Ông là Trần Quyết Thắng, thương binh hạng 1/4 ở thôn Minh Thành, xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trong suốt 35 năm, ông được người dân trong thôn, trong xã kính trọng gọi là thầy giáo. Và cũng ngần ấy thời gian ông lặng lẽ gieo mầm thiện cho lớp măng non của làng.
Sinh năm 1948 tại quê lúa Thái Bình, vào năm 1966, khi học hết cấp III, ông Thắng nhập ngũ và công tác tại Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu. Sau đó, ông được đơn vị cử đi học bổ túc ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ, lớp dành cho quân đội. Sau 3 năm học, ông được điều động về Tổng cục II.
Những năm tháng chiến đấu tại chiến trường Bình - Trị - Thiên, ông Thắng không may bị thương nên được chuyển về tuyến sau điều trị. Đến năm 1980, ông được nghỉ với chế độ thương binh mất 81% sức khỏe.
Với vốn tiếng Anh được học và những năm tháng trải nghiệm thực tế tại chiến trường, ông đã nung nấu ý định thành lập một lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại gia đình với mong muốn góp chút tri thức cho con em quê hương mình.
Ở một góc sân nhà, dưới lán tôn là ba dãy bàn cũ của nhà văn hóa thôn Minh Thành tặng lại, xếp ngay ngắn như một lớp học thu nhỏ đơn sơ. Người thầy thương binh, một mắt đã hỏng, mắt còn lại chỉ nhìn được khoảng cách rất gần. Để có thể dạy cho học sinh, ông phải đeo chiếc kính 18 đi-ốp. Ngoài dạy chữ, người thầy đặc biệt này còn dạy các cháu học sinh hướng thiện, làm người tử tế.
Đào Duy Hùng, học sinh trường tiểu học Lý Nam Đế, người làng Minh Thành chia sẻ: Cháu học lớp ông được 1 năm rồi, lúc nào ông cũng tận tình chu đáo giảng dạy cho chúng cháu. Học lớp của ông có bạn bè, cháu cảm thấy rất vui. Về nhà, cháu có thể tự nói chuyện bằng tiếng Anh rồi đọc những bài thơ, hát những bài hát ông dạy trên lớp.
Phương pháp dạy của ông cũng thật đặc biệt. Ông dịch những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ quen thuộc từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó đệm đàn để các cháu đọc theo hát theo. Cách này vừa dễ nhớ dễ học, không khí lúc nào cũng vui vẻ mà kĩ năng nghe nói đọc hiểu của các cháu cũng được nâng lên rõ rệt.
Đều đặn như con ong chăm chỉ góp mật cho đời, tuy chưa một ngày đứng trên bục giảng nhưng đi đến đâu ông Thắng cũng được bà con kính trọng gọi là thầy. Đó là động lực để ông vượt qua bệnh tật.
Ông Thắng chia sẻ: Với vốn tiếng Anh đã học được trong quân đội, tôi muốn truyền lại cho con cháu địa phương, mong sao các con em có được vốn từ tiếng Anh cơ bản, có động lực học tiếng Anh để giúp ích cho công việc sau này. Năm nay đã hơn 70 tuổi, sức khỏe không còn được tốt nhưng tôi vẫn sẵn sàng đón các cháu đến nhà, để được dạy học cho các cháu.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Sinh năm 1948 tại quê lúa Thái Bình, vào năm 1966, khi học hết cấp III, ông Thắng nhập ngũ và công tác tại Cục Nghiên cứu, Bộ Tổng tham mưu. Sau đó, ông được đơn vị cử đi học bổ túc ngoại ngữ tại Trường Đại học Ngoại ngữ, lớp dành cho quân đội. Sau 3 năm học, ông được điều động về Tổng cục II.
Những năm tháng chiến đấu tại chiến trường Bình - Trị - Thiên, ông Thắng không may bị thương nên được chuyển về tuyến sau điều trị. Đến năm 1980, ông được nghỉ với chế độ thương binh mất 81% sức khỏe.
Với vốn tiếng Anh được học và những năm tháng trải nghiệm thực tế tại chiến trường, ông đã nung nấu ý định thành lập một lớp dạy tiếng Anh miễn phí tại gia đình với mong muốn góp chút tri thức cho con em quê hương mình.
Ở một góc sân nhà, dưới lán tôn là ba dãy bàn cũ của nhà văn hóa thôn Minh Thành tặng lại, xếp ngay ngắn như một lớp học thu nhỏ đơn sơ. Người thầy thương binh, một mắt đã hỏng, mắt còn lại chỉ nhìn được khoảng cách rất gần. Để có thể dạy cho học sinh, ông phải đeo chiếc kính 18 đi-ốp. Ngoài dạy chữ, người thầy đặc biệt này còn dạy các cháu học sinh hướng thiện, làm người tử tế.
Đào Duy Hùng, học sinh trường tiểu học Lý Nam Đế, người làng Minh Thành chia sẻ: Cháu học lớp ông được 1 năm rồi, lúc nào ông cũng tận tình chu đáo giảng dạy cho chúng cháu. Học lớp của ông có bạn bè, cháu cảm thấy rất vui. Về nhà, cháu có thể tự nói chuyện bằng tiếng Anh rồi đọc những bài thơ, hát những bài hát ông dạy trên lớp.
Phương pháp dạy của ông cũng thật đặc biệt. Ông dịch những câu thơ, câu ca dao, tục ngữ quen thuộc từ tiếng Việt sang tiếng Anh, sau đó đệm đàn để các cháu đọc theo hát theo. Cách này vừa dễ nhớ dễ học, không khí lúc nào cũng vui vẻ mà kĩ năng nghe nói đọc hiểu của các cháu cũng được nâng lên rõ rệt.
Đều đặn như con ong chăm chỉ góp mật cho đời, tuy chưa một ngày đứng trên bục giảng nhưng đi đến đâu ông Thắng cũng được bà con kính trọng gọi là thầy. Đó là động lực để ông vượt qua bệnh tật.
Ông Thắng chia sẻ: Với vốn tiếng Anh đã học được trong quân đội, tôi muốn truyền lại cho con cháu địa phương, mong sao các con em có được vốn từ tiếng Anh cơ bản, có động lực học tiếng Anh để giúp ích cho công việc sau này. Năm nay đã hơn 70 tuổi, sức khỏe không còn được tốt nhưng tôi vẫn sẵn sàng đón các cháu đến nhà, để được dạy học cho các cháu.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại