Đó là lời khuyên của cô Trần Thị Hòa - Giáo viên Trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) - gửi đến các thí sinh trước kỳ thi THPT quốc gia năm 2016.
Nội dung kiến thức cần nắm
Cô Trần Thị Hòa đưa ra những nội dung kiến thức, kỹ năng thí sinh cần nắm nhằm giúp đạt điểm trung bình, điểm giỏi môn Tiếng Anh như sau:
Về kiến thức ngôn ngữ, phần động từ (verbs), thí sinh lưu ý, các thì của động từ và sự hòa hợp các thì (tenses and sequence of tenses): Học sinh cần chú ý những ý nghĩa đặc biệt của từng thì. Ví dụ, cách sử dụng hiện tại đơn hoặc hiễn tại tiếp diễn để diễn đạt ý tương lai hay cách dùng thì của động từ trong mệnh đề thời gian khi nói về tương lai …
Với dạng bị động (Passive Voice): Ngoài các dạng bị động cơ bản tương ứng với các thì ở câu chủ động, cần lưu ý các dạng bị động đặc biệt như: Bị động nguyên thể, bị động dùng sau giới từ (pre+ being + PII), dạng câu cầu khiến bị động (have something done), bị động dạng mệnh lệnh, bị động vô nhân xưng …
Danh động từ và động từ nguyên thể (Gerund and infinitive): Cần nhớ những động từ/ cụm động từ/ một số thành ngữ/ giới từ luôn đi sau bởi V-ing; một số động từ khác/ một số tính từ đi sau với To + V / V without to …
Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ (present participle and past participle): Phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ.
Cô Trần Thị Hòa cũng nhấn mạnh thí sinh cần ôn tập và nắm vững sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (subject – verb agreement). Theo đó, thông thường, chủ ngữ số ít thì động từ chia dạng số ít, chủ ngữ số nhiều thì động từ chia số nhiều. Tuy nhiên, chủ ngữ trong tiếng Anh không phải lúc nào cũng dễ xác định theo số ít hoặc số nhiều, vì vậy khi xác định chủ ngữ, cần lưu ý những trường hợp đặc biệt.
Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững cách sử dụng một số động từ có hai hoặc ba từ đã học trong chương trình (phrasal verbs).
Về Modal verbs, học sinh cần: Nắm được dạng và cách dùng của các Modal verbs: can, may, must, should,... diễn đạt những suy đoán cho hiện tại, suy đoán hay than phiền/ phàn nàn về một việc trong quá khứ.
Với nội dung Danh từ (Nouns), cô Trần Thị Hòa lưu ý: Danh từ số ít, số nhiều, danh từ đếm được và không đếm được; ngữ cảnh cho danh từ; một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các tiếp tố: -tion, - ment, -er, the + tính từ...
Tính từ (Adjectives), lưu ý: Vị trí của tính từ trong câu, trật từ các tính từ trong câu (khi câu có nhiều tính từ đi liền nhau), so sánh tính từ và các trường hợp đặc biệt.
Trạng từ (Adverbs), lưu ý: Vị trí của trạng từ trong câu; so sánh trạng từ và các trường hợp đặc biệt.
Đại từ (Pronouns): Cách dùng của các đại từ quan hệ (Relative pronouns): which, who, that,... và các trường hợp đặc biệt( Ví dụ: những trường hợp không dùng đại từ quan hệ “that”, khi nào thì bắt buộc dùng “that”...).
Quán từ (Articles): Cách sử dụng các quán từ: a, an, the và không dùng quán từ.
Giới từ (Prepositions): Cách sử dụng các giới từ: Giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí, phương hướng, mục đích,...
Ngữ âm: Sự khác biệt giữa các nguyên âm và (hoặc) phụ âm gần kề; Cách phát âm âm cuối “-s/es” “-ed”; Trọng âm trong từ đa âm tiết.
