tích thống kê.
SV tốt nghiệp chuyên ngành Thống kê kinh tế - xã hội phải phù hợp với các chuẩn mực chung của một cử nhân thống kê của quốc gia, khu vực và quốc tế với các kỹ năng cần đạt được bao gồm:Kỹ năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thống kê - kế toán, tổ chức thông tin thống kê, xử lý số liệu và kỹ năng tư vấn, kỹ năng tổ chức thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu thông tin kinh tế - xã hội…
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Hệ thống các cơ quan thống kê nhà nước, hệ thống các cơ quan thống kê các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu tổng hợp, giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ khối kinh tế.
Ngành học tương tự: Thống kê
Lưu trữ học
Sinh viên được trang bị kiến thức và phương pháp làm việc về văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng cùng với một số môn học bổ trợ khác.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn thư, lưu trữ học ở các trường ĐH, CĐ, THCN, làm việc tại phòng lưu trữ các tỉnh thành, các cơ quan khoa học chuyên ngành…


Bảo tàng
- Đào tạo cử nhân ngành bảo tàng không chỉ có kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học xã hội và Nhân văn mà còn có các kiến thức cơ bản về ngành.Ngoài ra sinh viên còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành :lược sử sự nghiệp bảo tồn bảo tàng – Nghiên cứu nguồn sử liệu hiện vật bảo tàng - Quản lý bảo tàng - Một số vấn đề sưu tập hiện vật bảo tàng.... để sau khi ra trường có thể làm hướng dẫn viên trong các bảo tàng.
- Cử nhân ngành Bảo tàng có thể làm việc tại: Hệ thống các bảo tàng từ trung ương đến địa phương (Bảo tàng cách mạng ,Bảo tàng dân tộc học,bảo tàng lịch sử , các Bảo tàng trực thuộc tỉnh....); Làm ở phòng truyền thống ,Ban lịch sử tại các cơ quan văn hoá thông tin các báo đài phát thanh truyền hình; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Bảo tàng


Phát hành xuất bản phẩm - Sinh viên học Phát hành sách được cung cấp các kiến thức chung về khối Khoa học xã hội cùng với những kiến thức cơ bản dành cho ngành , đồng thời còn được trang bị kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành : Đại cương kinh doanh xuất bản phẩm - Lịch sử phát hành xuất bản phẩm... để có thể nghiên cứu lý luận và tham gia trực tiếp các hoạt động thực tiễn kinh doanh xuất bản phẩm.
- Sinh viên học ngành Phát hành xuất bản phẩm sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại:Cục xuất bản; Các Cty ,T.Cty sản xuất kinh doanh phát hành sách báo,Các Cty xuất nhập khẩu sách báo, các nhà xuất bản ...trên địa bàn toàn quốc; Giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo chuyên ngành Phát hành xuất bản phẩm
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#10
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Kinh tế - Quản trị - Tài chính
Nhóm ngành Kinh tế
Kinh tế học
Đào tạo SV có khả năng nghiên cứu độc lập và có tính sáng tạo; có kiến thức chuyên sâu, hiện đại về kinh tế học và các lĩnh vực kinh tế ứng dụng; có khả năng vận dụng lý thuyết kinh tế để phân tích các tình huống kinh tế; có khả năng phân tích các chính sách kinh tế, các dự án kinh tế.
SV tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu kinh tế, trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, hoặc làm giảng viên trong các trường ĐH, CĐ, TCCN.

Kinh tế đầu tư
Đào tạo cử nhân kinh tế có trình độ chuyên sâu về lĩnh vực lập dự án và quản lý các dự án đầu tư. SV tốt nghiệp có kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên môn mới và hiện đại về quản lý đầu tư ở tầm vĩ mô và quản lý dự án đầu tư ở tầm vi mô, biết áp dụng các mô hình quản lý hiện đại trong quản lý dự án.
Đồng thời, ngành này cũng trang bị kiến thức về tổ chức và quản lý hoạt động đấu thầu tư vấn đầu tư, quản lý rủi ro trong đầu tư. Một số môn học trong chương trình đào tạo như Kinh tế đầu tư, Lập dự án đầu tư, Luật đầu tư trong nước và nước ngoài, Bảo hiểm rủi ro đầu tư, Đấu thầu, Thị trường vốn, Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có được các kỹ năng: Nắm vững thành thạo công tác lập dự án đầu tư, có khả năng tổ chức và quản lý tốt hoạt động đầu tư và quản lý dự án đầu tư, nắm vững và hoàn thành tốt công tác thẩm định các dự án đầu tư, những kỹ năng tổ chức thực hiện đấu thầu tư vấn. Có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư như các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng và các bộ có liên quan đến hoạt động đầu tư, UBND các cấp..., các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ như các tổng công ty, doanh nghiệp, cơ quan tư vấn dịch vụ đầu tư, các cục, vụ, viện, trường ĐH, CĐ đào tạo về kinh tế.
Ngành học tương tự: Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư

Kinh tế bảo hiểm
Mục tiêu là đào tạo cử nhân kinh tế Bảo hiểm có kiến thức chuyên môn sâu về quản lý kinh tế và kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, có kỹ năng tổ chức quản lý và kinh doanh các hoạt động Bảo hiểm.
Ngoài những kiến thức kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung, SV còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thương mại và bảo hiểm thất nghiệp, kỹ năng tổ chức và quản lý lĩnh vực bảo hiểm xã hội, kỹ năng và công nghệ quản trị một doanh nghiệp bảo hiểm thương mại nói chung. Một số môn học đặc thù trong chương trình đào tạo như Quản trị rủi ro bảo hiểm, Tái bảo hiểm, Luật bảo hiểm, Môi trường và đạo đức kinh doanh
SV tốt nghiệp sẽ có các kỹ năng tổ chức xây dựng và lập được các phương án quản lý một tổ chức bảo hiểm, xây dựng các mô hình và các quy tắc triển khai bảo hiểm, thiết kế sản phẩm và tính phí bảo hiểm, nắm vững quy trình giám định và bồi thường trong hoạt động bảo hiểm, tổ chức các hoạt động quản lý đại lý và marketing bảo hiểm, thiết lập các hợp đồng bảo hiểm, tư vấn các vấn đề có liên quan đến bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại…
Sau khi tốt nghiệp ra trường, SV chuyên ngành bảo hiểm sẽ đáp ứng được nhu cầu công tác tại các cơ quan nghiên cứu và quản lý bảo hiểm như: Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội VN, các viện nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ và TCCN, các văn phòng và công ty bảo hiểm nước ngoài, các liên doanh bảo hiểm tại Việt nam và nước ngoài, các công ty chứng khoán và các ngân hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, các công ty bảo hiểm, các cơ quan bảo hiểm xã hội trong cả nước…

Kinh tế thẩm định giá
Đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức và năng lực chuyên môn trong việc thẩm định giá các loại tài sản trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh doanh khu vực và quốc tế. Có khả năng thẩm định giá các loại tài sản quan trọng trong nền kinh tế như thẩm định giá doanh nghiệp, thẩm định giá bất động sản, định giá thành và giá bán các loại sản phẩm trong doanh nghiệp, thẩm định các dự án đầu tư của các tổ chức tư nhân, chính phủ và phi chính phủ. Có kỹ năng giao tiếp và phối hợp với các tổ chức thẩm định giá trong nước và quốc tế; tư vấn cho khách hàng thông qua việc cung cấp các loại dịch vụ thẩm định giá các loại tài sản.
SV tốt nghiệp có thể công tác tại các trung tâm thẩm định giá và các chi nhánh của trung tâm; các công ty kiểm toán nhà nước và kiểm toán tư nhân; các sàn giao dịch bất động sản; các trung tâm đấu giá của phòng thi hành án thuộc các Sở Tư pháp; các phòng vật giá, các trung tâm dịch vụ thẩm định giá và bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tài chính; hội đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp nhà nước của các bộ, ngành, tỉnh, tổng công ty…; các trung tâm, phòng thẩm định giá thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường; các ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại

