Thất sơn

Zhinhu123

Thành viên
#1
Tác giả : như linh
Thể loại : bách hợp

Lời mở đầu :

Bảy Núi, tên chữ là Thất Sơn (Hán-Việt), tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương tôn là Bửu Sơn, [1] gồm bảy ngọn núi không liên tục, phát sinh trên vùng đồng bằng Tây Nam Bộ, thuộc Tây Nam Bộ. . Hai Huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, Tỉnh An Giang, Việt Nam.

Từ góc độ địa hình, An Giang có thể được chia thành hai loại chính:

Dạng núi dốc: được hình thành trong thời kỳ hình thành chỉnh hình dữ dội như đã nói ở trên nên thường cao, dốc trên 25 độ và phần lớn là đá cứng pha tạp khác nhau (đá núi lửa và đá tảng). Granite có tuổi Jura trên, Granite có tuổi kỷ Phấn trắng) như núi Cấm, núi Cô Tô, núi Dài ...

Dạng núi thấp, thoai thoải: được hình thành từ các thành tạo trầm tích và phun trào già Trias, Creta, có độ dốc nhỏ dưới 15 độ, độ cao thấp, ít suối và đôi khi có bề mặt đất như núi Nam. Núi Qui, núi Sà Lôn, núi Đất…

Và vùng Bảy Núi đã từng là đất của Chân Lạp. Sau đó, trong một cuộc tranh giành quyền lực, Nặc Tốn được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tỏ lòng biết ơn, Nặc Tốn đã hiến đất Tam Phong Long gồm Bảy Núi vào năm 1757 .

....Thực vật....

Trước đây, vùng Bảy Núi hầu hết là những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ quý. Đến thế kỷ 17, nơi đây vẫn hoang tàn. Thái Văn Trung đã phân loại quần thể rừng Bảy Núi thuộc kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới nửa rụng lá, có cấu trúc 3 lớp rõ rệt: một lớp cây dầu, căm xe, ổi, loăng quăng, quế, mật. , Nhinh ..., tầng cây bụi như sâm cau, sâm núi, lông, bưởi, chanh ..., tầng thân thảo và các loại thực vật như cây bồ đề, gừng dại, cói rừng ...

Các loài động vật tự nhiên.

Trước đây, vùng Bảy Núi có nhiều loại chim muông và thú dữ. Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định Thành Thông Chí” viết: “Ở núi Nam Vị cây cối um tùm, khe núi sâu cỏ rậm rạp, nhiều nai, cọp, báo… Cũng ở núi Khe Sắn (Khe Lấp) có cây tùng, cây trúc tươi tốt, đàn nai tụ tập ... dân chúng thường đến núi này cầu lợi .. Ngoài ra, Trịnh Hoài Đức còn thông báo về các loài thú dữ như hổ, báo, nai, hươu, cáo, vượn, khỉ; về chim phượng, quạ ... Ngày nay chỉ còn lại một số loài như lợn rừng, khỉ, nhím, rắn ... và hầu hết những loài mà Trịnh Hoài Đức kể trên hầu như không còn.

Tôi tên Phan Thị Liên năm nay em 25 tuổi em là con nhà nghèo, bố tôi mất sớm để lại tôi và mẹ tôi . Mẹ đã nuôi nấng tôi, cho tôi ăn học đàng hoàng và luôn dạy tôi phải làm gì. à, điều gì nên và không nên, mẹ là người mẹ tốt nhất trong cuộc đời con, mẹ tuy không được học hành đến nơi đến chốn, cuộc sống cơ cực nhưng mẹ vẫn không hé răng nửa lời.

Khoảng vài tháng sau mẹ tôi cũng qua đời vì bệnh ung thư gan . Sau đó Tôi nhận được kết quả thi của mình, tôi rất vui mừng vì đã đỗ vào trường đại học kiến trúc. Nhưng tôi vẫn không quên khấn vái khắp nơi để cảm ơn mẹ đã phù hộ cho tôi thi đậu đại học Kiến Trúc .

Vì vậy, để ăn mừng việc mình thi đậu vào trường Đại học Kiến trúc theo hình thức du lịch nghỉ dưỡng mấy ngày vừa qua, một chuyến đi đến ngọn núi đó đối với tôi cũng là một quá trình trải nghiệm thú vị ở thất sơn .

Ngồi trên xe nhìn khung cảnh núi rừng Bảy Núi, xa xa là một ngôi làng bỏ hoang khiến tôi không khỏi tò mò. Thế là tôi hỏi bác tài xế về ngôi làng đó, nghe tôi hỏi thì bác tài xế thở dài bảo rằng làng bị quỷ ám nên bị bỏ hoang.

Khi nghe câu chuyện của bác tài xế, tôi nghĩ rằng đó là mê tín dị đoan , chứ trên đời làm gì có ma quỷ. Trò chuyện một lúc với bác tài xế, cuối cùng cũng đến bến xe, tôi bước xuống xe và không quên cảm ơn bác tài xế. Dọc đường, tôi thấy một quán nước ven đường nên vào trong ngồi nghỉ. Trong lúc nghỉ ngơi, tôi mua một chai nước suối vĩnh cửu và hỏi bà cụ chủ quán nước về ngôi làng bỏ hoang đó.

Bà cụ nhìn tôi cười nhẹ! .....
"Cô là người mới đến à? .... Vậy là cô không biết rồi đó, già cũng không rõ lắm, nhưng cũng chỉ nghe thôi. Mặc dù giả thuyết về ma nhưng không liên quan đến ngôi làng đó mà nó liên quan đến Bảy Núi. Một câu chuyện kinh dị đã xảy ra.

Qua câu chuyện của bà cụ là

"trăn tinh" khổng lồ ở Thất Sơn huyền bí

Người dân trong vùng tin rằng, giai nhân đó chính là con trăn tinh cái, tức là con nưa đã thành tinh.

Huyền thoại “trăn tinh” khổng lồ hóa… giai nhân Vùng Thất Sơn không chỉ nổi tiếng và kỳ bí với những đạo sĩ thoắt ẩn thoắt hiện trong rừng, võ công cái thế, xuất quỷ nhập thần, với loài rắn hổ mây to như cây thốt nốt già, mà còn vô số những thứ kỳ quái, lại lùng khác.Những ngày tìm hiểu ở vùng Thất Sơn, chuyện lạ lùng, khó tin. Những câu chuyện mang tính huyền thoại, nhưng như thể là thực, mang tính thời sự ở vùng Thất Sơn lắm chuyện huyền bí này.Theo đạo sĩ bá luân, đạo sĩ duy nhất còn sống, hiện tròn 100 tuổi, tu ẩn ở núi Cấm (ngọn núi cao nhất vùng Thất Sơn, thuộc xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang), thì xưa kia vùng Thất Sơn rừng rú rậm rạm, chỉ có thú dữ sinh sống.

Ngoài các đạo sĩ tinh thông võ nghệ, thì không ai dám vào rừng sinh nhai.Nơi đây không chỉ có loài cọp vằn vàng như bình thường, mà còn có vô số hổ trắng, hổ đen.Loài hổ đen, hổ trắng vô cùng hung dữ, to như trâu, bò đi lững thững trong rừng. Loài hổ đen, hổ trắng có thể quắp con trâu nhảy phóc trên những vồ đá.Bò sát khổng lồLoài bò sát khổng lồ hổ mây, dài hàng chục mét, thân to người ôm không hết, phóng ào ào như giông bão trên ngọn cây thì ai cũng biết, ai cũng kể, nhưng chưa có bằng chứng cụ thể nào về sự tồn tại của nó. Loài vật này mang tính huyền thoại hơn là sự thực.Nhưng, có một loài bò sát khổng lồ có thực ở vùng Thất Sơn chính là con nưa. Người dân vùng Thất Sơn đều sợ hãi con nưa và họ thường gọi nó là “trăn tinh”. Sở dĩ, người ta gọi nó như vậy, vì con nưa rất lớn, hung dữ và cực độc.

Theo đạo sĩ bá luân cho rằng cách đây 40-50 năm, con nưa ở núi Cấm rất nhiều. Những con nưa khổng lồ to bằng cây thốt nốt, hết vòng tay ôm, dài đến 20 mét, nặng 400 đến 500kg.Với thân hình khổng lồ như vậy, chúng có thể nuốt chửng trâu, bò. Món khoái khẩu của nưa là cá sấu. Xưa kia, chúng thường mò xuống sông, đầm để săn cá sấu.Chúng có hình dạng giống trăn, nhưng màu da hơi vàng, thậm chí là vàng óng. Điểm đặc biệt dễ nhận biết, là nó có tới 9 lỗ mũi. Kỳ thực, trong số 9 cái lỗ ấy, chỉ có 2 lỗ mũi thật, còn lại 7 lỗ giả, chỉ là lỗ hõm vào ở phần mũi.Loài nưa di chuyển cả trên cây và dưới đất. Khi chúng di chuyển dưới đất thì dũi đầu xuống thay vì hơi ngóc lên như trăn.

Loài nưa có màu hơi vàng, hoặc vàng óng như thế này.

Ở trên cây, trăn di chuyển chậm, nhưng con nưa phóng ào ào như giông bão, chẳng khác gì hổ mây khổng lồ. Chính vì thế, những người không hiểu biết về rắn, chưa từng gặp hai loài này bao giờ, thì thường nhầm lẫn hổ mây với con nưa.Theo đạo sĩ Bá luân cùng với trăn, con nưa bị người dân săn bắt rất nhiều, nên ngày càng hiếm. Nhiều năm trở lại đây, ở Thất Sơn không còn loài nưa khổng lồ, nặng vài trăm kg nữa, mà chỉ bắt được những con nưa nặng trên dưới 100kg mà thôi.Cựu nhà giáo Đoàn Hoàng bá, nhà ngay chân núi Cấm khẳng định rằng, chính anh từng tận mắt chứng kiến nhóm thợ săn ở núi Cấm bắn chết một con nưa khổng lồ, nặng ước chừng 300kg.Hồi đó là năm 1985, khi anh 15 tuổi. Nghe tiếng súng xả liên thanh, người dân cả xã An Hảo chạy ra xem. Lát sau, anh thấy một nhóm người hò nhau kéo xác một con nưa khổng lồ từ rừng ra, để vắt ngang lộ. Cái lộ rộng thế, căng con nưa ra, mà đầu và đuôi nó vẫn nằm dưới rãnh.

