Thân thế “khủng” của người nằm trong lăng mộ cổ độc đáo nhất Trà Vinh

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Mộ ông Hàm” là tên gọi của một khu lăng mộ cổ mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, tọa lạc tại Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.Về tổng quan, khu lăng mộ này có cấu trúc khá lạ với năm tòa nhà lục giác bao quanh một nhà lục giác ở giữa, tất cả đều cao khoảng 12 mét, có nền cao hơn 1 mét. Tháp nào cũng có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt.Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ. Điều đặc biệt là các tác phẩm này mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau: Việt – Hoa – Pháp – Khmer.Yếu tố phương Tây thể hiện ở các mô típ hoa lá cổ điển. Yếu tổ Việt – Hoa nằm ở hình tượng rồng, các linh vật và bộ mái ngói truyền thống. Yếu tố Khmer là hình ảnh thần Cây-nor và tranh tường vẽ các thắng cảnh của Campuchia.Gian nhà ở giữa là nơi có mộ phần của ông Hàm Huỳnh Kỳ - chủ nhân khu lăng mộ, cùng mộ hai vị phu nhân ở hai bên. Trong các tư liệu xưa, ông Hàm Huỳnh Kỳ được nhắc đến với tư cách một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa.Gắn với mảnh đất Trà Vinh, tên tuổi của ông Hàm sánh ngang với ông Dương Chân Kỷ ở Cần Thơ, ông Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu (Công tử Bạc Liêu), ông Huỳnh Thuỷ Lê ở Đồng Tháp, ông Trần Văn Hoa ở Long An, ông Nguyễn Văn Hải ở Tiền Giang, ông Huỳnh Ngọc Khiêm ở Bến Tre...Ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, ông Hàm Huỳnh Kỳ đã làm đến chức Đốc phủ sứ, là người đứng đầu tổng Tuân Giáo dưới quyền điều hành của viên quan Pháp ở tỉnh Cần Thơ. Cư dân địa phương thường gọi ông là Huyện Hàm.Ông Hàm Huỳnh Kỳ đã có được quyền lực bằng cách bỏ một khoản tiền rất lớn ra mua chức tước. Đây là cách thức hợp pháp mà nhiều địa chủ giàu có thời thuộc địa thực hiện để có được chỗ đứng trong bộ máy cai trị của người Pháp.Với mong muốn có một nơi an nghỉ xứng tầm ở thế giới bên kia, Huyện Hàm đã trích một phần gia sản khổng lồ để xây khu lăng mộ hoành tráng với kiến trúc có 1-0-2. Công trình do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng thi công, được xây từ năm 1944-1947.Do những biến động của thời cuộc mà chỉ ít thập niên sau khi khu lăng mộ hoàn thành, các con cháu trực hệ của gia đình ông Hàm Huỳnh Kỳ đã lần lượt sang định cư ở Pháp. Kể từ đó mộ ông Hàm đã bị bỏ hoang suốt nhiều năm.Ngày nay, khu mộ mang nhiều giá trị về kiến trúc và mỹ thuật này đã xuống cấp và biến dạng nghiêm trọng, khiến những du khách phương xa có dịp ghé thăm không khỏi tiếc nuối cho một công trình độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Nam Bộ xưa...Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.


Mộ ông Hàm” là tên gọi của một khu lăng mộ cổ mang giá trị nghệ thuật rất độc đáo, tọa lạc tại Ấp Bà Mi, xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.


Về tổng quan, khu lăng mộ này có cấu trúc khá lạ với năm tòa nhà lục giác bao quanh một nhà lục giác ở giữa, tất cả đều cao khoảng 12 mét, có nền cao hơn 1 mét. Tháp nào cũng có nóc nhọn lợp mái ngói như tháp của các ngôi chùa Việt.


Mặt ngoài của các tòa tháp được trang trí cầu kỳ với rất nhiều phù điêu và tranh vẽ. Điều đặc biệt là các tác phẩm này mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa khác nhau: Việt – Hoa – Pháp – Khmer.


Yếu tố phương Tây thể hiện ở các mô típ hoa lá cổ điển. Yếu tổ Việt – Hoa nằm ở hình tượng rồng, các linh vật và bộ mái ngói truyền thống. Yếu tố Khmer là hình ảnh thần Cây-nor và tranh tường vẽ các thắng cảnh của Campuchia.


Gian nhà ở giữa là nơi có mộ phần của ông Hàm Huỳnh Kỳ - chủ nhân khu lăng mộ, cùng mộ hai vị phu nhân ở hai bên. Trong các tư liệu xưa, ông Hàm Huỳnh Kỳ được nhắc đến với tư cách một trong 10 đại địa chủ nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ thời thuộc địa.


Gắn với mảnh đất Trà Vinh, tên tuổi của ông Hàm sánh ngang với ông Dương Chân Kỷ ở Cần Thơ, ông Trần Trinh Huy ở Bạc Liêu (Công tử Bạc Liêu), ông Huỳnh Thuỷ Lê ở Đồng Tháp, ông Trần Văn Hoa ở Long An, ông Nguyễn Văn Hải ở Tiền Giang, ông Huỳnh Ngọc Khiêm ở Bến Tre...


Ở thời điểm đỉnh cao của sự nghiệp, ông Hàm Huỳnh Kỳ đã làm đến chức Đốc phủ sứ, là người đứng đầu tổng Tuân Giáo dưới quyền điều hành của viên quan Pháp ở tỉnh Cần Thơ. Cư dân địa phương thường gọi ông là Huyện Hàm.


Ông Hàm Huỳnh Kỳ đã có được quyền lực bằng cách bỏ một khoản tiền rất lớn ra mua chức tước. Đây là cách thức hợp pháp mà nhiều địa chủ giàu có thời thuộc địa thực hiện để có được chỗ đứng trong bộ máy cai trị của người Pháp.


Với mong muốn có một nơi an nghỉ xứng tầm ở thế giới bên kia, Huyện Hàm đã trích một phần gia sản khổng lồ để xây khu lăng mộ hoành tráng với kiến trúc có 1-0-2. Công trình do kiến trúc sư Trần Công Quan ở Sài Gòn thiết kế, nhóm thợ Sóc Trăng thi công, được xây từ năm 1944-1947.


Do những biến động của thời cuộc mà chỉ ít thập niên sau khi khu lăng mộ hoàn thành, các con cháu trực hệ của gia đình ông Hàm Huỳnh Kỳ đã lần lượt sang định cư ở Pháp. Kể từ đó mộ ông Hàm đã bị bỏ hoang suốt nhiều năm.


Ngày nay, khu mộ mang nhiều giá trị về kiến trúc và mỹ thuật này đã xuống cấp và biến dạng nghiêm trọng, khiến những du khách phương xa có dịp ghé thăm không khỏi tiếc nuối cho một công trình độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa Nam Bộ xưa...


Mời quý độc giả xem video: Di tích "đắp chiếu" - Hay "tây hóa" di sản lịch sử | VTV TSTC.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top