Quản lý kinh tế
Mục tiêu đào tạo Cử nhân kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế có kiến thức cơ bản về kinh tế, kiến thức chuyên sâu và kỹ năng quản lý kinh tế, am hiểu các quy luật chung và đặc điểm riêng của các lĩnh vực kinh tế mà mình quản lý. Các môn học đặc thù trong chương trình đào tạo bao gồm Quản lý học, Vai trò của Nhà nước trong nền KTTT, Các phương pháp định lượng trong quản lý kinh tế, Tâm lý học quản lý kinh tế, Chính sách kinh tế, Quản lý chiến lược, Lãnh đạo và kiểm tra, Nghiên cứu và dự báo, Giao tiếp và đàm phán…
SV tốt nghiệp cần đạt được các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra ở cấp doanh nghiệp và nền kinh tế, phân tích đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội, sử dụng các công cụ hiện đại trong thực hiện các công việc quản lý, quản lý các dự án phát triển, quản lý các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế và doanh nghiệp, đàm phán và giao tiếp…
Tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý kinh tế các cấp (Trung ương, bộ, ban, ngành, địa phương), bộ máy quản lý doanh nghiệp, các trường, viện, trung tâm nghiên cứu, tư vấn về kinh tế và quản lý kinh tế…

Kinh tế phát triển
Đào tạo những cử nhân kinh tế có kiến thức rộng, đồng bộ, có năng lực phân tích, hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân, các ngành, các lĩnh vực các vùng và các địa phương. Yêu cầu đối với SV tốt nghiệp là phải đạt được các kỹ năng: Phân tích, tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài.
Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường ĐH, CĐ và TCCN, làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, của các tổ chức trong và ngoài nước, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, các sở kế hoạch của các tỉnh, các phòng kế hoạch các quận (huyện).

Kế hoạch
Mục tiêu đào tạo đặc thù chuyên ngành về chuyên môn là đào tạo những cử nhân kinh tế có kiến thức rộng về kinh tế kế hoạch cả ở tầm vĩ mô và vi mô, có năng lực hoạch định, triển khai chiến lược về kế hoạch của nền kinh tế, của các ngành, các địa phương, các tổng công ty, công ty, có nhiệm vụ xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và dự án đầu tư.
Các kỹ năng SV tốt nghiệp cần đạt được bao gồm xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển và quy hoạch phát triển, xây dựng, chỉ đạo thực hiện các kế hoạch ở các cấp từ Trung ương đến địa phương, tham gia xây dựng chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội, phân tích hệ thống tài khoản quốc gia, thẩm định các dự án đầu tư phát triển, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:Các vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư, vụ kế hoạch của các Bộ, các ngành, các sở Kế hoạch và đầu tư của các tỉnh, phòng Kế hoạch của các quận (huyện), phòng kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ…
Ngành học tương tự: Kinh tế Kế hoạch và Đầu tư

Kinh tế quốc tế
Mục tiêu đào tạo các cử nhân kinh tế quốc tế am hiểu lý thuyết và thực tiễn về quan hệ kinh tế quốc tế, về hội nhập khu vực kinh tế quốc tế của Việt Nam, nắm vững các công cụ của chính sách kinh tế đối ngoại, biết tổ chức, quản lý các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia cũng như của một ngành, một địa phương, một doanh nghiệp; có sự am hiểu nhất định về luật pháp và thông lệ quốc tế; nắm vững các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế.
Các kỹ năng cần đạt được: Tư vấn và hoạch định các kế hoạch kinh tế đối ngoại, điều phối hoạt động kinh tế đối ngoại tại các tổ chức xã hội, xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại tại các tổ chức xã hội, cố vấn kinh tế đối ngoại cho các tổ chức quốc tế, nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại tầm vĩ mô…
Các cử nhân kinh tế quốc tế có thể làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến điạ phương, các Bộ, các ngành cũng như có thể trực tiếp tổ chức và quản lý các quan hệ kinh tế quốc tế của một doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng và chi nhánh công ty nước ngoài.
Ngoài ra, có thể làm tư vấn và hoạch định các kế hoạch kinh tế đối ngoại tại các cơ quan nhà nước, điều phối hoạt động kinh tế đối ngoại tại các tổ chức xã hội, xây dựng chiến lược kinh tế đối ngoại cho các doanh nghiệp, cố vấn kinh tế đối ngoại cho các tổ chức quốc tế, nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh tế đối ngoại tầm vĩ mô, công tác tại các Bộ, các Sở và một số cơ quan nhà nước khác.

Kinh tế lao động
Mục tiêu đào tạo cử nhân kinh tế lao động có kiến thức cơ bản về quản lý con người trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, có kỹ năng, kỹ xảo quản lý nguồn nhân lực ở các cấp, các ngành, trong các cơ quan, doanh nghiệp.
SV tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ được đào tạo các kỹ năng về phân tích, đánh giá và sử dụng các nguồn nhân lực có hiệu quả, có khả năng thiết kế xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động trong các ngành, các cấp và các cơ quan, doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lao động - tiền lương.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các vụ trong Bộ LĐ-TB&XH, Vụ Lao động - tiền lương, Vụ Tổ chức cán bộ của các bộ ngành, các cơ quan trung ương và địa phương, phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức, lao động - tiền lương trong các doanh nghiệp, công tác tại viện nghiên cứu, trung tâm khoa học hoặc giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ theo chuyên môn được đào tạo.
Ngành học tương tự: Kinh tế Lao động và quản lý nguồn nhân lực

Kinh tế và quản lý môi trường
Đào tạo các cử nhân kinh tế có nền tảng kiến thức rộng và vững về kinh tế và các môn khoa học liên quan, sâu về cơ sở lý luận - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu thực thi kinh tế môi trường và quản lý môi trường.
Những môn học cơ bản của chương trình đào tạo bao gồm: Kinh tế môi trường, Quản lý môi trường, Đánh giá tác động môi trường (EIA), Phân tích chi phí - lợi ích (CBA), Luật môi trường, Dân số và môi trường, Thống kê môi trường Hạch toán quản lý môi trường, Thương mại và môi trường, Du lịch sinh thái, Hệ thống thông tin địa lý GIS
SV tốt nghiệp phải đạt được các kỹ năng: vận hành, vận dụng những kiến thức chuyên ngành để giải quyết những vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài xuất hiện trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển ổn định và bền vững của đất nước, có khả năng tư vấn, tham mưu cho các cơ quan hoạch định chính sách và chiến lược phát triển ở cấp quốc gia và cấp vùng, địa phương, cấp cơ sở, doanh nghiệp, khả năng đánh giá, thẩm định các tác động của môi trường, phân tích chi phí - lợi ích cho các chương trình và kế hoạch dự án đầu tư phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và ngoài nước.
SV sau khi tốt nghiệp ra trường có thể công tác ở các vụ, viện nghiên cứu, cục, tổng cục trực thuộc các bộ, ngành ở Trung ương, các sở tài nguyên và môi trường, sở khoa học và công nghệ, phòng quản lý chức năng liên quan đến tài nguyên và môi trường các cấp, các trung tâm nghiên cứu và tư vấn, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế có hoạt động liên quan đến kinh tế và quản lý môi trường, kinh tế và kế hoạch hoá vùng và đô thị, các doanh nghiệp kinh doanh chất thải, công nghệ môi trường và các doanh nghiệp công nghiệp khác có tham gia ISO 14000.
Những SV khá giỏi có thể tham gia giảng dạy chuyên ngành tại các trường ĐH, các trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý của các ngành và địa phương. Đồng thời cũng có thể làm tư vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách và chiến lược phát triển môi trường và đô thị từ cấp quốc gia đến cấp cơ sở, doanh nghiệp, tiến hành thẩm định về môi trường, phân tích chi phí - lợi ích cho các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trong nước và ngoài nước…

Kinh tế và quản lý đô thị
Đào tạo các cử nhân có trình độ lý luận tổng hợp và có trình độ chuyên môn sâu về nghiệp vụ kinh tế và quản lý đô thị, quy hoạch đô thị, kinh tế tổng hợp về đô thị. SV sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sẽ cần đạt được các kỹ năng cơ bản về phân tích, xử lý tổng hợp những vấn đề liên quan tới kinh tế và quản lý đô thị, kỹ năng thẩm định các dự án đầu tư xây dựng đô thị, kỹ năng thực hành xử lý bằng máy tính các vấn đề liên quan đến kinh tế và quản lý đô thị.
Các cử nhân kinh tế thuộc chuyên ngành Kinh tế và Quản lý đô thị có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội... (Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Văn phòng chính phủ...) với các nhiệm vụ như: tham gia vào việc hoạch định cơ chế chính sách quản lý đô thị, thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với các vấn đề kinh tế, xã hội ở đô thị, các cơ quan quản lý đô thị ở địa phương (Sở giao thông công chính, sở quy hoạch, kiến trúc đô thị, các cơ quan tổ chức chính quyền như UBND tỉnh, UBND huyện và các cấp phường, xã...), các tổ chức tư vấn về xây dựng, phát triển đô thị, các viện nghiên cứu kinh tế, các tổ chức chuyên môn nghiên cứu về vấn đề đô thị.
Đối với những SV khá, giỏi có thể làm cán bộ giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cán bộ kinh tế và quản lý đô thị ở các trường đại học, CĐ, trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc Trung ương, Bộ, ngành và địa phương.
Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn
Đào tạo cử nhân kinh tế có năng lực quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ; có khả năng hoạch định tác nghiệp cho các doanh nghiệp nông nghiệp và phục vụ công cuộc phát triển nông thôn; có khả năng phân tích, đánh giá và tham gia hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý kinh tế cho các doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu, các sở (thuộc khu vực nhà nước) và cho các thành phần kinh tế khác trong nông nghiệp.
SV tốt nghiệp có thể làm việc tai: các sở nông, lâm, thủy sản, địa chính, kế hoạch đầu tư ở các tình, phòng kế hoạch, kinh tế ở các huyện; các viện nghiên cứu kinh tế, viện nghiên cứu liên quan đến nông, lâm thủy sản và phát triển nông thôn, các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Các công ty, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản; các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ; ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các ngân hàng hoạt động gắn với vùng nông thôn.

Kinh tế và quản lý địa chính
Đào tạo các cử nhân kinh tế được trang bị kiến thức cơ bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên sâu về khoa học kinh tế đất đai, những cơ sở khoa học và nghiệp vụ quản lý nhà nước về đất đai nhà ở có thể thực hành các nghiệp vụ quản lý Nhà nước về đất đai và nhà ở.
Các kỹ năng cần đạt được đối với người học: Phân tích và hoạch định các chính sách, pháp luật về đất đai và nhà ở, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng, thẩm định các dự án đầu tư có sử dụng đất, các nghiệp vụ quản lý kinh doanh về đất đai và nhà ở, tư vấn về chính sách, luật pháp trong kinh doanh đất, nhà ở…
Sau khi tốt nghiệp có khả năng xây dựng, hoạch định các chính sách kinh tế - quản lý đất đai và nhà ở; tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động tác nghiệp trong hệ thống quản lý đất đai nhà ở các cấp, cũng như việc xây dựng, quản lý các hoạt động kinh doanh về đất đai và nhà ở, có thể tham gia đảm nhiệm các công việc ở các cơ quan Chính phủ, các cơ quan Bộ, các tổ chức thuộc ngành địa chính từ Trung ương đến các cấp cơ sở, các cơ quan quản lý nhà nước, Văn phòng kiến trúc sư trưởng các cấp, các công ty xây dựng và kinh doanh nhà ở; các công ty kinh doanh và tư vấn về đất đai và nhà ở.

Kinh tế và quản lý công
Trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản để có thể làm việc tốt ở các cơ quan quản lý khu vực công từ Trung ương tới địa phương và các đơn vị hành chính công.
Các kỹ năng yêu cầu một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này cần đạt được bao gồm: Kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong quản lý công, kỹ năng phân tích, đánh giá, kỹ năng sử dụng các công cụ hiện đại trong quản lý công, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra trong quản lý công, kỹ năng ra quyết định quản lý công…
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các cơ quan quản lý công từ Trung ương tới địa phương, các tổ chức công, các trường, viện, trung tâm tư vấn về quản lý công…
Ngành học tương tự: Kinh tế quản lý công cộng
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#11
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Kinh tế - Quản trị - Tài chính
Nhóm ngành Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh tổng hợp
Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh tổng hợp có kiến thức rộng về Kinh tế và chuyên sâu về quản trị kinh doanh, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được đối với người học: Về chuyên môn, ngoài kiến thức chung về kinh tế, sinh viên tốt nghiệp phải có kiến thức chuyên sâu về quản trị kinh doanh (quản trị chiến lược kinh doanh, quản trị sản xuất và tiêu thụ, quản trị văn phòng, quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, quản trị chi phí kinh doanh và quản trị tài chính...), có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và sử dụng ngoại ngữ trong quản trị và điều hành doanh nghiệp.
Cử nhân Quản trị kinh doanh tổng hợp sau khi được đào tạo có thể làm việc tại: phòng tổng hợp, trợ lý giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước, tư nhân hoặc liên doanh với nước ngoài, phòng kế hoạch và thị trường, phòng vật tư... hoặc trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp, giảng dạy tại các trường ĐH đào tạo về kinh tế.

Quản trị kinh doanh thương mại
Đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh thương mại có tư duy kinh tế, kinh doanh tổng hợp, nắm vững các quy luật kinh tế thị trường và sản xuất, lưu thông hàng hóa theo cơ chế thị trường, năng động, sáng tạo và có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Biết vận dụng các kiến thức khoa học đặc biệt là khoa học kinh tế, kinh doanh trong việc xây dựng và hoạch định chiến lược, chính sách phát triển ngành thương mại và của doanh nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về lý thuyết và thực tế hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ, thành thạo các nghiệp vụ cơ bản về quản trị và kinh doanh ở các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ, tin học và một số công cụ hiện đại khác phục vụ cho công tác chuyên môn.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại - dịch vụ ở trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý tầm vĩ mô: Các Ban trực thuộc Trung ương, Chính phủ, Quốc hội, các vụ của Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, các ban ngành, phòng trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các sở..., các cơ quan quản lý tầm vi mô: Phòng kinh doanh và phòng xuất nhập khẩu tại Tổng công ty, Liên hiệp công ty, công ty và doanh nghiệp. Người học cũng có thể tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu và trường ĐH, CĐ. Đặc biệt, người học có thể tự tổ chức kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Quản trị kinh doanh quốc tế
Đào tạo các cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế (Quản trị kinh doanh đối ngoại) am hiểu các kiến thức cơ bản, hiện đại về quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh quốc tế nói riêng, có khả năng tự lập nghiệp.Các kỹ năng cần đạt được của người học: Tư vấn xây dựng chiến lược, các phương án kinh doanh và các tác nghiệp kinh doanh, quản lý điều hành doanh nghiệp, trước hết là ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, liên doanh với nước ngoài, các dịch vụ đối ngoại, trang bị các kiến thức nghiệp vụ về xuất, nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, và các dịch vụ thu ngoại tệ như: Xây dựng chiến lược kinh doanh, nghiên cứu thị trường nước ngoài, đàm phán và ký kết hợp đồng; triển khai và hoàn tất một nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, hỗ trợ và điều hành các hoạt động thường nhật của các doanh nghiệp.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các bộ, ngành, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể đảm nhiệm vai trò trợ lý văn phòng hoặc trợ lý kinh doanh trong các doanh nghiệp, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các công ty nước ngoài ở Việt Nam hoặc công ty Việt Nam ở nước ngoài…

Thương mại quốc tế
Đào tạo cử nhân thương mại quốc tế có tư duy kinh tế tổng hợp và quản trị kinh doanh thương mại quốc tế, phân tích được các quy luật vận động của thị trường thế giới và khu vực. Trên cơ sở đó, có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản trị kinh doanh thương mại quốc tế ở nước ta trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới và năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Nắm vững các lý thuyết về thương mại quốc tế để hoạch định chiến lược và chính sách quản lý, kinh doanh thương mại quốc tế, nắm vững các thông tư, nghị định, chính sách kinh tế của Nhà nước, công ước, luật pháp thương mại quốc tế, thành thạo hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như: khả năng nghiên cứu dự báo, lập kế hoạch, quản lý, bán hàng, thành thạo quy trình nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế như: đàm phán ký hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương, quản trị kinh doanh thương mại quốc tế. Đồng thời phải thông thạo từ một đến hai ngoại ngữ và sử dụng tốt công cụ tin học trong công việc.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có thương mại quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ quan hợp tác quốc tế, tổ chức quốc tế về thương mại, giảng dạy thương mại quốc tế ở các trường ĐH, CĐ hoặc có thể tự tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu.

