Trần Ích Phát là nhà giáo hy hữu trong sử Việt, có tới 74 học trò đỗ đại khoa (từ tiến sĩ đến trạng nguyên). Tương truyền, đường vào nhà ông được một viên tri phủ cho đắp rộng mênh mông để tạ ơn thầy.Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê sơ của nhà Hậu Lê (1428-1527) nhưng hiện không rõ năm sinh và năm mất của ông.Theo các nguồn sử liệu hiện nay, thầy Trần Ích Phát sinh ra ở làng Tiều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông sinh ra trong gia đình rất nghèo, ít khi được ăn no.Thầy Trần Ích Phát có tới 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.Cả 3 trạng nguyên trên đều là học trò của thầy Trần Ích Phát. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng năm 1472, Trần Sùng Dĩnh đỗ năm 1487, Nghiêm Viện đỗ năm 1496.Một điều đặc biệt nữa là phần lớn học trò của thầy Trần Ích Phát đều đỗ đạt khi còn rất trẻ. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 21 tuổi, Trần Sùng Dĩnh 23 tuổi, Thân Cảnh Vân đỗ thám hoa khi mới 25 tuổi.Đa số học trò của thầy Trần Ích Phát đều thi cử đỗ đạt dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497). Đây cũng chính là thời kỳ mà giáo dục, khoa cử cực kỳ phát triển.Theo sách Những người thầy trong sử Việt, cả 3 học trò trên của thầy Trần Ích Phát đều nằm trong nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông thành lập.
Trần Ích Phát là nhà giáo hy hữu trong sử Việt, có tới 74 học trò đỗ đại khoa (từ tiến sĩ đến trạng nguyên). Tương truyền, đường vào nhà ông được một viên tri phủ cho đắp rộng mênh mông để tạ ơn thầy.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê sơ của nhà Hậu Lê (1428-1527) nhưng hiện không rõ năm sinh và năm mất của ông.
Theo các nguồn sử liệu hiện nay, thầy Trần Ích Phát sinh ra ở làng Tiều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông sinh ra trong gia đình rất nghèo, ít khi được ăn no.
Thầy Trần Ích Phát có tới 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.
Cả 3 trạng nguyên trên đều là học trò của thầy Trần Ích Phát. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng năm 1472, Trần Sùng Dĩnh đỗ năm 1487, Nghiêm Viện đỗ năm 1496.
Một điều đặc biệt nữa là phần lớn học trò của thầy Trần Ích Phát đều đỗ đạt khi còn rất trẻ. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 21 tuổi, Trần Sùng Dĩnh 23 tuổi, Thân Cảnh Vân đỗ thám hoa khi mới 25 tuổi.
Đa số học trò của thầy Trần Ích Phát đều thi cử đỗ đạt dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497). Đây cũng chính là thời kỳ mà giáo dục, khoa cử cực kỳ phát triển.
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, cả 3 học trò trên của thầy Trần Ích Phát đều nằm trong nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông thành lập.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Trần Ích Phát là nhà giáo hy hữu trong sử Việt, có tới 74 học trò đỗ đại khoa (từ tiến sĩ đến trạng nguyên). Tương truyền, đường vào nhà ông được một viên tri phủ cho đắp rộng mênh mông để tạ ơn thầy.
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, Trần Ích Phát sống vào thời Lê sơ của nhà Hậu Lê (1428-1527) nhưng hiện không rõ năm sinh và năm mất của ông.
Theo các nguồn sử liệu hiện nay, thầy Trần Ích Phát sinh ra ở làng Tiều Dương, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay. Ông sinh ra trong gia đình rất nghèo, ít khi được ăn no.
Thầy Trần Ích Phát có tới 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.
Cả 3 trạng nguyên trên đều là học trò của thầy Trần Ích Phát. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng năm 1472, Trần Sùng Dĩnh đỗ năm 1487, Nghiêm Viện đỗ năm 1496.
Một điều đặc biệt nữa là phần lớn học trò của thầy Trần Ích Phát đều đỗ đạt khi còn rất trẻ. Trong đó, Vũ Kiệt đỗ trạng nguyên khi mới chỉ 21 tuổi, Trần Sùng Dĩnh 23 tuổi, Thân Cảnh Vân đỗ thám hoa khi mới 25 tuổi.
Đa số học trò của thầy Trần Ích Phát đều thi cử đỗ đạt dưới thời vua Lê Thánh Tông trị vì (1460-1497). Đây cũng chính là thời kỳ mà giáo dục, khoa cử cực kỳ phát triển.
Theo sách Những người thầy trong sử Việt, cả 3 học trò trên của thầy Trần Ích Phát đều nằm trong nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú do vua Lê Thánh Tông thành lập.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức