Thi THPT quốc gia: “Chiêu” ghi nhớ các dấu mốc Lịch sử

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
GD&TĐ - Một trong những nội dung khiến thí sinh lo lắng trước các kỳ thi với môn Lịch sử chính là những dấu mốc và sự kiện lịch sử khó nhớ. Cô Hoàng Thị Bình - giáo viên trung tâm GDTX Triệu Sơn (Thanh Hóa) – chia sẻ những bí quyết giúp giáo viên giúp học sinh vượt qua lo lắng này.


Thổi hồn vào các con số

Môn Lịch sử, các sự kiện, hiện tượng, khái niệm, sau khi giảng một lần không còn lặp lại nữa. Điều này gây khó khăn nhất định cho việc ghi nhớ các sự kiện lịch sử.

Vì vậy, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh một số phương pháp ghi nhớ thời gian, sự kiện lịch sử như sau:

Thứ nhất: Dạy cho học sinh kỹ năng tìm điểm tựa để nhớ các mốc thời gian, sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Khi dạy bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (TK X-XV)” trong phần nói về Ngô Quyền, học sinh cần ghi nhớ các niên đại:

- Năm 898-năm sinh của Ngô Quyền.

- Năm 938 - chiến thắng Bạch Đằng đất nước hoàn toàn độc lập tự do.

- Năm 939 - Ngô Quyền xưng vương.

- Năm 944 – Ngô Quyền mất. Trong đó năm 938 là sự kiện trọng đại học sinh không thể quên sự kiện này - đây là điểm tựa để nhớ các sự kiện khác.

Khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng ông tròn 40 tuổi, một năm sau ông xưng vương, năm năm sau ông mất. Như vậy từ sự kiện năm 938 học sinh có thể nhớ năm sinh, năm mất của Ngô Quyền một cách dễ dàng, nhanh chóng và bền lâu.

Hoặc, trong phần lịch sử lớp 10 bài 38 “Quốc tế thứ nhất và công xã Pa ri năm 1871”, học sinh cần ghi nhớ sự kiện công xã Pa ri năm 1871, đây là một sự kiện quan trọng.

Từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh ghi nhớ những sự kiện lịch sử liên quan như cũng trong năm 1871 quá trình thống nhất nước Đức hoàn thành. Trước đó một năm là năm sinh của nhà lãnh tụ vĩ đại nước Nga: Vlađimi Ilích Ulianốp Lênin năm 1870, và năm 1870 quá trình thống nhất nước Ý được hoàn thành.

Như vậy bằng cách nhớ một được hai, ba sự kiện như vậy học sinh sẽ rất thuận lợi trong ghi nhớ sự kiện lịch sử.

Thứ hai: Nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử với những con số có tính quy luật hoặc đặc biệt:

Ví dụ: Khi dạy học về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trong chương trình lịch sử 10, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ những mốc thời gian sau:

+ Cuộc kháng chiến lần 1 xảy ra vào năm 1258.

+ Cuộc kháng chiến lần 2 xảy ra vào năm 1285.

+ Cuộc kháng chiến lần 3 xảy ra vào năm 1287 – 1288.

Nếu ghi nhớ đơn lẻ theo kiểu học vẹt thì rất dễ quên, giáo viên có thể chỉ ra điểm chung của 3 cuộc kháng chiến này đều xảy ra vào thế kỷ XIII. Hơn nữa lần thứ nhất là năm 1258 lần thứ hai chỉ cần đảo hai số cuối thành 1285 và lần ba là hai số liên tiếp 87-88 là năm 1287-1288.

Bằng cách ghi nhớ các sự kiện lịch sử như vậy học sinh có thể ghi nhớ nhanh, bền vững thời gian xảy ra các sự kiện lịch sử.

Hoặc: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam lớp 10, học sinh phải nhớ thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là từ năm 1418-1427 và thời gian tồn tại của vương triều Lê sơ (1428-1527).

Nếu chỉ liệt kê những mốc thời gian như vậy học sinh rất khó nhớ. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thấy được khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra 10 năm (1418-1427) thì thắng lợi và vương triều Lê sơ cũng tồn tại đúng 100 năm (1428-1527) kết thúc với sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ.

Với cách tìm những con số tròn chĩnh như vậy giúp cho học sinh thấy lịch sử là những con số rất thú vị.

Thứ ba: Ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử bằng cách lập dàn ý hoặc bảng hệ thống hoá

Ví dụ: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến ở lịch sử lớp 10 giáo viên cần cung cấp cho học sinh những bảng hệ thống kiến thức như:

Bảng hệ thống kiến thức về các triều đại phong kiến VN từ thế kỷ X-XIX.




TT


TRIỀU ĐẠI


THỜI GIAN


NGƯỜI SÁNG LẬP


QUỐC HIỆU


KINH ĐÔ


1


Triều Ngô


939-967


Ngô Quyền





Cổ Loa





Triều Đinh


968-980


Đinh Bộ Lĩnh


Đại Cồ Việt


Hoa Lư





Tiền Lê


980-1009


Lê Hoàn





Hoa Lư





Triều Lý


1010-1225


Lý Công Uẩn


Đại Việt


Thăng Long


5


Triều Trần


1226-1400


Trần Cảnh


Đại Việt


Thăng Long





Nhà Hồ


1400-1407


Hồ Quý Ly


Đại Ngu


Tây Đô





Lê sơ


1428-1527


Lê Lợi


Đại Việt


Đông Đô-HN





Nhà Mạc


1527-1595


Mạc Đăng Dung





Đông Đô-HN





Lê Trung Hưng


1533-1788


Lê Duy Ninh


Đại Việt


Đông Đô-HN


10


Tây Sơn


1778-1802


Ng Nhạc, Ng Huệ





Phú Xuân-Huế


11


Nguyễn


1802-1945


Nguyễn Ánh


Việt Nam


Phú Xuân-Huế






















Hoặc: Lập bảng hệ thống kiến thức về một số cuộc kháng chiến tiêu biểu chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta từ cổ đại đến giữa thế kỷ XIX.


TT


THỜI GIAN


TÊN CUỘC KHÁNG CHIẾN


NGƯỜI LÃNH ĐẠO


1


Năm 79 TCN


K/c chống quân Triệu Đà


Thục Phán (ADV)





Năm 40-43


K/c chống quân Hán


Hai Bà Trưng





Năm 248


K/c chống quân Ngô


Bà Triệu





Năm 542


K/c chống quân Lương


Lý Bí


5


Năm 722


K/c chống quân Đường


Mai Thúc Loan





Năm 776-791


K/c chống quân Đường


Phùng Hưng





Năm 905


K/c chống quân Đường


Khúc Thừa Dụ





Năm 938


K/c chống quân Nam Hán


Ngô Quyền





Năm 981


K/c chống quân Tống


Lê Hoàn


10


Năm 1075-1077


K/c chống quân Tống


Lý Thường Kiệt





Năm 1258


K/c chống quân Mông Cổ


Trần Thai Tong





Năm 1285


K/c chống quân Nguyên


Trần Quốc Tuấn





Năm 1287-1288


K/c chống quân Nguyên


Trần Quốc Tuấn





Năm 1406-1407


K/c chống quân Minh


Hồ Quý Ly


15


Năm 1418-1427


K/c chống quân Minh


Lê Lợi





Năm 1785


K/c chống quân Xiêm


Nguyễn Huệ





Năm 1789


K/c chống quân Thanh


Nguyễn Huệ


18


Năm 1858-1884


K/c chống quân Pháp

















Bằng cách hệ thống những bảng kiến thức như vậy giúp học sinh học tập lịch sử thuận lợi, dễ dàng hơn.

Thứ tư: Nhớ một mốc thời gian để ghi nhớ nhiều sự kiện:

Ví dụ: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Trong năm đó ở Việt Nam chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. Như vậy nhớ sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh để ghi nhớ sự kiện cách mạng tư sản Pháp.

Hoặc:Thảm án Lệ Chi Viên gây ra cái chết oan khiên cho anh hùng Nguyễn Trãi vào năm 1442, cũng năm 1442 là năm sinh ra vị vua xuất sắc nhất của vương triều Lê sơ Lê Thánh Tông chính ông là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau này.

Lịch sử có muôn vàn sự kiện khác nhau vì thế người dạy sử và học sử cần phải tìm ra những quy luật, những điểm chung để ghi nhớ bền vững các sự kiện.