Anh bá từng tận mắt con nưa khổng lồ do một nhóm người bắt chết.

Anh chàng bá khi đó bạo dạn, liều lĩnh xông đến ôm con nưa thấy đủ một vòng tay. Thân của nó phải bằng cây thốt nốt già.Nhóm người này dùng dao lột da, xả thịt, chia cho cả ấp mang về nấu cao. Lúc mổ bụng nó, mọi người đếm được 5 con lợn rừng trong bao tử. Đấy là chưa kể vô số lông lợn, xương lợn vẫn nằm trong dạ dày của nó, chưa tiêu hóa hết.Sau vụ đó, không thấy ai bắt được nưa khổng lồ nữa, mà chỉ bắt được trăn, nưa nặng trên dưới 100kg. Chuyện bắt được trăn, nưa trên dưới 100kg ở Thất Sơn khá thường xuyên.

Sau nghe xong câu chuyện của bà lão kể khiến cho tôi tò mò tại sao con nứa đó lai to lớn khác thường như thế này chứ.

Tôi lên tiếng hỏi!.
- bà ơi?... Tại sao con nứa đó lại to lớn như thế vậy ạ.

Bà lão giải thích một lúc thì có một cô gái xinh đẹp bước vào nói:
“Trời ơi, trên đời này làm gì có con trăn nào to như vậy bà ơi ”.

Nói xong cô ấy quay sang chỗ tôi đang ngồi và vô cùng ngạc nhiên!
- Liên tại sao bạn lại ở đây?

Tôi sững người một lúc rồi nói !.
- xin lỗi! ... Bạn là ai, sao bạn biết tên tôi .

Cô gái ngồi xuống bên cạnh tôi và cười.
- Tôi là Quyên, Lê Thị Kim Quyên, bạn là bạn của tôi từ nhỏ, còn người kia là bà của tôi, bạn và tôi đã từng hôn môi, bạn có nhớ không? Vào ngày sinh nhật của tôi, bạn và tôi đã hôn môi ?. Và cũng đã hứa là sinh nhật nào cũng hôn lên môi nhau để chúc mừng.

Khi tôi nghe Kim Quyên nói vậy, tôi nhíu mày và suy nghĩ một lúc, sau đó ooh!
- Tôi nhớ ra rồi bạn thân nhất của tôi từ nhỏ đây mà , sao bạn lại ở đây? ...

Kim Quyên lên tiếng!
- Gia đình tôi chuyển lên đây sinh sống để bố tôi dễ dàng đi làm. Và tại sao bạn xuống đây mà mẹ bạn không đi theo bạn? .....

Tôi cân nhắc một lúc rồi nói !.
- Mẹ tôi đã qua đời vì bệnh ung thư và giờ chỉ còn một mình tôi.

- Úi dà, cho tôi xin lỗi vì đã không biết.

Trò chuyện đến chiều tối rồi cùng hai bà cháu kim Quyên trở về nhà . Tôi nhìn quanh nhà và trầm trồ khen ngợi . Lúc này, bố mẹ Kim Quyên đi làm về nhìn thấy tôi thì vô cùng ngạc nhiên và nói:
“Liên con đến chơi lúc nào vậy, sao không bảo cô và chú biết để đến đón, con bé này thiệt tình ! ... ”.

Tôi cười nói!
- Vì con không biết gia đình cô ấy đã chuyển lên đây sống. Nếu biết sớm hơn thì con đã gọi là cô chú rồi hihihi….

Tôi và bố mẹ Kim Quyên ngồi nói chuyện được một lúc thì Kim Quyên đưa tôi vào phòng ngủ của Kim Quyên để nghỉ.

Tại phòng của Kim Quyên.

Tôi và Kim Quyên ngồi trên giường nói chuyện kể lại những câu chuyện thời thơ ấu, chúng tôi ngồi nói chuyện vui vẻ một lúc rồi từ từ hôn lên miệng nhau. Khoản vài phút sau , chúng tôi rời miệng nhau ra .

- Phòng ngủ của bạn thật đẹp nhưng khi bạn và tôi hôn nhau trong bạn có vẻ rất buồn thì phải ?.

Kim Quyên bây giờ mới lên tiếng !.
- không có gì đâu! ... Hôn miệng với bạn vừa rồi làm tôi nhớ lại chuyện buồn ngày xưa .... Bây giờ ổn rồi, đừng nhắc nữa có được không? ....

Chúng tôi nói chuyện với nhau được một lúc thì mẹ Kim Quyên gọi xuống ăn tối. Trong bữa ăn tối, tôi hỏi bố mẹ Kim Quyên rằng trên đời này có ma không, đồng thời bố mẹ Kim Quyên kể cho tôi nghe một câu chuyện kinh dị về một ngôi làng bỏ hoang mà tôi đã nhìn thấy vào buổi sáng. khi đang ở trên xe buýt.