Quản trị nguồn nhân lực
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nhân sự có chất lượng cao, am hiểu sâu chuyên môn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực, nhất là trong các doanh nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Có kỹ năng về phân tích, đánh giá các mặt liên quan đến quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, có khả năng xây dựng và tổ chức các hoạt động lao động của một tập thể trong các doanh nghiệp, nắm chắc và vận dụng đúng đắn các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người lao động trong lĩnh vực lao động - tiền lương.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Chủ yếu làm việc ở các phòng Tổ chức Hành chính, Nhân sự, Lao động - Tiền lương trong các cơ quan doanh nghiệp. Có thể công tác tại các cơ quan Trung ương và địa phương, trong các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học và các trường ĐH, CĐ về lĩnh vực quản lý con người trong lao động.

Quản trị kinh doanh Bất động sản
Đào tạo cử nhân có kiến thức khoa học về quản lý, kinh doanh và nghiệp vụ quản trị kinh doanh bất động sản, có kỹ năng thực hành các tác nghiệp trong kinh doanh và quản lý bất động sản, năng động, sáng tạo và có khả năng khởi nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được sau khi được đào tạo: Xây dựng, thiết kế các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, tổ chức triển khai thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bất động sản, tác nghiệp quản lý vận hành các công trình bất động sản, xây dựng và hoạch định các cơ chế, chính sách về kinh doanh và thị trường bất động sản.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các công ty kinh doanh địa ốc, các công ty tư vấn nhà đất, các công ty xây dựng, các công ty kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các ngân hàng, các công ty quản lý vận hành các công trình bất động sản: các tóa nhà trung tâm thương mại, văn phòng; các khách sạn; các khu chung cư cao cấp, các cơ quan quản lý Nhà nước về bất động sản từ trung ương đến địa phương thuộc các ngành xây dựng, tài chính, quản lý đất đai; các văn phòng đăng ký đất đai - bất động sản, các trường ĐH, CĐ và TCCN và các viện nghiên cứu.

Thẩm định giá
Trang bị cho người học một tư duy chiến lược về đánh giá giá trị trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (DN), có kiến thức và năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực định giá giá trị tài sản, bất động sản và hàng hóa, nắm vững và sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá giá trị để xác lập và khẳng định các mức giá cho hàng hóa, dịch vụ thông thường và các bất động sản, tài sản, giá trị doanh nghiệp. Người học có thể trở thành chuyên viên và nhà quản lý về lĩnh vực định giá và thẩm định giá, có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Có khả năng ứng dụng lý thuyết đã được trang bị để đánh giá giá trị các tài sản, bất động sản, gía trị doanh nghiệp, dự án đầu tư và giá cả hàng hóa dịch vụ, có khả năng tư vấn một cách khách quan cho cả người bán lẫn người mua trong việc đưa ra các quyết định trong giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ thông thường cũng như các bất động sản và tài sản doanh nghiệp, có kỹ năng quản lý các hoạt động trong lĩnh vực đánh giá giá trị, thành thạo các phương pháp đánh giá giá trị để xác lập và khẳng định các mức giá trị cho các giao dịch trao đổi trong nền kinh tế thị trường.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: các cơ quan quản lý nhà nước như cục vật giá thuộc bộ tài chính, các sở tài chính trực thuộc các tỉnh, thành phố, các công ty luật, công ty tài chính và các Hội đồng trọng tài, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các liên doanh, các hiệp hội đánh giá giá trị địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế, giảng dạy tại các trường ĐH khối kinh tế, các khoa kinh tế của các trường ĐH khác.

Marketing
Đào tạo các cử nhân có kiến thức và năng lực chuyên môn sâu về lĩnh vực marketing và Quản trị kinh doanh, đảm nhiệm được các vị trí nghề nghiệp trong lĩnh vực marketing như: quản lý bán hàng, quản lý sản phẩm, lập kế hoạch marketing..., năng động, sáng tạo, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. Các kỹ năng cần đạt được sau khi được đào tạo: Thực hiện được mọi công việc chuyên môn thuộc chức năng quản trị marketing trong các doanh nghiệp và tổ chức (cả kinh doanh và phi kinh doanh), bao gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược và kế hoạch marketing (chiến lược và kế hoạch kinh doanh), thực hiện các nghiên cứu marketing: nghiên cứu thị trường, hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu sản phẩm, phân phối, tổ chức và quản lý hệ thống thông tin marketing phục vụ việc ra quyết định kinh doanh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và quản lý sản phẩm trên thị trường, xây dựng và quản lý thương hiệu hàng hóa, định giá, xây dựng và thực hiện các chiến lược về giá, tổ chức và quản lý hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tổ chức và quản lý lực lượng bán hàng của doanh nghiệp, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:Các phòng ban và bộ phận thuộc chức năng quản trị marketing trong các doanh nghiệp kinh doanh: phòng tiêu thụ, phòng bán hàng, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận phát triển sản phẩm mới; các doanh nghiệp và tổ chức cung cấp các dịch vụ marketing chuyên môn hóa như: các công ty nghiên cứu thị trường, công ty quảng cáo, công ty tư vấn marketing; các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và hoạch định chính sách: các bộ, cơ quan quản lý kinh tế địa phương (Marketing vĩ mô), các tổ chức phi lợi nhuận: tổ chức chính trị - xã hội.

Quản trị quảng cáo
Đào tạo cử nhân Quản trị quảng cáo có trình độ chuyên môn cao cả về lĩnh vực kinh doanh và trong ngành quảng cáo, các cử nhân sau khi ra trường thực sự là những nghệ nhân điêu luyện của nghề quảng cáo, vừa có kiến thức chung về kinh tế, marketing, vừa có kiến thức văn hóa, nghệ thuật và kỹ năng nghề nghiệp như đạo diễn và quay phim, chụp ảnh, sáng tạo kịch bản, hội họa... Người học có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Khả năng thiết kế thông điệp quảng cáo (bao gồm cả việc sáng tạo nội dung quảng cáo, thiết kế và lựa chọn các yếu tố minh hoạ, trình bày maket quảng cáo), khả năng thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, thiết kế biểu trưng logo, tạo dáng sản phẩm, lập kế hoạch quảng cáo cho các doanh nghiệp, lựa chọn và phối hợp các phương tiện truyền thông trong một chiến dịch quảng cáo, dự toán ngân sách và đánh giá hiệu quả quảng cáo...
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Tư vấn cho mọi loại hình doanh nghiệp (Nhà nước, tư nhân, liên doanh, nước ngoài...), các cơ quan truyền thông (Đài phát thanh, đài truyền hình, báo chí, các nhà cung cấp dịch vụ Internet...) về lĩnh vực quảng cáo, đảm nhận được các vị trí quản trị về quảng cáo trong các doanh nghiệp, trong các hãng quảng cáo cũng như trong các cơ quan truyền thông, giảng dạy môn học Quảng cáo, Marketing tại các trường ĐHvà CĐ có đào tạo về kinh tế…

Quản trị kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch
Đào tạo cán bộ Quản trị kinh doanh và hướng dẫn viên du lịch cho ngành du lịch nói chung và cho các doanh nghiệp du lịch lữ hành nói riêng đảm bảo các yêu cầu: Có kiến thức rộng và vững chắc về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên sâu về Quản trị kinh doanh du lịch Lữ hành và hướng dẫn du lịch, năng động, sáng tạo, có khả năng tự lập nghiệp (tạo lập doanh nghiệp mới). Các kỹ năng cần đạt được bao gồm kỹ năng kết hợp tốt lý luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, phân tích hoạt động kinh doanh, quản trị cơ sở vật chất - kỹ thuật trong các công ty lữ hành, công ty du lịch..., xây dựng các chương trình du lịch trong các doanh nghiệp du lịch lữ hành và dịch vụ, kỹ năng hướng dẫn du lịch theo các tuyến du lịch hoặc các khu và các điểm du lịch, kỹ năng nghiên cứu những vấn đề về kinh tế du lịch.
Tốt nghiệp ra trường, có thể làm tại các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp du lịch quốc tế và nội địa, các văn phòng du lịch, đại lý du lịch các khu dịch vụ, vui chơi giải trí, các điểm du lịch ở trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu kinh tế nói chung, du lịch nói riêng và các trường đào tạo về du lịch, làm hướng dẫn viên du lịch cho các công ty, hãng du lịch nội địa và quốc tế

Quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn
Đào tạo cán bộ cho nền kinh tế quốc dân nói chung, ngành du lịch nói riêng có trình độ ở bậc ĐH, về chuyên môn: Có kiến thức rộng và vững chắc về quản lý Kinh tế và Quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về kinh tế du lịch, quản trị kinh doanh du lịch và khách sạn, có khả năng tự lập nghiệp . Các kỹ năng cần đạt được: Khả năng kết hợp tốt giữa lý luận và thực tiễn để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, phân tích hoạt động trong kinh doanh, khả năng quản trị cơ sở vật chất - kỹ thuật, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị marketing trong các hãng du lịch, khách sạn - nhà hàng, khả năng nghiên cứu những vấn đề về kinh tế và du lịch.
Tốt nghiệp ra trường, có thể làm việc tại: Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ giải trí và các doanh nghiệp dịch vụ, đặc biệt là các khách sạn quốc tế và văn phòng đại diện của các tổ chức và các cơ quan, doanh nghiệp. Ngoài ra cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu về kinh tế nói chung, du lịch nói riêng và các trường đào tạo về du lịch.

Quản trị chất lượng
Trang bị cho sinh viên những kiến thức về quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước về chất lượng, quản lý chất lượng sản phẩm ở phạm vi doanh nghiệp, bao gồm: biện pháp bảo đảm chất lượng và biện pháp quản lý chất lượng đồng bộ của doanh nghiệp. Tốt nghiệp ngành này, sinh viên được trang bị các kỹ năng cơ bản sau: Kỹ năng dự báo và hoạch định, kỹ năng thiết kế hệ thống, kỹ năng xây dựng và ban hành các văn bản, kỹ năng điều hành, kỹ năng thống kê và kiểm soát để có thể thiết kế và triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo các chuẩn mực quốc gia và quốc tế ở các doanh nghiệp, các cơ quan và tổ chức liên quan.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: các phòng quản trị chất lượng, phòng kế hoạch ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các cơ quan quản lý nhà nước theo ngành và địa phương, đảm nhận công việc liên quan đến việc tổ chức xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ (TQM), hệ thống IS09000, giảng dạy tại các trường ĐH, CĐ và TCCN về kinh tế.

Quản trị kinh doanh Công nghiệp và xây dựng
Trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản về các nội dung quản trị kinh doanh các loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường, có khả năng quản trị điều hành các mặt hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trên, có kiến thức chuyên môn, phương pháp, bản lĩnh trong việc thực hiện công việc quản trị doanh nghiệp, có khả năng tự lập nghiệp. Các kỹ năng cần đạt được: Kỹ năng dự báo và hoạch định, kỹ năng tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, kỹ năng thông tin và phân tích, kỹ năng nghiên cứu định tính và định lượng, kỹ năng điều hành và kiểm tra. Các kỹ năng này được gắn kết và thể hiện qua kỹ năng viết, truyền đạt và giao tiếp.
Sau khi tốt nghiệp, có thể tham gia làm việc tại: phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, bộ phận quản trị điều hành trong các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, giao thông và bưu chính hoặc tại các tổ chức hoạt động quản lý có tính chất công nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương về công nghiệp và xây dựng, giảng dạy tại các trường.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#12
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối ngành Kinh tế - Quản trị - Tài chính
Nhóm ngành Kế toán – Tài chính – Ngân hàng
Kế toán tổng hợp
Đào tạo cử nhân kế toán tổng hợp có khả năng soạn thảo văn bản và tổ chức công tác kế toán, cụ thể: Có khả năng soạn thảo các văn bản pháp lý về kế toán (Luật hoặc pháp lệnh kế toán, điều lệ, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán...), xây dựng được các mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau cũng như mô hình cụ thể về tổ chức chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán và tài chính, có kỹ năng phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng tự lập nghiệp.
Các kỹ năng cần đạt được: Xây dựng được các mô hình chung về tổ chức hạch toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau, lập chứng từ kế toán, sổ sách kế toán và tổ chức kế toán quản trị, lập và phân tích báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng hướng dẫn, tư vấn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp lý, các mô hình tổ chức hạch toán đã xây dựng.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Phòng Kế toán - Tài chính, phòng Kế hoạch tiền lương tại các doanh nghiệp thuộc các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế khác nhau hoặc các cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng soạn thảo văn bản pháp lý về kế toán nói riêng và về kinh tế, quản lý nói chung, các đơn vị có chức năng tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán thuộc các cơ quan Nhà nước Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành hoặc các doanh nghiệp, các công trình, các dự án thuộc các nguồn ngân sách khác nhau và các đơn vị sự nghiệp có thu.
Ngành học tương tự: Kế toán, Kế toán doanh nghiệp

Kiểm toán
Đào tạo các cử nhân kiểm toán kinh tế có trình độ nghề nghiệp tương đương với chức danh kiểm toán viên đồng thời có khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán-kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác; có phẩm chất chính trị tốt theo yêu cầu chung của cử nhân kinh tế và theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
Kỹ năng cần đạt được: Khả năng hoạch định chính sách và tổ chức hoạt động kiểm toán thuộc các cơ quan nhà nước, các hiệp hội kế toán - kiểm toán và các tổ chức kinh tế xã hội khác, lập chứng từ kế toán, kiểm tra sổ sách báo cáo kế toán, lập báo cáo kiểm toán nội bộ, xây dựng được các mô hình chung về tổ chức kiểm toán ở doanh nghiệp thuộc các loại hình khác nhau.
Cử nhân tốt nghiệp chuyên ngành Kiểm toán có thể có công tác tại: cơ quan Kiểm toán Nhà nước Trung ương và địa phương, các công ty kiểm toán, tư vấn tài chính, các công ty kiểm soát chất lượng kiểm toán, các bộ phận làm chức năng kiểm soát nội bộ ngành và nội bộ địa phương như: thanh tra các bộ, ngành hoặc kiểm soát chuyên ngành (về tài chính), các đơn vị có chức năng kiểm tra tài chính, các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp, văn phòng tư vấn kế toán - kiểm toán…
Ngành học tương tự: Kế toán kiểm toán

Tài chính nhà nước
Đào tạo cử nhân kinh tế ngành Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Tài chính nhà nước có năng lực nghiên cứu, nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quản lý tài chính nhà nước. Cụ thể là đánh giá những nét cơ bản của các chính sách tài chính nhà nước như: chính sách thuế, chính sách vay nợ, chính sách chi tiêu và đầu tư của nhà nước.
Quản lý tài chính nhà nước: lập dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), tổ chức thực hiện dự toán NSNN, và lập quyết toán NSNN ở các cấp; lập kế hoạch thu thuế và tổ chức thực hiện kế hoạch thu thuế; lập và thẩm định các dự án chi tiêu của nhà nước. Quản lý tài chính, kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp; lập các báo cáo thuế/các tờ khai thuế; tính đúng và đủ các khoản thuế phải nộp; tư vấn thuế cho các doanh nghiệp.
Cử nhân chuyên ngành Tài chính nhà nước có thể làm việc tại các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, các quỹ đầu tư từ trung ương đến địa phương; các đơn vị hành chính - sự nghiệp từ trung ương đến cơ sở; các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty kiểm toán và tư vấn thuế.

Tài chính doanh nghiệp
Đào tạo cử nhân tài chính doanh nghiệp có kiến thức quản lý kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý tài chính ở tầm vĩ mô và vi mô, có khả năng lập và chấp hành ngân sách nhà nước, chính sách tài chính quốc gia. SV tốt nghiệp sẽ nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, biết cách sử dụng tốt nhất các phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp trong mối quan hệ tổng thể của doanh nghiệp với nền kinh tế, biết tiếp cận với thị trường vốn và cách thức vận hành của thị trường này.
Các kỹ năng cần đạt được: Nghiệp vụ huy động vốn của doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý tài sản cố định, tài sản lưu động của doanh nghiệp, nghiệp vụ phân tích tài chính của doanh nghiệp, nghiệp vụ quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp, nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư, thành thạo các nghiệp vụ khác trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác quản lý tài chính, kế toán ở các cấp trung ương như các Bộ, ngành tới các công ty, các doanh nghiệp, các ngân hàng, hoặc giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.

Tài chính công
Đào tạo cử nhân ĐH chuyên ngành tài chính công có kiến thức vững về lý luận cơ bản của tiền tệ, ngân hàng và tài chính, có khả năng vân dụng kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước, quản lý điều hành ngân sách nhà nước, đồng thời có thể vận dụng lý luận để giải quyết các vấn đề liên quan đến lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước, biết phân tích những tác động của thuế trên thị trường trong các trường hợp, nắm vững nội dung và các sắc luật thuế hiện hành, có khả năng quản lý, điều hành và tổ chức thực thi các luật thuế ở Việt Nam.
Các kỹ năng cần đạt được: Nghiệp vụ quản lý các nguồn thu của ngân sách nhà nước, nghiệp vụ quản lý các khoản chi của ngân sách nhà nước, nghiệp vụ cân đối ngân sách nhà nước và xử lý bội chi ngân sách nhà nước, nghiệp vụ quản lý công sản, nghiệp vụ quản lý các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước, hoạch định, thực thi chính sách tài khóa, thành thạo các nghiệp vụ khác trong lĩnh vực tài chính công.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý thuế, nghiên cứu tư vấn các vấn đề về thuế và các công tác ở các ngân hàng, kho bạc, các cơ quan từ cấp bộ tới các công ty, các doanh nghiệp, hoặc giảng dạy ở các trường ĐH, CĐ.

Đầu tư tài chính
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về thị trường tài chính và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Nắm vững các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán như: hoạt động của thị trương chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, mua bán và môi giới chứng khoán... Ngoài ra sinh viên còn nắm vững các kiến thức về định giá chứng khoán, xây dựng và quản trị một danh mục đầu tư chứng khoán hiệu quả.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư tài chính có thể làm việc ở các công ty chứng khoán (ở các vị trí như: nhân viên phân tích thị trường, nhân viên môi giới, nhân viên tư vấn đầu tư và niêm yết...), các quỹ đầu tư, bộ phận đầu tư chứng khoán ở các loại hình doanh nghiệp khác. Ngoài ra, cũng có thể làm việc ở các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán như: Ủy ban chứng khoán nhà nước, các trung tâm giao dịch chứng khoán.

Kinh doanh bảo hiểm
Đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức toàn diện về ngành Tài chính - Ngân hàng và kiến thức chuyên sâu về ngành bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có chuyên môn cao về quản lý ở các tổ chức tài chính nói chung, các tổ chức bảo hiểm nói riêng.
Sinh viên tốt nghiệp có thể công tác tại các tổ chức bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, cơ quan bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế); cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội); các tổ chức tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ...) và các tổ chức kinh tế xã hội khác (với tư cách là người quản trị tài chính về rủi ro và bảo hiểm.)

Ngân hàng
Đào tạo cử nhân ngân hàng và thị trường tài chính có kiến thức về quản lý kinh tế nói chung trong nền kinh tế thị trường, biết vận dụng tổng hợp những kiến thức kinh tế vào công tác quản lý hệ thống ngân hàng và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, có kiến thức về hệ thống ngân hàng, cơ chế vận hành của hệ thống này, biết vận dụng những kiến thức về ngân hàng - tài chính để lập và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, nắm được những nguyên tắc cơ bản về quản trị và kinh doanh trong các tổ chức tín dụng, nắm vững công nghệ ngân hàng hiện đại, quản lý tốt các tổ chức tín dụng trong mối quan hệ tổng thể của hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
Các kỹ năng cần đạt được: Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng, nghiệp vụ quản lý khả năng thanh toán của ngân hàng, tín dụng và đầu tư của ngân hàng, nghiệp vụ kế toán, thanh toán của ngân hàng, nghiệp vụ quản lý nhà nước của ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng, hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán của ngân hàng…
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Tại các cơ quan ngân hàng nhà nước Việt Nam ở Trung ương và địa phương, ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng và các cơ quan doanh nghiệp hoặc làm cán bộ giảng dạy về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng tại các trường đại học, CĐ và trung học chuyên nghiệp.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#13
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối Các ngành nghề khác
Nhóm ngành Y - Dược
Bác sĩ đa khoa
Đào tạo Bác sĩ đa khoa có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức y học cơ sở vững chắc, kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học lâm sàng và cộng đồng, kết hợp được y học hiện đại với y học cổ truyền, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bác sĩ đa khoa sau khi tốt nghiệp có các kỹ năng khám và chữa bệnh như: Chẩn đoán và xử trí một số bệnh nội khoa thông thường; Xử trí một số cấp cứu thường gặp trong nội khoa tuyến y tế cơ sở, chẩn đoán và xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp trong ngoại khoa; Thực hiện các kỹ thuật tiểu phẫu; Chẩn đoán định hướng một số bệnh chuyên khoa, thực hiện nột số kỹ thuật đơn giản trong chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình và đỡ đẻ thường; Thực hiện một số xét nghiệm đơn giản phục vụ cho chẩn đoán ban đầu, chỉ định và nhận định kết quả một số xét nghiệm cơ bản phục vụ cho chẩn đoán; Sử dụng một số bài thuốc y học cổ truyền đơn giản, chữa bệnh không dùng thuốc, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp….
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: các bệnh viện, Các cơ sở y tế và một số ban ngành có nhu cầu sử dụng bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt
Đào tạo Bác sỹ Răng - Hàm - Mặt có y đức; có kiến thức khoa học cơ bản; có kiến thức cơ bản của y học và nha khoa hiện đại; có kiến thức và kỹ năng thực hành trong dự phòng và điều trị các bệnh răng miệng cho cá nhân và cộng đồng; có khả năng kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền; có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ răng miệng cho nhân dân.

Sau khi tốt nghiệp, bác sĩ Răng - Hàm - Mặt có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc sau: Làm công tác tư vấn, giáo dục sức khoẻ, tổ chức chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Răng Hàm Mặt , bảo vệ vệ sinh môi trường và đề xuất những biện pháp xử lý thích hợp; Chẩn đoán và xử trí những bệnh Răng Hàm Mặt thông thường: sâu răng, nha chu,viêm nhiễm răng miệng; Chẩn đoán và xử trí ban đầu một số bệnh Răng Hàm Mặt như: lệch lạc răng, mất răng, ung thư, dị tật bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương hàm mặt...; Xử trí được các trường hợp cấp cứu Răng Hàm Mặt như chảy máu sau nhổ răng, viêm tuỷ răng, gãy xương hàm...; Sử dụng kết hợp được một số biện pháp Y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh Răng hàm mặt; Quản lý được một cơ sở điều trị nha khoa.

Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các Trường/Khoa Răng Hàm Mặt của Trường Đại học, các Bệnh viện, Viện và các cơ sở y tế khác.