Thứ năm: Có thể gắn các sự kiện lịch sử với những thứ gần gũi như ngày sinh bản thân và những người đặc biệt trong cuộc đời mình.

Ví dụ: Tôi sinh vào ngày 7/5/1981 đúng vào ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hoặc: Bạn tôi sinh vào ngày 20/12/1981- hơn ngày 19/12 là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp đúng một ngày.

Bằng cách gắn các sự kiện khô khan khó nhớ với những gì gần gũi với bản thân là cách để học sinh ghi nhớ vô vàn các sự kiện lịch sử.



Ghi nhớ chọn lọc các sự kiên lịch sử tiêu biểu và lập bảng niên biểu để học tập

Lịch sử loài người và lịch sử dân tộc Việt Nam có muôn vàn sự kiện lớn nhỏ xảy ra ở trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Vì vậy để ghi nhớ các sự kiện lịch sử một cách bền vững thì trước hết nhà sư phạm phải làm cho học sinh hiểu sâu sắc sự kiện và chọn lọc các sự kiện để ghi nhớ.

Ví dụ: Để học sinh hiểu và ghi nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản trong giai đoạn từ 1930-1945 giáo viên cần yêu cầu học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện sau:


Thời gian


Sự kiện


3-2-1930


Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập.


1930-1931


Phong trào cách mạng Xô Viết NGhệ Tĩnh.


9-1930


Chính quyền các xô viết ra đời ở Nghệ -Tĩnh.


10-1930


Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam.


3-1935


Đai hội đại biểu lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương.


7-1936


Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương.


8-1936


Phong trào Đông Dương Đại hội.


1-5-1938


Mít tinh kỉ niệm ngày quốc tế lao động ở nhà Đấu Xảo - Hà Nội.


11-1939


Hội nghị ban chấp hành Đảng cộng sản Đông Dương.


27-9-1940


Khởi nghĩa Bắc Sơn.


23-11-1930


Khởi nghĩa Nam kì.


13-1-1940


Binh biến Đô Lương.


5-1941


Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Pác Pó (Hà Quảng-Cao Bằng).


19-5-1941


Việt Nam độc lập đồng minh ra đời (Việt Minh).


22-12-1944


Đôi Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập.


6-1945


Khu giải phóng Việt Bắc thành lập.


15-5-1945


Việt Nam cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân..


13-8-1945


Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được triệu tập,phát lệnh tổng khởi nghĩa.


14-15-8-1945


Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào.


16-17-8-1945


Đại hội quốc dân tân trào.


18-8-1945


Bắc Giang,Hải Dương Hà Tĩnh,Quảng Nam giải phóng.


19-8-1945


Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội.


23-8-1945


Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.


25-8-1945


Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn.


28-8-1945


tổng khởi nghĩ tháng Tám giành thắng lợi trong cả nước.


30-8-1945


Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ.


2-9-1945


Bác hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.


Nắm sự kiện lịch sử bằng cách trả lời 5 câu hỏi trong tiếng Anh

Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần không lặp lại, nó phản ánh một tiến trình lịch sử được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người… chẳng hạn khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc đấu tranh nhà ngục Baxti, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Hồ Chí Minh…

Để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, hiểu sâu sắc và giải thích sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, giáo viên có thể đặt ra 5 câu hỏi để học sinh trả lời như: What? (Cái gì?), Who? (Ai?), When? (Khi nào?), Where? (Ở đâu?), Why? (Tại sao?)

Ví dụ: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình lớp 10 khi giải thích chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên có thể đặt những câu hỏi sau:

What? Tên có nghĩa là gì? Đây là một chiến công oanh liệt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Who? Nó liên quan đến ai? Liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

When? Nó liên quan đến thời gian nào? Thời gian năm 938.

Where? Xảy ra ở đâu? Ở dòng sông Bạch Đằng nay thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

Why? Tại sao lại có sự kiện đó? Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội tên là Kiều Công Tiễn ám hại. Tháng 10-938 Ngô Quyền từ Ái Châu đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, nhân cơ hội đó quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta.

Nghe tin quân Nam Hán xâm lược nước ta Ngô Quyền cho xây dựng trận địa bãi cọc ở lòng sông Bạch Đằng để tiêu diệt giặc.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top