Từng câu từng chữ mà bố mẹ Kim Quyên kể lại rất rùng rợn và đáng sợ, đáng sợ nhất chính là con người, những thứ ghê tởm đều do con người tạo ra để thực hiện những âm mưu thâm độc.

Qua câu chuyện của bố mẹ Kim Quyên khiến tôi phẫn nộ!
- Tôi không ngờ trái tim con người lại đáng sợ như vậy chẳng khác gì loài cầm xúc.

Bố mẹ Kim Quyên cho biết!
- Đó là cách họ muốn vàng, bạc, châu báu trong ngôi làng đó! .... Cuối cùng thì chẳng có gì cả ngoài những ngôi mộ cổ của yêu quái nằm dưới 10 tấc đất, thôi khuya rồi con gái không nên thức .

Hai chúng tôi đứng dậy quay lại phòng ngủ , mẹ Kim Quyên thở dài.

Thấy vậy, bố Kim Quyên hỏi?
- có chuyện gì vậy? .. ..

- hồi chiều! ... em thấy hai đứa nó hôn miệng nhau.

Bố Kim Quyên cười nhẹ!
- Không sao đâu! .... Em biết tính cách và giới tính của hai đứa nó rồi mà .

Tại phòng ngủ của Kim Quyên.

Kim Quyên ngồi trên giường nói !.
- Bạn nghĩ gì về câu chuyện mà bố mẹ mình kể? ..

Tôi vừa thay đồ vừa lên tiếng !.
- Tôi cũng không biết! .

Kim Quyên ôm tôi vào lòng. Cả hai đã chia sẻ một nụ hôn, vừa mãnh liệt vừa dịu dàng. Môi Kim Quyên nhích từng chút trên môi tôi. Chợt Kim Quyên khựng lại, hai hàng lông mày đan vào nhau. Tôi không hiểu hỏi ?

- Có chuyện gì vậy?

- Không có gì .

Sau đó Kim Quyên buông tôi ra và nằm xuống giường ngủ. Thấy vậy, tôi cũng nằm xuống cạnh cô ấy và chìm vào giấc ngủ. Trong khi đó, bên ngoài hành lang truyền đến tiếng bước chân tiến đến phòng ngủ của Kim Quyên, rồi cửa từ từ mở ra có tiếng cọt kẹt. Tiếng kẽo kẹt kẽo kẹt phát ra từ cánh cửa gỗ thật đáng sợ. Bóng một người phụ nữ lướt vào trong.

Sau đó bóng người phụ nữ đó cúi xuống hôn vào miệng tôi say mê thì bất ngờ sợi dây chuyền hình con cóc đeo trên cổ tôi phát sáng khiến bóng người phụ nữ lấy tay che mặt rồi lùi ra xa biến mất. , sau đó cánh cửa phòng từ từ đóng lại như lúc đầu.

Sáng hôm sau, tôi và Kim Quyên dậy từ rất sớm để giúp bà của Kim Quyên chuẩn bị những thứ như ấm nước nóng , bình trà, cốc, ....... lên xe cùng bà ra quán chè ở bến xe. Không thề sẽ biết bất cứ những gì đã xảy ra đêm qua.

Trong lúc giúp bà bán nước ( trà ) , chúng tôi vô tình nghe được một câu chuyện huyền thoại về núi Cấm của một anh hướng dẫn viên du lịch.

Câu chuyện là.

Huyền thoại về Núi Cấm

Thất Sơn hiện ra trước mặt là dãy núi nhuộm xanh cỏ cây, treo những đám mây trắng bạc phơ phất như khói hòa cùng bình minh vàng.

Anh hướng dẫn viên cứ lan man hết núi này sang núi khác, nhưng theo anh thì bảy ngọn núi chính là: núi Anh Vũ Sơn (núi Két) với một mỏm đá khá lớn có hình dạng như mỏ; Ngũ Hổ Sơn (núi Đại năm giếng); Núi Liên Hoa Sơn (núi Tượng) với hình dáng một con voi; Núi Cấm hay núi Gâm là do vẻ đẹp của mây núi đã tạo nên một dải gấm vóc kỳ vĩ nên có tên là Thiên Cấm Sơn; Ngọn Thủy Đài Sơn (núi Nước); Núi Ngọa Long Sơn (núi Đài / núi Giải), núi có chiều dài lên tới 8.000 km; Núi Phụng Hoàng Sơn (núi Tô / Cô Tô hay núi Ông Tô) có hình dáng giống như một cái bát úp. Cuối cùng, là Thất Sơn, Bảy Núi, nhưng còn nhiều núi nữa, có những ngọn núi có tên ngộ nghĩnh: Núi Trà Sư có thể có một vị sư trồng chè hay gì đó không rõ. Và núi Bà Đội Om trông giống như một người phụ nữ đang đội chiếc om trên đầu ...