Bác sĩ Y học cổ truyền
Đào tạo Bác sỹ y học cổ truyền có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở vững chắc; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về y học hiện đại và Y học Phương Đông; có khả năng tiếp thu thừa kế và phát triển vốn Y cổ truyền, kết hợp được Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng bệnh và chữa bệnh, có khả năng tự học vươn lên để đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Bác sĩ y học cổ truyền được trang bị các kỹ năng: Khám và chữa một số bệnh và một số chứng bệnh thường gặp bằng Y học cổ truyền kết hợp với Y học hiện đại; Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu, chỉ định và hiểu rõ ý nghĩa một số xét nghiệm thường quy và một số xét nghiệm đặc hiệu cho các bệnh thường gặp; Làm được các bệnh án Y học cổ truyền và Y học hiện đại bao gồm: Chẩn đoán nguyên nhân, bát cương, tạng phủ, bệnh danh theo Lý, Pháp, Phương dược (khi dùng thuốc); theo Lý, Pháp, Kinh, Huyệt (khi châm cứu xoa bóp) để điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân (biện chứng luận trị); Làm được các thủ thuật điều trị như : Châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, dưỡng sinh, thực hành bệnh viện (băng bó vết thương, cố định tạm thời, tiêm chích, lấy bệnh phẩm, chọc dò, thụt tháo...) bằng Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại khi cần thiết; Làm một số thủ thuật (Bộ Y tế cho phép) chăm sóc bệnh nhân tại nhà và phục hồi chức năng tại cộng đồng bằng phương pháp Y học cổ truyền kết hợp Y học hiện đại….
Nơi làm việc sau tốt nghiệp: Các Bệnh viện, Viện Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, các Khoa Y học cổ truyền của bệnh viện đa khoa và các cơ sở y tế khác.

Dược sĩ đại học
Đào tạo Dược sĩ có đạo đức tốt, có kiến thức khoa học cơ bản và y-dược học cơ sở vững, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn cơ bản để cộng tác với Bác sỹ y khoa hướng dẫn người bệnh hoặc nhân dân sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; sản xuất, quản lý và cung ứng thuốc tốt; có khả năng tự học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Sau khi tốt nghiệp, dược sĩ đại học có thể làm việc trong các lĩnh vực sau: Hướng dẫn sử dụng thuốc (Hướng dẫn sử dụng thuốc thông thường chữa một số bệnh thường gặp trong cộng đồng. Tư vấn cho thầy thuốc chỉ định thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Thông tin thuốc cho cán bộ y tế, bệnh nhân và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc); Bào chế, sản xuất thuốc (Bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường và một số dạng thuốc mới, chế biến một số vị thuốc cổ truyền thông thường); Quản lý và cung ứng thuốc (Tham gia vào việc đảm bảo chất lượng thuốc, cung ứng thuốc, một số dụng cụ y tế và mỹ phẩm, tham gia lập, điều hành, triển khai kế hoạch về dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các hoạt động chuyên môn về dược trong các chương trình y tế quốc gia).
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: các công ty, xí nghiệp sản xuất thuộc, các công ty kinh doanh phân phối thuốc, các nhà thuốc, các cơ sở dược nhà nước và tư nhân.

Cử nhân điều dưỡng
Đào tạo cử nhân điều dưỡng có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức, và kỹ năng điều dưỡng cơ bản vững chắc, có thái độ đúng mực; có khả năng quản lý, tổ chức và thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho người bệnh cũng như trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; có khả năng tự học và học vươn lên góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân điều dưỡng có các kỹ năng: Tổ chức thực hiện tốt y lệnh của bác sĩ, đề xuất các biện pháp xử lý hợp lý, phối hợp với bác sĩ để chăm sóc và nâng cao sức khoẻ người bệnh; Thực hiện được đầy đủ và thành thạo các kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại các cơ sở y tế điều trị; Xây dựng, lập kế hoạch thực hiện và tổ chức thực hiện quy trình điều dưỡng tại các cơ sở y tế điều trị; Làm tốt công tác quản lý ngành, tham gia tổ chức và đào tạo cán bộ điều dưỡng và các nhân viên y tế; Áp dụng y học cổ truyền trong công tác chăm sóc, phòng và chữa bệnh cho nhân dân; Tham gia phát hiện sớm các bệnh dịch tại địa phương và đề xuất các biện pháp phối hợp nhằm phòng chống dịch; Tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và cộng đồng.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: các bệnh viện, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.

Cử nhân Y tế công cộng
Đào tạo Cử nhân YTCC có y đức, sức khoẻ; có kiến thức về khoa học cơ bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, y tế công cộng; có kỹ năng thực hành cơ bản về YTCC để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên trong cộng đồng; có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Y tế công cộng có được các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc sau: Tham gia xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng; Tham gia xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp; Lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng; Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình sức khoẻ tại cộng đồng; Tham gia giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống dịch tại cộng đồng; Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành vi có lợi cho sức khoẻ.
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp: Các trường, Viện Nghiên cứu, Trung tâm y tế dự phòng, Sở y tế/ Các trung tâm y tế và các cơ sở y tế khác có liên quan đến y tế công cộng và y học dự phòng.

Cử nhân Kỹ thuật y học
Đào tạo Cử nhân Kỹ thuật y học chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu trình độ đại học có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở và kỹ năng chuyên ngành sâu để thực hiện tốt nhiệm vụ điều trị, quản lý, truyền đạt kỹ năng chuyên ngành Vật Lý Trị Liệu. Có khả năng tự học vươn lên đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Sinh viên trong quá trình học tập đượ trang bị những kiến thức và kỹ năng: K
iến thức cơ bản về y học, khả năng phòng ngừa các thương tật thứ cấp; Lượng giá VLTL các trường hợp bệnh phức tạp; Đưa ra mục tiêu, lập kế hoạch điều trị và tiên lượng phù hợp trên từng trường hợp cụ thể; Thực hiện thành thạo các kỹ thuật chuyên ngành sâu Vật Lý Trị Liệu; Chuyển giao kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cho bệnh nhân, gia đình bệnh nhân, sinh viên và cán bộ y tế khác….
Nơi làm việc sau khi tốt nghiệp:
Các Trường, Viện, Bệnh Viện trung ương, thành phố, Trung tâm Chỉnh hình-Phục hồi chức năng và các cơ sở y tế khác.

Ngành học tương tự: Cử nhân Vật lý trị liệu

Quản trị bệnh viện
Sinh viên ngành Quản trị bệnh viện được trang bị nhiều kiến thức từ các kiến thức căn bản về y dược như: sinh lý y khoa, sinh hóa y khoa, giám định y khoa - pháp y, dịch tễ học… và các kiến thức quản trị kinh doanh như: quản trị nhân sự, marketing, quản trị tài chính - kế toán, quản trị môi trường… đến các kiến thức được kết hợp giữa y dược và quản trị kinh doanh như: kinh tế y tế, quản lý các chương trình y tế, kiến trúc bệnh viện, quản lý dược… Ngoài ra, sinh viên còn được cung cấp kiến thức bổ trợ về tiếng Anh, công nghệ thông tin dùng trong bệnh viện với các phần mềm quản lý bệnh viện.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị bệnh viện có khả năng tổ chức và điều hành cơ sở y tế, bệnh viện công lập, bệnh viện tư… Trong các bệnh viện có rất nhiều vị trí dành cho một quản trị viên như: điều hành phòng kế hoạch tổng hợp, phòng tổ chức hành chính, quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện. Ngoài ra, có thể làm công việc quản trị các cơ sở kinh doanh, cơ quan nghiên cứu, giáo dục; tổ chức và tham gia các hoạt động y tế công lập cũng như của các tổ chức phi chính phủ.
 

lehoa012

Điều hành viên
Thành viên BQT
#14
Những ngành học ở bậc Đại học & Cao đẳng

Khối Các ngành nghề khác
Một số ngành khác
Công nghệ cắt may Về chuyên môn, nắm vững những kiến thức cơ bản ngành Công nghệ May; có kỹ năng nghề nghiệp đảm nhận được công việc của một kỹ thuật viên công nghệ may ở các công ty, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc hoặc các cơ sở đào tạo nghề, có khả năng tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; có khả năng nghiên cứu khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế công việc. Cụ thể, SV ngành này sẽ có kiến thức về công nghệ sản xuất may công nghiệp từ khâu chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc; nắm vững phương pháp tổ chức và quản lý chuyền; có khả năng lập quy trình sản xuất sản phẩm may trên chuyền; kiểm tra chất lượng sản phẩm may.
Về Kỹ năng: sử dụng thành thạo các loại máy may trên chuyền; thiết kế được sản phẩm may và thực hiện theo thứ tự các bước công nghệ từ chuẩn bị nguyên phụ liệu cho đến kiểm tra chất lượng sản phẩm; làm được công tác đào tạo chuyên môn cho công nhân; có tay nghề tương đương bậc 3/6.
SV được đào tạo có kiến thức vững vàng, kỹ năng thực hành tốt, có khả năng tiếp tục học ở trình độ cao hơn. Sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở các công ty xí nghiệp may, các cơ sở đào tạo nghề.
Ngành học tương tự: Công nghệ may