Về phần câu và mệnh đề, cô Trần Thị Hòa cho rằng, thí sinh cần tập trung các loại câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, trật tự từ trong các loại câu; cách sử dụng các câu phức, câu ghép với các liên từ, đại từ quan hệ đã học;
Cách sử dụng các câu điều kiện loại I, II và III và các trường hợp đặc biệt (Ví dụ: đảo ngữ của câu điều kiện, điều kiện hỗn hợp…); câu hỏi trực tiếp và gián tiếp và các trường hợp đặc biệt ( gián tiếp dạng mệnh lệnh, đề nghị, khuyên bảo…);
Nắm được một số dạng câu giả định; các dạng đảo ngữ để nhấn mạnh…
Về kỹ năng đọc hiểu: Thí sinh đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản có độ dài khoảng 300 từ về các chủ điểm đã học trong chương trình, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Phần viết lưu ý 3 nội dung: Viết chuyển đổi câu sử dụng các cấu trúc câu đã học; viết nối câu, ghép câu và xác định lỗi sai trong câu liên quan đến kỹ năng viết.
Kỹ năng ôn thi
Với môn Tiếng Anh, điều cô Trần Thị Hòa hết sức lưu ý thí sinh là phải nắm chắc ngữ pháp.
Bên cạnh đó, đề thi thường có các phần: Phát âm và dấu nhấn (Phonetics), từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (Grammar), đọc hiểu (reading), chuyển đổi cấu trúc câu (Transformation).
Để làm tốt bài thi, học sinh phải có vốn từ vựng nhất định, nắm vững phần ngữ pháp và cấu trúc, rèn kỹ năng làm bài - dĩ nhiên là phải làm bài tập nhiều.
“Thầy cô, bạn bè trong nhóm, là nguồn tư vấn và giúp ta hoàn thành các công việc hữu hiệu nhất. Nhưng chìa khóa vẫn là sự nỗ lực của bản thân, gạt bỏ sự lười biếng, và không chủ quan, ỷ lại hay phó mặc. Phải có tâm lý vững vàng, không căng thẳng.
Vì đặc thù của bộ môn tiếng Anh là thấm từ từ, phải có một thời khóa biểu cố định, thường xuyên và mỗi ngày. Trước ngày thi, thư giãn, không lo lắng. Bình tĩnh, tự tin vẫn là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công” – cô Trần Thị Hòa căn dặn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Nội dung kiến thức cần nắm
Cô Trần Thị Hòa đưa ra những nội dung kiến thức, kỹ năng thí sinh cần nắm nhằm giúp đạt điểm trung bình, điểm giỏi môn Tiếng Anh như sau:
Về kiến thức ngôn ngữ, phần động từ (verbs), thí sinh lưu ý, các thì của động từ và sự hòa hợp các thì (tenses and sequence of tenses): Học sinh cần chú ý những ý nghĩa đặc biệt của từng thì. Ví dụ, cách sử dụng hiện tại đơn hoặc hiễn tại tiếp diễn để diễn đạt ý tương lai hay cách dùng thì của động từ trong mệnh đề thời gian khi nói về tương lai …
Với dạng bị động (Passive Voice): Ngoài các dạng bị động cơ bản tương ứng với các thì ở câu chủ động, cần lưu ý các dạng bị động đặc biệt như: Bị động nguyên thể, bị động dùng sau giới từ (pre+ being + PII), dạng câu cầu khiến bị động (have something done), bị động dạng mệnh lệnh, bị động vô nhân xưng …
Danh động từ và động từ nguyên thể (Gerund and infinitive): Cần nhớ những động từ/ cụm động từ/ một số thành ngữ/ giới từ luôn đi sau bởi V-ing; một số động từ khác/ một số tính từ đi sau với To + V / V without to …
Hiện tại phân từ và quá khứ phân từ (present participle and past participle): Phân biệt hiện tại phân từ và quá khứ phân từ.
Cô Trần Thị Hòa cũng nhấn mạnh thí sinh cần ôn tập và nắm vững sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ (subject – verb agreement). Theo đó, thông thường, chủ ngữ số ít thì động từ chia dạng số ít, chủ ngữ số nhiều thì động từ chia số nhiều. Tuy nhiên, chủ ngữ trong tiếng Anh không phải lúc nào cũng dễ xác định theo số ít hoặc số nhiều, vì vậy khi xác định chủ ngữ, cần lưu ý những trường hợp đặc biệt.
Ngoài ra, thí sinh cần nắm vững cách sử dụng một số động từ có hai hoặc ba từ đã học trong chương trình (phrasal verbs).