Tượng Phật Di Lặc

“Đã nói Bảy Núi là phải nói Năm Non”, bác tài – một người dân nơi đây, nói chen vào. Anh liền nhanh miệng cho biết thêm rằng: Non là những vồ đá lớn nằm cao lên trơ trọi một mình. Năm non đều nằm trên Núi Cấm. Đó là Vồ Bà, Vồ Ông Bướm, Vồ Đầu (Vồ Trăm Họ), Vồ Thiên Tuế (có rất nhiều cây Thiên Tuế), Vồ Bồ Hong là non cao nhất của đỉnh núi Cấm…

Núi Cấm gắn liền với khá nhiều truyền thuyết và tên gọi được lý giải bằng nhiều tích sự ly kỳ khác nhau nghe chừng rất… huyền ảo. Có người nói rằng Nguyễn Ánh sau khi thất trận bị quân Tây Sơn truy nã gắt gao nên đã đến ẩn náu ở núi này. Để khỏi bị lộ, ông đã hạ lệnh cấm dân chúng vào ra núi này, viện lẽ lắm yêu nhiều thú nguy hiểm. Do vậy, người gọi là Ông Cấm, tức Vua Cấm. Tên gọi núi Cấm có lẽ do cớ đó. Lại có người lý sự rằng núi Cấm hoang vu, cây mọc um tùm, núi đá gồ ghề là nơi ẩn trốn của phường đầu trộm, đuôi cướp, để đảm bảo sự an lành cho dân chúng vì thế mà cấm vào ra. Cũng có người nói Đức Phật thầy Tây An tiên tri ngày sau tại đây sẽ có đền vàng điện ngọc của Minh Hoàng nên cấm đệ tử lui tới để tránh kinh động đến vùng đất thiêng này. Đến thế kỷ XIX, còn được biết đây là ngọn núi báu, thiêng đệ nhất hạng đối với tín đồ của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ngọn núi cao nhất Thất Sơn được giáo thuyết của tôn giáo này xác định là địa điểm Phật Di Lặc sẽ giáng thế lập Hội Long Hoa, mở cuộc phán xét cuối cùng nhằm khai mở kiếp đời Thượng ngươn mới đầy phúc lạc. Lúc đó, núi báu (bửu sơn) sẽ tỏa ra hương thơm kỳ lạ (kỳ hương) như một điềm triệu báo cho chúng sanh xa gần biết…

Chùa Vạn Linh

Núi Cấm là ngọn núi hùng vĩ của quần thể núi non Thất Sơn nên được coi là đỉnh thiêng trung tâm thông linh của trời-đất. Từ “Cấm” ở đây hàm nghĩa thiêng liêng tôn kính là vậy. Đường lên núi Cấm vòng vèo, một bên là núi, một bên là vực, cây cối xanh um, mây uốn gió lượn. Nhìn xuống là những ô vuông ruộng xanh xanh to nhỏ cùng những đầm nước lóng lánh hắt lên ánh vàng của nắng. “Những ngày không mây, đứng từ trên đây ta sẽ thấy được biển Hà Tiên nơi xa kia”, anh hướng dẫn hào hứng chỉ. Mọi người nhao nhao “Đâu” “Đâu”… hướng theo tay anh. Nơi đây còn ưu ái được được đặt cho cái tên Đà Lạt giữa lòng miền Tây hay Đà Lạt II bởi khí hậu mát mẻ, nắng vàng dìu dịu. Núi Cấm là đây với không gian trải rộng, mở ra cùng mặt hồ Thủy Liêm lộng gió, cây cầu đỏ điểm xuyết bắc ngang nơi cuối tầm mắt, những tháp chùa .......v.v. Và v.v.

Anh ta cứ luyên huyên múa mép tỏ ra vẻ rất hiểu biết và am tường về thất sơn , Núi Cấm An Giang thậm chí anh ta còn ba hoa múa mép là mình là đệ tử của thầy ba lưới , nào là cùng thầy ba lưới ra tay diệt trừ xà tinh , yêu quỷ quái đó , anh ta còn tặng mọi người khách du lịch nước ngoài một tấm bùa bình an . Những lời này chỉ lừa những du khách nước ngoài đến Việt Nam chơi, chứ làm gì mà lừa gạt được những người dân ở thất sơn này . Vì họ quá rành về vùng núi thất sơn , Núi Cấm hơn cả anh ta nữa .

Những người dân ở đây cũng lắc đầu ngán ngẩm những lời nói ba hoa múa mép của anh ta có người cũng cầu mong cho anh ta gặp ma quỷ cho chừa cái tật ba hoa múa mép ấy.

truyền thuyết Núi Cấm tiếp

mình xin nói trước truyện minh viết có dựa theo tu liệu có thật . có vài câu cú mình thêm vào.

Lúc này bà ngoại liền gọi anh hướng dẫn viên và những du khách nước ngoài vào tiệm nghĩ ngơi uống nước , đồng thời bà ngoại còn kể một câu chuyện về rắn khổng lồ.

Rắn khổng lồ trên núi Cấm: Rợn người chuyện 'Ông hổ mây'... tu lâu, ít hại người

Thất Sơn (An Giang) ngày xưa hoang vu nên có nhiều loài hung thú. Nói tới Thất Sơn không thể thiếu giai thoại các ông đạo sĩ, võ thần Bảy Núi, rắn hổ mây... Rắn hổ mây khổng lồ được người trên núi trân trọng gọi ông Mây.