Thiết kế thời trang
Ngành này trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành liện quan đến lĩnh vực may mặc, thiết kế thời trang. Cụ thể: công nghệ may, màu sắc, chất liệu các loại nguyên phụ liệu, kỹ thuật may, mỹ thuật trong thiết kế, quản lý công nghệ may… SV ngành này có năng lực cụ thể: phác họa mẫu và ứng dụng thiết kế mẫu; thu thập, phân tích và tổng hợp và thể hiện ý tưởng trên mẫu mới; tìm hiểu, so sánh, chọn lọc và phát triển các xu hướng thời trang thế giới kết hợp hài hòa với văn hoá mặc dân tộc Việt Nam; nắm vững nguyên tắc vẽ và phương pháp thiết kế các sản phẩm may; nắm vững nguyên tắc tổ chức và quản lý sản xuất mặt hàng thời trang; có khả năng thiết lập mạng lưới kinh doanh hàng thời trang.
Cử nhân ngành Thiết kế thời trang có thể đảm nhiệm các công việc tại các doanh nghiệp may, thiết kế thời trang hoặc các cơ sở đào tạo ngành thời trang, viện nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực thời trang; có khả năng tự tổ chức quản lý sản xuất những cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực may mặc.
Ngành học tương tự: Công nghệ may và thiết kế thời trang

Công nghệ in Công nghệ in là một ngành khá đặc biệt, ít trường đào tạo.Ngành này trang bị kiến thức liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất in và các mối quan hệ kỹ thuật – công nghệ – kinh tế – văn hóa giữa các công đoạn sản xuất của quá trình đó. Kỹ sư ngành công nghệ in có kỹ năng thực hiện các công việc cụ thể của một công đoạn sản xuất in; có khả năng chỉ đạo, tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ phù hợp vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất in; có khả năng tiếp cận, triển khai các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ in có thể đảm nhiệm công việc tại các phân xưởng in, thành phẩm, các phòng thiết kế in, các công ty cung cấp thiết bị vật tư ngành in, các nhà xuất bản, các công ty, xí nghiệp cần dùng bao bì đặc thù trong lãnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm…

Kỹ thuật nữ công
Kỹ sư ngành Kỹ thuật nữ công được trang bị kiến thức khoa học cơ bản tốt, kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành vững về các lĩnh vực y trang, chế biến thực phẩm, nuôi dạy trẻ. Ngoài ra, SV tốt nghiệp ngành này có khả năng giảng dạy lý thuyết, thực hành môn nữ công; có khả năng quản lý bếp ăn công nghiệp; có khả năng phát triển sản phẩm mới trong các công ty chế biến thực phẩm và công ty may mặc.

Kỹ sư ngành Kỹ thuật Nữ công có thể làm việc ở các công ty may mặc, có thể tự làm chủ dịch vụ, kinh doanh liên quan đến nữ công, dinh dưỡng (làm bánh, nấu ăn, gói quà…); đồng thời có khả năng tham gia nghiên cứu và giảng dạy ở các trường, viện.

Mỹ thuật ứng dụng
- Ngoài những kiến thức cơ bản về Mỹ thuật, sinh viên ngành này được trang bị những kiến thức cơ bản dành cho Mỹ thuật ứng dụng: Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam – Lịch sử Mỹ thuật thế giới – Triết học – Mỹ học – Tiếp thị học… để trên nền các kiến thức cơ sở đó ngành sẽ được đào tạo để sinh viên có kiếnthức chuyên sâu của chuyên ngành về Nghệ thuật thiết kế trên các lĩnh vực thiết kế về: chữ, logo, biểu tượng, giấy tiêu đề, danh thiếp, bao thư, lịch treo tường, lịch để bàn, Poster, Catalog, sách quảng cáo nhỏ, tờ bướm, tờ rơi, thiết kế bao bì, biết thiết kế trang Web, biết các kỹ thuật chụp, xử lý, sử dụng ảnh phục vụ cho việc thiết kế, thể hiện ý tưởng, kỹ thuật xuất các dữ liệu đồ họa…

- Ra trường, sinh viên ngành Mỹ thuật ứng dụng sẽ có khả năng thiết kế 2 chiều, có khả năng tư duy thị giác, phát triển ý tưởng, sử dụng ngôn ngữ thị giác, các yếu tố thị giác, trên cơ sở am hiểu các nguyên lý thị giác để thực hành sáng tạo các sản phẩm về đồ họa ứng dụng truyền thông hai chiều…Có thể làm việc tại các cơ sở mỹ thuật thuộc mọi thành phần kinh tế, các cơ quan quản lý mỹ thuật, giảng dạy tại các trường có đào tạo chuyên ngành về mỹ thuật.

Quan hệ công chúng
- Chương trình đào tạo cử nhân Quan hệ công chúng cũng bao gồm kiến thức chung dành cho sinh viên khối Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bên cạnh đó sinh viên ngành Quan hệ công chúng còn được đi vào nghiên cứu kiến thức cơ bản cùng kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chiến lược Quan hệ công chúng – Tổ chức sự kiện – Thông tin nội bộ và cộng đồng – So sánh truyền thông – Tạo dựng và quảng bá hình ảnh…
- Theo học ngành đào tạo này, người học sẽ có cơ hội tiếp cận, trao đổi và học hỏi kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành để có thể trở thành người phát ngôn trong các Bộ, ngành, các sở ngoại vụ, các doanh nghiệp, các cơ quan báo chí và truyền thông…


Bảo hộ lao động
- Sinh viên ngành Bảo hộ lao động được học các kiến thức cơ bản về ngành và các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành về Bảo hộ và Lao động một cách có hệ thống và đủ rộng đồng thời với những phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu xã hội học, những điều luật, những quy phạm của hệ thống Luật lao động Việt Nam… để khi ra trường sinh viên có khả năng nghiên cứu, ứng dụng linh hoạt vào thực tế công tác tại các cơ quan, nhà máy xí nghiệp ở những vị trí liên quan đến chuyên ngành.
- Sinh viên học ngành Bảo hộ lao động sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại: Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động…; Tổ chức Công đoàn của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên khắp các lĩnh vực kinh tế,; Làm công tác xã hội trong các cơ quan, tổ chức quần chúng; Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Bảo hộ lao động.


Quản trị văn phòng- Theo học ngành Quản trị văn phòng, ngoài chương trình đại cương, sinh viên sẽ được học kiến thức cơ sở ngành về kinh tế vĩ mô, quản trị văn phòng, luật lao động... Trong đó, chuyên ngành Thư ký văn phòng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: kỹ thuật soạn thảo văn bản, quản trị văn phòng, thủ tục hành chính, nghiệp vụ thư ký văn phòng... Chuyên ngành Văn thư lưu trữ tập trung vào các lĩnh vực: thư viện thông tin, nghiệp vụ văn thư, nghiệp vụ lưu trữ, hành chính học...
- Sinh viên ra trường có thể đảm nhận công việc thư ký giám đốc, thư ký văn phòng tại các doanh nghiệp (chuyên ngành Thư ký văn phòng), hoặc làm công việc văn thư tại các cơ quan, doanh nghiệp (chuyên ngành Văn thư lưu trữ)
 

p3ti_kool

Điều hành viên
Thành viên BQT
#15
p3ti tính học nghiên cứu sinh học. Không biết học ra có việc làm hay ko? CHính xác công việc là làm gì? Xin mọi người hãy chỉ bảo ạ... ^__^
 

Bình luận bằng Facebook

Top