Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phụ huynh học sinh và dư luận xã hội. Bên cạnh một số ý kiến đồng tình vẫn còn không ít phụ huynh băn khoăn: “Nếu không có bài tập về nhà các em sẽ không được ôn tập và củng cố kiến thức”.
Việc không giao bài tập về nhà cho học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày đã diễn ra ở tỉnh ta nhiều năm trở lại đây.
Học sinh ôn bài ở nhà (Ảnh: tuoitre.vn).
Học cả ngày trên trường, tối về các em không phải đánh vật với hàng chục bài toán, bài văn như trước.
Vấn đề đặt ra là giao bài tập như thế nào để vừa củng cố kiến thức vừa không gây nên áp lực cho học sinh?
Mọi người cần phải hiểu: “Thế nào là bài tập về nhà?”
Một phụ huynh tên Hoa nói mình phản đối học sinh làm bài tập về nhà vì: “thầy cô thường cho nhiều bài toán khó, toán nâng cao, viết bài văn theo chủ đề, chủ điểm, làm bài tập Anh văn… Thấy con học cả ngày, đêm về lại vật vã làm những nội dung ấy xong thì mệt nhoài”.
Tránh giao bài tập về nhà như phản ánh nhưng bài tập theo kiểu rèn kĩ năng sống cho các em lại vô cùng cần thiết như kĩ năng tương tác với người thân, kĩ năng trình bày, diễn thuyết, nhập vai nhân vật...
Chẳng hạn, sau phần bài tập thực hành, học sinh về nhà làm bài tập ứng dụng một cách rất thực tế với sự hỗ trợ của người thân.
Ví dụ, sau bài học về đơn vị đo khối lượng (lớp 3), yêu cầu bài tập về nhà: “Em hãy hỏi xem bố, mẹ, anh chị em nặng bao nhiêu ki lô gam? Cả gia đình em nặng bao nhiêu kg?".
Thông qua việc hợp tác với người thân, các em biết được số kg của mỗi người trong gia đình, từ đó, học sinh đã biết tính tổng kg của cả gia đình bằng cách cộng số kg của mỗi người lại.
Môn tiếng Việt, sau bài học chủ điểm gia đình, giáo viên yêu cầu các em về nhà trả lời câu hỏi như gia đình em có mấy người? Bố em là? Mẹ em là? Anh, chị, em là… Hay học xong câu chuyện Ai có lỗi, giáo viên yêu cầu học sinh.
A/ Về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện này.
B/ Có lần em mắc lỗi ở trường. Em đã tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi như thế nào với thầy cô giáo (hoặc bác bảo vệ, bác lao công)? ...
Yêu cầu a, học sinh đã rèn kĩ năng nói, sắm vai; yêu cầu b, đã rèn được kĩ năng biết nhận lỗi và sữa lỗi…
Với những dạng bài tập như thế, học sinh vừa củng cố được kiến thức học trên lớp vừa rèn được các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Vậy bài tập về nhà như thế có đáng sợ không? Có nhất thiết bị lên án hay không?
Không có bài tập về nhà, không có nghĩa tối đến phụ huynh để các em chỉ chơi rồi đi ngủ; tùy trình độ của học sinh để có những nhiệm vụ phù hợp cho các em.
Những học sinh khá giỏi, tối đến cha mẹ chỉ cần hướng dẫn con xem trước bài ngày mai, soạn sách vở, đồ dùng học tập.
Những học sinh yếu kém cũng cần sự kèm cặp thêm của phụ huynh như đọc lại bảng nhân chia, đọc vài lần bài tập đọc, làm một số phép tính cơ bản… có thế, ngày mai lên lớp các em mới theo kịp các bạn.
Để có sự đồng tình, hợp tác hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh, trước hết giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với cha mẹ các em để có sự tương tác hai chiều.
Thầy cô cũng cần nghiên cứu kĩ bài học để ra bài tập cho các em theo hướng phát triển năng lực, rèn kĩ năng sống, tránh những bài tập chỉ thiên về kiến thức như trước đây gây nên áp lực, sự mệt mỏi cho chính các em và cả các bậc phụ huynh.
Phan Tuyết
Theo: giaoduc.net.vn
Việc không giao bài tập về nhà cho học sinh Tiểu học học 2 buổi/ngày đã diễn ra ở tỉnh ta nhiều năm trở lại đây.
Học sinh ôn bài ở nhà (Ảnh: tuoitre.vn).
Học cả ngày trên trường, tối về các em không phải đánh vật với hàng chục bài toán, bài văn như trước.
Vấn đề đặt ra là giao bài tập như thế nào để vừa củng cố kiến thức vừa không gây nên áp lực cho học sinh?
Mọi người cần phải hiểu: “Thế nào là bài tập về nhà?”
Một phụ huynh tên Hoa nói mình phản đối học sinh làm bài tập về nhà vì: “thầy cô thường cho nhiều bài toán khó, toán nâng cao, viết bài văn theo chủ đề, chủ điểm, làm bài tập Anh văn… Thấy con học cả ngày, đêm về lại vật vã làm những nội dung ấy xong thì mệt nhoài”.
Tránh giao bài tập về nhà như phản ánh nhưng bài tập theo kiểu rèn kĩ năng sống cho các em lại vô cùng cần thiết như kĩ năng tương tác với người thân, kĩ năng trình bày, diễn thuyết, nhập vai nhân vật...
Chẳng hạn, sau phần bài tập thực hành, học sinh về nhà làm bài tập ứng dụng một cách rất thực tế với sự hỗ trợ của người thân.
Ví dụ, sau bài học về đơn vị đo khối lượng (lớp 3), yêu cầu bài tập về nhà: “Em hãy hỏi xem bố, mẹ, anh chị em nặng bao nhiêu ki lô gam? Cả gia đình em nặng bao nhiêu kg?".
Thông qua việc hợp tác với người thân, các em biết được số kg của mỗi người trong gia đình, từ đó, học sinh đã biết tính tổng kg của cả gia đình bằng cách cộng số kg của mỗi người lại.
Môn tiếng Việt, sau bài học chủ điểm gia đình, giáo viên yêu cầu các em về nhà trả lời câu hỏi như gia đình em có mấy người? Bố em là? Mẹ em là? Anh, chị, em là… Hay học xong câu chuyện Ai có lỗi, giáo viên yêu cầu học sinh.
A/ Về nhà kể cho người thân nghe câu chuyện này.
B/ Có lần em mắc lỗi ở trường. Em đã tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi như thế nào với thầy cô giáo (hoặc bác bảo vệ, bác lao công)? ...
Yêu cầu a, học sinh đã rèn kĩ năng nói, sắm vai; yêu cầu b, đã rèn được kĩ năng biết nhận lỗi và sữa lỗi…
Với những dạng bài tập như thế, học sinh vừa củng cố được kiến thức học trên lớp vừa rèn được các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống.
Vậy bài tập về nhà như thế có đáng sợ không? Có nhất thiết bị lên án hay không?
Không có bài tập về nhà, không có nghĩa tối đến phụ huynh để các em chỉ chơi rồi đi ngủ; tùy trình độ của học sinh để có những nhiệm vụ phù hợp cho các em.
Những học sinh khá giỏi, tối đến cha mẹ chỉ cần hướng dẫn con xem trước bài ngày mai, soạn sách vở, đồ dùng học tập.
Những học sinh yếu kém cũng cần sự kèm cặp thêm của phụ huynh như đọc lại bảng nhân chia, đọc vài lần bài tập đọc, làm một số phép tính cơ bản… có thế, ngày mai lên lớp các em mới theo kịp các bạn.
Để có sự đồng tình, hợp tác hiệu quả giữa giáo viên và phụ huynh, trước hết giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với cha mẹ các em để có sự tương tác hai chiều.
Thầy cô cũng cần nghiên cứu kĩ bài học để ra bài tập cho các em theo hướng phát triển năng lực, rèn kĩ năng sống, tránh những bài tập chỉ thiên về kiến thức như trước đây gây nên áp lực, sự mệt mỏi cho chính các em và cả các bậc phụ huynh.
Phan Tuyết
Theo: giaoduc.net.vn