Về Modal verbs, học sinh cần: Nắm được dạng và cách dùng của các Modal verbs: can, may, must, should,... diễn đạt những suy đoán cho hiện tại, suy đoán hay than phiền/ phàn nàn về một việc trong quá khứ.
Với nội dung Danh từ (Nouns), cô Trần Thị Hòa lưu ý: Danh từ số ít, số nhiều, danh từ đếm được và không đếm được; ngữ cảnh cho danh từ; một số cách hình thành danh từ bằng cách thêm các tiếp tố: -tion, - ment, -er, the + tính từ...
Tính từ (Adjectives), lưu ý: Vị trí của tính từ trong câu, trật từ các tính từ trong câu (khi câu có nhiều tính từ đi liền nhau), so sánh tính từ và các trường hợp đặc biệt.
Trạng từ (Adverbs), lưu ý: Vị trí của trạng từ trong câu; so sánh trạng từ và các trường hợp đặc biệt.
Đại từ (Pronouns): Cách dùng của các đại từ quan hệ (Relative pronouns): which, who, that,... và các trường hợp đặc biệt( Ví dụ: những trường hợp không dùng đại từ quan hệ “that”, khi nào thì bắt buộc dùng “that”...).
Quán từ (Articles): Cách sử dụng các quán từ: a, an, the và không dùng quán từ.
Giới từ (Prepositions): Cách sử dụng các giới từ: Giới từ chỉ thời gian, chỉ vị trí, phương hướng, mục đích,...
Ngữ âm: Sự khác biệt giữa các nguyên âm và (hoặc) phụ âm gần kề; Cách phát âm âm cuối “-s/es” “-ed”; Trọng âm trong từ đa âm tiết.
Về phần câu và mệnh đề, cô Trần Thị Hòa cho rằng, thí sinh cần tập trung các loại câu đơn cơ bản với các dạng tường thuật, phủ định và nghi vấn, trật tự từ trong các loại câu; cách sử dụng các câu phức, câu ghép với các liên từ, đại từ quan hệ đã học;
Cách sử dụng các câu điều kiện loại I, II và III và các trường hợp đặc biệt (Ví dụ: đảo ngữ của câu điều kiện, điều kiện hỗn hợp…); câu hỏi trực tiếp và gián tiếp và các trường hợp đặc biệt ( gián tiếp dạng mệnh lệnh, đề nghị, khuyên bảo…);
Nắm được một số dạng câu giả định; các dạng đảo ngữ để nhấn mạnh…
Về kỹ năng đọc hiểu: Thí sinh đọc hiểu nội dung chính và nội dung chi tiết các văn bản có độ dài khoảng 300 từ về các chủ điểm đã học trong chương trình, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Phần viết lưu ý 3 nội dung: Viết chuyển đổi câu sử dụng các cấu trúc câu đã học; viết nối câu, ghép câu và xác định lỗi sai trong câu liên quan đến kỹ năng viết.
Kỹ năng ôn thi
Với môn Tiếng Anh, điều cô Trần Thị Hòa hết sức lưu ý thí sinh là phải nắm chắc ngữ pháp.
Bên cạnh đó, đề thi thường có các phần: Phát âm và dấu nhấn (Phonetics), từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (Grammar), đọc hiểu (reading), chuyển đổi cấu trúc câu (Transformation).
Để làm tốt bài thi, học sinh phải có vốn từ vựng nhất định, nắm vững phần ngữ pháp và cấu trúc, rèn kỹ năng làm bài - dĩ nhiên là phải làm bài tập nhiều.
“Thầy cô, bạn bè trong nhóm, là nguồn tư vấn và giúp ta hoàn thành các công việc hữu hiệu nhất. Nhưng chìa khóa vẫn là sự nỗ lực của bản thân, gạt bỏ sự lười biếng, và không chủ quan, ỷ lại hay phó mặc. Phải có tâm lý vững vàng, không căng thẳng.
Vì đặc thù của bộ môn tiếng Anh là thấm từ từ, phải có một thời khóa biểu cố định, thường xuyên và mỗi ngày. Trước ngày thi, thư giãn, không lo lắng. Bình tĩnh, tự tin vẫn là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công” – cô Trần Thị Hòa căn dặn.
Nguồn: giaoducthoidai.vn