Thắc mắc về áp suất không khí

dinhnhuy012

Thành viên
Thành viên BQT
#1
Tui có một thắc mắc rất kỳ lạ?
1. Áp suất không khí tại mặt đất khoảng 1atm = 101325N/m2 ?
2. Áp suất không khí giảm dần khi lên cao?
3. Tính áp suất không khí dùng công thức mà theo đó độ tăng áp suất khối lưu chất phía dưới là do trọng lượng phần khối lưu chất bên trên?
-> ta bị nén bởi một lượng không khí rất lớn trên đầu mình (số này không nhỏ: hơn 10 tấn trên 1m2)
4. Áp suất không khí trong bình sở dĩ có được là sự va chạm của các phân tử khí bay đập vào thành bình -> áp suất tăng khi nhiều phân tử khí đập vào (mật độ cao hơn - ta thấy khi nén bình lại), hay vận tốc chuyển động nhanh hơn (ta thấy khi tăng nhiệt).





Vấn đề nằm ở đây nè:
nếu có 1 con chim bay ngang qua bầu trời và 1 con chim lao xuống đất thì lực tác dụng xuống đất có dính dáng gì đến con chim đang bay bên mút chỉ bên trên không?





Vậy hà cớ gì hạt phân tử không khí ở trên mặt đất dính dáng gì đến những phân tử ở đâu đâu trên cách đó cả kilomet. (Nói xa xa cho chắc nếu không các bạn lại nói là khí này không phải khí lý tưởng nên phải xét với tác động tương hỗ giữa chúng với nhau).

Vậy là sao?
Tại sao áp suất không khí lại tính bằng toàn trọng lượng khối khí bên trên đè xuống: p =$rho$gh

Và còn một việc là đo áp suất theo hướng nào cũng như nhau: ngang, dọc, trái, phải, trên, dưới... đều = 1atm

thắc mắc quá đi thui!
 

Bình luận bằng Facebook

Top