Núi Cấm gắn liền với nhiều câu chuyện về mãng xà

Rợn người chuyện rắn khổng lồ... tu lâu năm

Dân gian xưa có câu “Tu Phật núi Yên, tu tiên Bảy Núi”. Bảy Núi tức là Thất Sơn với nhiều dãy núi cao thuộc 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. Trong đó, có 7 ngọn núi đại điện cho vùng Thất Sơn từng được Triều Nguyễn xem như linh huyệt cuối trời Nam gồm Cấm sơn, Anh Vũ sơn, Ngọa Long sơn (núi Dài), Phụng Hoàng sơn (núi Tô), Thủy Đài sơn (núi Nước), Liên Hoa sơn (núi Tượng), Ngũ Đài sơn (núi Dài Năm Giếng). Trong đó, núi Cấm là ngọn núi cao nhất gắn liền với nhiều câu chuyện về hùm beo, mãng xà, các đạo sĩ, võ sư..

Người miền Tây kể về lời nguyền bí ẩn và chuyện 'ông' Nược thích trẻ con Một lần lên núi Cấm, vô tình hỏi anh Phong là người ngụ trên núi Cấm: “Ngày xưa núi có nhiều hổ mây, cọp. Nay các thú dữ này còn không?”. Anh phong sợ xanh mặt lật đật giải thích : “Mấy ổng còn nhưng rút vào chỗ hoang vu… tu rồi”. Anh giải thích, dân trên núi ít ai gọi hổ mây, cọp mà phải kêu ông Mây, ông Hổ.

Chuyện kể về rắn hổ mây vùng Thất Sơn luôn gây tò mò lẫn sợ hãi. Nào là rắn khổng lồ, thân to như khúc gỗ nên mỗi lần di chuyển gây giông gió; khi cuộn lại to thù lu như cái lu...

Rắn hổ mây là kho giai thoại của núi rừng Thất Sơn, những câu chuyện rợn người về hổ mây chốn núi non tâm linh bao đời qua luôn hấp dẫn nhân gian. Khoảng mấy chục năm về trước, lúc xe đò còn hiếm hoi, các tài xế xe khách chạy chở khách vào vùng Thất Sơn ngang qua vùng núi Cấm vẫn hay kể. Rằng đang chạy bỗng thình lình phía trước ông Hổ lừng lững hay ông Mây bò trườn cất đầu cao nghệu nên phải dừng xe lại. Hành khách trên xe đều ngồi im vì họ tin rằng cọp hay rắn to trên núi Cấm là loài tu lâu năm nên không ăn thịt người!.

Chuyện rợn người về hổ mây chốn núi non tâm linh

Hay những câu chuyện người hành hương trên núi Cấm khi leo núi cao có độ cao 720m phải ngồi nghỉ mệt trên các gốc cây. Đến khi thấy gốc cây lay chuyển họ mới biết ngồi cạnh rắn hổ mây nên mặt mày xanh lè khẩn cầu ông rắn tha tội!

Người ngụ trên núi Cấm lâu đời nhất là lão đạo sĩ Ba Lưới- tức Nguyễn Văn Y đã tạo nên huyền thoại núi rừng khi nhiều lần chạm mặt đánh rắn hổ mây. Nhưng nay lão đạo sĩ cũng đã cưỡi hạc quy sơn ở cái tuổi hơn 100, mang theo những huyền thoại rắn khổng lồ về chân mây.

Xây cặp rắn khổng lồ để "trấn" ông Mây

Chuyện rắn hổ mây khổng lồ lại nóng lên, thời điểm đó, ông Trần liệp thớt ha hớt hải kể rằng tận mắt ông thấy rắn hổ mây khổng lồ nằm thù lù trong lùm cây. Con rắn to thấy ông Diệp liền phùng mang rướn mình đuổi khiến ông chạy trối chết sau đó nó biến đâu mất. Sau đó, ngành kiểm lâm huyện Tịnh Biên đi tìm nhưng cuối cùng không tìm được rắn.

Vùng núi non linh thiêng chứa bao câu chuyện về rắn khổng lồ .

Người dân trên núi Cấm vẫn hay kể mấy chục năm trước gần suối Thanh Long có cái hang to lắm, có ông Mây đen (hổ mây theo lời kể có con màu vàng, có con màu đen) khổng lồ ngụ trong đó. Lâu lâu ông bò lên khỏi hang khiến ai nấy rụng rời bỏ chạy. Nhưng họ nói có lẽ ông hù dọa cho vui chứ chạy thế nào kịp vì chỉ cần vài cú phóng mình mấy chục mét, ông đã táp gọn con mồi.

Săn nấm tràm ở Phú Quốc: Liều mình băng rừng lội suối vì của hiếm Ông Nguyễn lấp người mua 1 trong 7 ngọn núi thiên Anh Vũ sơn xây thành điểm du lịch vẫn tin rằng còn ông Mây khổng lồ đang ẩn mình dưới các hang đá sâu. Ông nói, ông không dám bình luận gì nhiều bởi ông từng thấy cặp rắn hổ mây đen bò lên từ hang đá sâu thăm thẳm trên núi Anh Vũ. Nói ra sợ người ta không tin lại cười cợt nên ông Nguyễn đã chủ động phòng vệ, ông không dám tìm mọi cách đuổi rắn đi vì rắn đã ở đây rất lâu trước khi ông mua núi. Thế là, ngay chỗ rắn hổ mây xuất hiện, ông Sơn cho xây cặp rắn hổ mây to bằng đá cứng rất to, cũng màu đen và khá dữ dằn để “trấn” cặp hổ mây thật.

Ông Nguyễn lý giải các hang động trên Bảy Núi ăn luồng nhau là nơi lý tưởng cho hổ mây trú thân.

Ông Nguyễn nói: “Người xưa đồn rắn hổ mây chỉ sợ loài to lớn hơn chúng. Nên cặp rắn tôi xây thật to, trên đầu có mồng như mồng gà, mắt đỏ rực. Để khi ban đêm mấy ông bò ra gặp cặp rắn giả mà thối lui”.

Mãng xà ít hại người

Ông lý văn sâm nhà ở chốn thâm u ở triền núi Cấm. Ông nổi danh với tài nghệ đua bò - môn chơi thể thao nổi danh khắp nơi chỉ có An Giang mới có. Ông nói, ở núi rừng nên không dám nghĩ mông lung vì nghĩ tới cái gì nó hay xuất hiện cái đó. Nhưng ông nói, rắn to có nhưng rút đi ẩn hết rồi, còn bây giờ chỉ còn rắn hổ mây nhỏ thôi, 1 con chừng vài chục kg cũng đủ đồn thổi rắn khổng lồ. Ông nói, kỳ thực hổ mây to ít làm hại ai dù chúng được nhiều người gán cho biệt danh là mãng xà...

Trong những ngày ở núi Dài tại TT. Ba Chúc, người dân vẫn còn kể câu chuyện một thầy rắn nuôi cặp rắn hổ mây khá to như làm bùa hộ mạng cho cái nghề của mình. Nhưng có lần, khi cho rắn ăn, một con cứ lừ lừ cất đầu chực cắn ông, biết là lời cảnh báo nên thầy rắn đã van vái thả cặp rắn lên núi rồi giải nghệ...

Người trên núi khẳng định 'rắn có giang sơn của rắn, người có giang sơn của người, mình không phạm ông thì mấy ổng không phạm mình

Những ngày lên núi Cấm chơi, nằm võng bên con suối mát rượi chảy róc rách, phía bên kia là rừng núi cao chập chùng, tôi nghe ông chủ quán tên Chương nói, trên núi còn nhiều rắn lắm, hổ mây hay rắn độc gì cũng có. Ổng chỉ một vạt rừng ở góc xa nói, lâu lâu thấy tàn cây uốn cong lại bung ra. Ông nói, chắc có thể do rắn to bò trườn trên cây... “Rắn hổ mây có giang sơn của rắn, người có giang sơn của người, mình không phạm mấy ông thì mấy ổng không phạm mình...”, ông khẳng định.

Đêm trên núi Cấm xuống nhanh, bóng tối phủ trùm nhấn chìm cả vùng núi rừng mênh mông, tiếng tắc kè kêu liên tục, tiếng bò sát côn trùng kêu vang rền lẫn tiếng cây rừng xào xạc càng làm câu chuyện hổ mây thêm huyền hoặc. Những người trên núi thì thào, chó nhà nuôi sợ ông Mây lắm, khi thấy chó rút sâu vào nhà tru lên sợ hãi thì có thể ngoài vạt rừng kia có ông Mây đang bò... Nhưng họ nói, lúc trước chuyện này hay xảy ra còn bây giờ hiếm lắm.

Phải rồi, Thất Sơn bây giờ không còn bộ mặt rừng rú, nhà dân, xe cộ bây giờ đã đông ken. Ánh đèn điện đã đẩy dần bóng tối cũng như đẩy lùi loài rắn khổng lồ vào các câu chuyện xa xưa. Ngày xưa, Thất Sơn lắm loài rắn độc nên cũng từ đó nảy sinh các bậc “thần y” trị rắn cắn bằng các phương thuốc cổ truyền. Bây giờ, thời hiện đại, các thần y xưa cũng lặng lẽ lui dần...

Loài rắn là loài máu lạnh cực kì nguy hiểm bọn chúng không thích loài người lui vãn đến nơi của chúng, vài trường hợp loài rắn tấn công con người vì bọn họ vô tình bước vào lãnh thổ tụi nó hoặc là chọc giận tụi nó.

Phật Di Lặc - Huyền thoại và lịch sử

Hai chữ Di Lặc có nguồn gốc từ tiếng Phạn Maitreya và dịch âm Hán là Từ Thị. Đây là vị bồ tát được sinh ra ở vùng đất mới, được đức Phật Thích Ca tiên tri rằng Ngài sẽ thành Phật trong tương lai. Theo Kinh Di Lặc và Kinh Di Lặc, vị Bồ-tát này xuất thân trong một gia đình Bà-la-môn, về sau trở thành đệ tử của Phật, thị tịch trước Phật, dùng thân của một vị Bồ-tát để ở lại. Ở cõi trời Tusita, ngài đã thuyết giảng Phật pháp cho các vị thần trong cõi này.

