Từ trăn trở của người thầy
Ngay từ khi ra trường, thầy giáo Nguyễn Văn Tùy quê dưới xuôi đã gắn bó với giáo dục vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên. Chính vì thế, thầy đã thấm thía cái đói, cái nghèo tại sao cứ bao bọc mãi mà chẳng buông tha cho người dân bản. Tất cả là do dân trí thấp. Nhận thức của người dân về giáo dục chưa được sâu sắc. Nhiều bậc phụ huynh phó mặc việc học hành của con em cho nhà trường. Bằng mọi giá, phải nâng cao chất lượng giáo dục ngay trên chính ngôi trường thầy dạy học, trong đó, giữ sĩ số, ngăn chặn học sinh bỏ học là một trong những giải pháp quan trọng nhất.
Không giữ được sĩ số thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đó chính là trăn trở của thầy Hiệu phó Nguyễn Văn Tùy khi chia sẻ. Bởi do điều kiện địa lý, hoàn cảnh, học sinh vùng cao điều kiện đến trường đã thiếu thốn, nhiều khó khăn, nếu các em đi học không chuyên cần, bỏ học nhiều sẽ ngắt quãng chương trình học, tạo lỗ hổng kiến thức cơ bản, từ đó sẽ tạo cho các em tâm lý ngại học, chán học, dễ dẫn đến bỏ học.
Nhưng do tập tục và một số lý do khác, tình trạng học sinh đến trường chưa đảm bảo tính chuyên cần và duy trì sĩ số. Theo quan sát của thầy Tùy, học sinh vắng học nhiều và vắng học không phép; Vắng học nhiều buổi không có lý do, vắng nhiều nhất vào ngày thứ Sáu và Bảy. Một số phụ huynh chưa quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng đi học của con em, nên sẵn sàng cho con nghỉ học giúp bố mẹ làm nương.
Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra trong địa bàn một số bản. Một số ít do phụ huynh khá giả nuông chiều con, cho con mang xe máy đến trường. Lợi dụng có xe đi lại, học sinh chốn học đi ra huyện và ra xã Xá Nhè chơi điện tử. Bố mẹ cho con dùng điện thoại nên con cái lợi dụng, bỏ học để chơi điện tử và các trò chơi khác...
Đến những giải pháp tâm huyết
Hiệu phó Trường PTDTBT THCS Mường Đun Nguyễn Văn Tùy
Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, thầy Nguyễn Văn Tùy đã đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn và phòng chống học sinh bỏ học với sự huy động của toàn bộ lực lượng cán bộ, giáo viên. Đầu năm nhà trường đã tiến hành giao số lượng học sinh đến các giáo viên chủ nhiệm và yêu cầu giáo viên phải nắm bắt được các thông tin về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập... của từng học sinh. Trong quá trình học tập của các em nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên phải thường xuyên quan tâm gần gũi các em và thường xuyên theo dõi việc đi học chuyên cần của học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tăng cường 15 phút đầu giờ để theo dõi chuyên cần của học sinh, báo cáo kịp thời về nhà trường để phối hợp vận động. Vào thời điểm học sinh có nguy cơ bỏ học nhiều, sẽ tổ chức họp toàn trường báo cáo sự chuyên cần của học sinh các lớp, nhất là sau nghỉ Tết Nguyên đán hoặc đầu năm học mới.
Với giáo viên chủ nhiệm, hàng ngày yêu cầu phải nắm bắt cụ thể tình hình, theo dõi sát sao từng học sinh để báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu tại sao học sinh vắng học nhiều buổi liên tục, vắng học có lý do hay không, thầy cô đã có biện pháp vận động học sinh ra lớp như thế nào.
Về phía đại diện cha mẹ học sinh các lớp đã phản ánh tình hình thực tế về đời sống văn hóa xã hội hiện nay các thôn, những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển công nghệ thông tin, các kênh truyền thông… Học sinh ham chơi, ít nghe lời bố mẹ.
Giáo viên chủ nhiệm theo dõi chuyên cần của học sinh hàng ngày và thông báo tới gia đình những trường hợp học sinh vắng học liên tiếp hai buổi không có lí do để tìm hiểu và có biện pháp phối hợp giáo dục, uốn nắn kịp thời.
Đồng thời, giáo viên chú trọng sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giảng dạy và sinh hoạt để động viên ý thức học tập, chấp hành nề nếp của học sinh. Gia đình thường xuyên quan tâm việc học của con em mình, nhắc nhở các em thường xuyên chăm chỉ học hành, đến lớp chuyên cần, đúng giờ quy định...
Nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên mà không chỉ Trường PTDTBT THCS Mường Đun mà các trường trong xã đã ngăn chặn được học sinh bỏ học, trốn học.