Theo truyền thuyết, vị bồ tát này vì muốn giáo hóa chúng sinh nên ngay từ khi xuất gia đã không ăn thịt chúng sinh. Chính vì vậy mà ông có tên là Từ Thị. Còn với Đại Nhật Kinh Sơ q.1, Từ Thị là lấy chữ Tứ Vô Lượng Tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật làm đầu, tâm từ đó mà sinh ra từ chúng sinh của Như Lai, có khả năng làm được các việc. Đối với khắp thiên hạ không cắt đứt Phật giáo , nên gọi là Từ Thị.

Quay trở lại câu chuyện chính.

Thấy vắng khách, chúng tôi xin phép bà lên chùa Di Lặc chơi và thắp hương lễ Phật. Bà vừa nói vừa bán hàng! "Hai người đi đi, 11 giờ nhớ trở lại giúp bà dọn dẹp."

Được bà cho phép, hai đứa chạy lên chùa Di Lặc trên núi Cấm chơi. Ngôi chùa này cũng khá lâu đời hay không thì chúng tôi không biết mà chỉ biết rằng ngôi chùa này khá linh thiêng. Hai chúng tôi vừa bước vào chùa đã thấy rất nhiều người đến hành hương cầu an cho con cái, gia đình. Đồng thời, hương khói ngây ngất trên bàn thờ Phật vô cùng dễ chịu, khiến tinh thần minh mẫn, không còn lo lắng buồn phiền (không biết gọi là bàn thờ phật có đúng không, mong các bạn thông cảm).

Lúc này, Kim Quỳnh kéo tôi đến trước bàn thờ Phật Di Lặc và nói !.
- Liên chúng ta mau thắp hương cho ngài đi .

Nói chuyện xong, chúng tôi thắp hương khấn vái một lúc thì có người gọi từ phía sau “Kim Quyên, bạn cũng đến đây cầu bình an?….

Khi nghe ai đó gọi , chúng tôi quay lại xem đó là ai. Sau khi chúng tôi quay lại, người gọi là một anh chàng đẹp trai vạm vỡ , anh ấy cười rạng rỡ và nói: “Đã lâu rồi chúng ta không gặp nhau” ...

- Bạn là......?

Thấy Kim Quyên ngẩn người ra, anh chàng gãi đầu nói !.
- Tôi là Tèo ! .... hai người không nhận ra tôi sao? ..ủa cô nàng này là ai ?.

Kim Quyên suy nghĩ một lúc rồi hốt lên ! ...
- Thằng Tèo ! .... con trai ông sún đây mà ! ..... Sao bạn lại ở đây? ...đây là Phan Thị Liên bạn nối khố từ nhỏ với tôi hôm nay lên đây thăm tôi.

Thằng Tèo nói! ..
- Àh thì ra là vậy , Ông già và tôi về đây ở để tiện đi làm , mà sao bạn lại ở đây? ...

Kim Quyên trả lời chàng trai! ...
- tôi và gia đình lên đây để sinh sống và làm việc .

- vậy hả ".....

Trò chuyện với nhau được một lúc thì thằng Tèo xin phép về nhà trước vì gia đình có chuyện không được ở lâu. Sau khi thằng Tèo vừa đi, tôi và Kim Quyên cũng đi thăm thú quanh chùa Di Lặc, nói thật là cảnh ở đây rất đẹp và yên tĩnh, tiếng chim hót líu lo rất vui tai.

Ngôi chùa Di Lặc này được xây dựng trên một vách đá cheo leo xung quanh chùa là khu rừng trên vách núi vô cùng hùng vĩ, nếu nhìn từ trên cao xuống có thể nhìn thấy mọi cảnh vật xung quanh, từng viên gạch. Những viên gạch được chạm khắc tỉ mỉ từng chi tiết, dọc lối đi là những hàng cây cổ thụ thẳng tắp.

Ở giữa sân chùa là một bức tượng phật Di Lặc bằng đá cẳm thạch trắng, bức tượng của người toát lên một hình thái uy nghiêm , một tay người cầm tràng hạt, tay còn lại người cầm túi càn khôi.

Còn dưới chân núi là một ngọn tháp chín tầng dưới chân tháp có hai con sư tử đá ngồi hai bên mặt hướng ra cổng chùa. Tôi và cô nàng cũng không biết ngọn tháp đó tượng trưng cho cái gì nữa . Ngôi tháp và hai con sư tử đá đó cũng làm từ đá cẩm thạch trắng.

Ngôi chùa được xây dựng lên thành hai tầng nằm giữa ngọn núi , còn các bậc thang bao gồm 1000 viên đá xếp lên mặt đất vô cùng khít vào với nhau .

Lúc này, Kim Quyên mới lên tiếng!
- Liên đằng kia ... Có một cái hang hãy vào đó xem.

Hết tập 1
 

Bình luận bằng Facebook

Top