Theo Phó Bí thư thường trực xã Lò Văn Năm: Mường Đun có 9 thôn bản, đất đai bạc màu, có 5 dân tộc sinh sống. Người dân chỉ sống nhờ cây lúa, cây ngô. Toàn xã có 4 cụm trường gồm một trường mầm non với 6 điểm trường lẻ, 2 trường tiểu học và 1 trường PTDTBT THCS. Tổng số học sinh toàn xã là gần 1.000 em.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Ngay từ khi ra trường, thầy giáo Nguyễn Văn Tùy quê dưới xuôi đã gắn bó với giáo dục vùng sâu, vùng xa của tỉnh Điện Biên. Chính vì thế, thầy đã thấm thía cái đói, cái nghèo tại sao cứ bao bọc mãi mà chẳng buông tha cho người dân bản. Tất cả là do dân trí thấp. Nhận thức của người dân về giáo dục chưa được sâu sắc. Nhiều bậc phụ huynh phó mặc việc học hành của con em cho nhà trường. Bằng mọi giá, phải nâng cao chất lượng giáo dục ngay trên chính ngôi trường thầy dạy học, trong đó, giữ sĩ số, ngăn chặn học sinh bỏ học là một trong những giải pháp quan trọng nhất.
Không giữ được sĩ số thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đó chính là trăn trở của thầy Hiệu phó Nguyễn Văn Tùy khi chia sẻ. Bởi do điều kiện địa lý, hoàn cảnh, học sinh vùng cao điều kiện đến trường đã thiếu thốn, nhiều khó khăn, nếu các em đi học không chuyên cần, bỏ học nhiều sẽ ngắt quãng chương trình học, tạo lỗ hổng kiến thức cơ bản, từ đó sẽ tạo cho các em tâm lý ngại học, chán học, dễ dẫn đến bỏ học.
Nhưng do tập tục và một số lý do khác, tình trạng học sinh đến trường chưa đảm bảo tính chuyên cần và duy trì sĩ số. Theo quan sát của thầy Tùy, học sinh vắng học nhiều và vắng học không phép; Vắng học nhiều buổi không có lý do, vắng nhiều nhất vào ngày thứ Sáu và Bảy. Một số phụ huynh chưa quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng đi học của con em, nên sẵn sàng cho con nghỉ học giúp bố mẹ làm nương.
Bên cạnh đó, tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra trong địa bàn một số bản. Một số ít do phụ huynh khá giả nuông chiều con, cho con mang xe máy đến trường. Lợi dụng có xe đi lại, học sinh chốn học đi ra huyện và ra xã Xá Nhè chơi điện tử. Bố mẹ cho con dùng điện thoại nên con cái lợi dụng, bỏ học để chơi điện tử và các trò chơi khác...
Đến những giải pháp tâm huyết
Hiệu phó Trường PTDTBT THCS Mường Đun Nguyễn Văn Tùy
Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình, thầy Nguyễn Văn Tùy đã đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn và phòng chống học sinh bỏ học với sự huy động của toàn bộ lực lượng cán bộ, giáo viên. Đầu năm nhà trường đã tiến hành giao số lượng học sinh đến các giáo viên chủ nhiệm và yêu cầu giáo viên phải nắm bắt được các thông tin về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập... của từng học sinh. Trong quá trình học tập của các em nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên phải thường xuyên quan tâm gần gũi các em và thường xuyên theo dõi việc đi học chuyên cần của học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm các lớp tăng cường 15 phút đầu giờ để theo dõi chuyên cần của học sinh, báo cáo kịp thời về nhà trường để phối hợp vận động. Vào thời điểm học sinh có nguy cơ bỏ học nhiều, sẽ tổ chức họp toàn trường báo cáo sự chuyên cần của học sinh các lớp, nhất là sau nghỉ Tết Nguyên đán hoặc đầu năm học mới.
Với giáo viên chủ nhiệm, hàng ngày yêu cầu phải nắm bắt cụ thể tình hình, theo dõi sát sao từng học sinh để báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu tại sao học sinh vắng học nhiều buổi liên tục, vắng học có lý do hay không, thầy cô đã có biện pháp vận động học sinh ra lớp như thế nào.
Về phía đại diện cha mẹ học sinh các lớp đã phản ánh tình hình thực tế về đời sống văn hóa xã hội hiện nay các thôn, những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển công nghệ thông tin, các kênh truyền thông… Học sinh ham chơi, ít nghe lời bố mẹ.
Giáo viên chủ nhiệm theo dõi chuyên cần của học sinh hàng ngày và thông báo tới gia đình những trường hợp học sinh vắng học liên tiếp hai buổi không có lí do để tìm hiểu và có biện pháp phối hợp giáo dục, uốn nắn kịp thời.
Đồng thời, giáo viên chú trọng sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giảng dạy và sinh hoạt để động viên ý thức học tập, chấp hành nề nếp của học sinh. Gia đình thường xuyên quan tâm việc học của con em mình, nhắc nhở các em thường xuyên chăm chỉ học hành, đến lớp chuyên cần, đúng giờ quy định...
Nhờ áp dụng các giải pháp nêu trên mà không chỉ Trường PTDTBT THCS Mường Đun mà các trường trong xã đã ngăn chặn được học sinh bỏ học, trốn học.
Theo Phó Bí thư thường trực xã Lò Văn Năm: Mường Đun có 9 thôn bản, đất đai bạc màu, có 5 dân tộc sinh sống. Người dân chỉ sống nhờ cây lúa, cây ngô. Toàn xã có 4 cụm trường gồm một trường mầm non với 6 điểm trường lẻ, 2 trường tiểu học và 1 trường PTDTBT THCS. Tổng số học sinh toàn xã là gần 1.000 em.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại