Nghĩ cách để kéo dài những phút “tâm sự nghề nghiệp của thầy cô, những phút “giải lao” trong giờ học… Rất nhiều chiêu “câu giờ” thầy cô của teen được áp dụng, chỉ để không phải tiếp tục bài học...
Những chiêu câu giờ
Một tiết học 45 phút đôi khi là quá dài đối với teen. Thế nên những cái đầu tinh nghịch nghĩ ra đủ chiêu để làm thầy cô nói về những chủ đề ngoài bài giảng, kéo dài “một vài phút” giải lao và tăng cường những tiết mục văn nghệ văn gừng ngay trong giờ...
Hà Trang- trường ĐTĐ bật mí: “Thầy cô thường dễ tính vào những ngày lễ, như 8- 3, 20- 10, 20- 11, Trung thu, Tết, thậm chí là ngày… 1- 6, chỉ cần vài cái miệng dẻo mồm và sự linh hoạt trong ứng xử là lớp mình có thể cắt giảm từ 10- 15 đến 1, 2 tiết học”. Sự dẻo mồm và ‘linh hoạt” mà Trang nói đến là, tươi cười, nhộn nhịp đón thầy cô ngay từ đầu giờ. Sau đó một nhân “vào đề”, vài nhân khác cùng a lô xô ỉ ôi, thầy ơi cô ơi… Nếu là những ngày lễ thì xuất hiện màn chúc mừng… Những cây văn nghệ của lớp sẽ nhiệt tình đứng dậy trình bày vài ca khúc, dưới sự nhiệt liệt ủng hộ của lớp, và tất nhiên, thầy cô chẳng nỡ từ chối…
Thầy cô cảm động trước tấm lòng của các trò ngoan, chỉ biết cười. Lỡ bị mất vài phút trong bài giảng hoặc tiết học thì cũng linh động “bù” vào… lúc khác.
Trong giờ học, không tránh khỏi những lúc thầy cô hơi bị “lan man” sang chia sẻ kinh nghiệm hoặc nhưng câu chuyện về nghề. Teen nhà mình sẽ tinh tường “nhào vô”, hỏi đúng điều thầy cô muốn kể… Thế là nhiều thầy cô vô tư “giải đáp” cho học trò, không ngại chia sẻ với các em…. Teen tranh thủ được không ít thời gian chỉ việc ngồi nghe, rúc rích trò chuyện và… cười thắng lợi.
“Cô dạy văn của mình rất dễ bị “câu giờ” nhé. Chẳng là, cô thường nhịêt tình giảng cho chúng mình những kiến thức bên lề bài giảng. Mẩu chuyện về tác giả, tác phẩm, những tranh cãi xung quanh tác phẩm… cô có rất nhiều. Nắm được điểu này, mấy bạn lớp mình thường tìm cách hỏi cô về tác giả, tác phẩm. Có khi cô say sưa nói, “lẹm” vào bài giảng trên lớp… Lớp mình thích thú lắm, vì được nghe chuyện bao giờ chẳng thú vị hơn là nghe giảng bài!
Không dừng lại ở đó, có những teen lại lợi dụng những “sự cố” trong lớp để câu giờ. Thầy tớ có đặc điểm cực kì nóng tính. Học trò mắc lỗi mà bị thầy đưa lên mắng trước lớp thì ít nhận phải 15 phút! Thế nên nhiều khi, có vài bạn trong lớp phạm lỗi, không chịu chân thành xin lỗi thầy còn “thái độ” hờ hững, thầy giận, cho cả giờ “kiểm điểm”, thậm chí là cho nghỉ tiết…
Rõ ràng, việc câu giờ giảng bài của thầy cô thì lớp nào cũng có, teen nào cũng từng là thủ phạm hoặc tòng phạm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Và lời lý giảiHà Trang- trường ĐTĐ bật mí: “Thầy cô thường dễ tính vào những ngày lễ, như 8- 3, 20- 10, 20- 11, Trung thu, Tết, thậm chí là ngày… 1- 6, chỉ cần vài cái miệng dẻo mồm và sự linh hoạt trong ứng xử là lớp mình có thể cắt giảm từ 10- 15 đến 1, 2 tiết học”. Sự dẻo mồm và ‘linh hoạt” mà Trang nói đến là, tươi cười, nhộn nhịp đón thầy cô ngay từ đầu giờ. Sau đó một nhân “vào đề”, vài nhân khác cùng a lô xô ỉ ôi, thầy ơi cô ơi… Nếu là những ngày lễ thì xuất hiện màn chúc mừng… Những cây văn nghệ của lớp sẽ nhiệt tình đứng dậy trình bày vài ca khúc, dưới sự nhiệt liệt ủng hộ của lớp, và tất nhiên, thầy cô chẳng nỡ từ chối…
Thầy cô cảm động trước tấm lòng của các trò ngoan, chỉ biết cười. Lỡ bị mất vài phút trong bài giảng hoặc tiết học thì cũng linh động “bù” vào… lúc khác.
Trong giờ học, không tránh khỏi những lúc thầy cô hơi bị “lan man” sang chia sẻ kinh nghiệm hoặc nhưng câu chuyện về nghề. Teen nhà mình sẽ tinh tường “nhào vô”, hỏi đúng điều thầy cô muốn kể… Thế là nhiều thầy cô vô tư “giải đáp” cho học trò, không ngại chia sẻ với các em…. Teen tranh thủ được không ít thời gian chỉ việc ngồi nghe, rúc rích trò chuyện và… cười thắng lợi.
“Cô dạy văn của mình rất dễ bị “câu giờ” nhé. Chẳng là, cô thường nhịêt tình giảng cho chúng mình những kiến thức bên lề bài giảng. Mẩu chuyện về tác giả, tác phẩm, những tranh cãi xung quanh tác phẩm… cô có rất nhiều. Nắm được điểu này, mấy bạn lớp mình thường tìm cách hỏi cô về tác giả, tác phẩm. Có khi cô say sưa nói, “lẹm” vào bài giảng trên lớp… Lớp mình thích thú lắm, vì được nghe chuyện bao giờ chẳng thú vị hơn là nghe giảng bài!
Không dừng lại ở đó, có những teen lại lợi dụng những “sự cố” trong lớp để câu giờ. Thầy tớ có đặc điểm cực kì nóng tính. Học trò mắc lỗi mà bị thầy đưa lên mắng trước lớp thì ít nhận phải 15 phút! Thế nên nhiều khi, có vài bạn trong lớp phạm lỗi, không chịu chân thành xin lỗi thầy còn “thái độ” hờ hững, thầy giận, cho cả giờ “kiểm điểm”, thậm chí là cho nghỉ tiết…
Rõ ràng, việc câu giờ giảng bài của thầy cô thì lớp nào cũng có, teen nào cũng từng là thủ phạm hoặc tòng phạm.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
“Học chán nên chúng mình mới muốn nghỉ, muốn “câu giờ”, nghe thầy cô kể chuyện, hay ít nhất là được hát hò, văn nghệ văn gừng cho vui”- Thành- trường NH “nói thật”.
“Thực sự, những lúc cô vui vẻ hát cho lớp nghe một bài hát, hoặc khi cô cùng chúng mình lắng nghe ca sĩ lớp thể hiện một ca khúc nào đó thì chúng mình cảm thấy gần gũi hơn với cô rất nhiều” Hà Trang tâm sự.
Cũng nhờ những tiết học như thế mà nhiều cây văn nghệ lớp được phát hiện. Thầy cô góp phần không nhỏ đâu nhé!
Ở một góc độ nào đó, “câu giờ” thầy cô kiểu này cũng có những nét đáng iu riêng. Nhưng sự thực cũng có những “lưu ý” mà teen phải dè chừng. Quá sa đà, teen mới là người gánh chịu hậu quả do thiếu giờ, thiếu tiết. Về nhà tự học làm sao ổn bằng nghe thầy cô giảng trên lớp cơ chứ! Nhưng ở lớp thì lại oải học.,,
Điều này thể hiện bài học trên lớp của teen nhiều khi còn chưa thực sự hấp dẫn, và teen chưa có ý thức cao trong việc học. Tuy nhiên, làm việc gì cũng phải lường hậu quả. Có những “hệ luỵ” từ việc teen mình “câu giờ”. Trước hết, bài học không được chuyển tải trọn vẹn tới teen. Teen không được nghe thầy cô giảng kĩ đành về nhà “tự nghiên cứu”. Có thể thấy ngay, thiệt thòi trước hết là do teen gánh mất rồi!
Tệ nhất là teen làm thầy cô buồn, để thầy cô giận mà còn nhân cơ hội ấy để ngồi không, chẳng chút hối lỗi. Những giờ học như thế, những tình huống như thế chỉ làm cho khoảng cách thầy trò thêm xa mà thôi.
Mỗi giờ học không chỉ mang lại cho teen kiến thức mà còn để lại những kỉ niệm khó quên trong đời học sinh. Hãy trân trọng từng tiết học, như trân trọng, yêu mến thầy cô của mình teen nhé.
Theo kenh14“Thực sự, những lúc cô vui vẻ hát cho lớp nghe một bài hát, hoặc khi cô cùng chúng mình lắng nghe ca sĩ lớp thể hiện một ca khúc nào đó thì chúng mình cảm thấy gần gũi hơn với cô rất nhiều” Hà Trang tâm sự.
Cũng nhờ những tiết học như thế mà nhiều cây văn nghệ lớp được phát hiện. Thầy cô góp phần không nhỏ đâu nhé!
Ở một góc độ nào đó, “câu giờ” thầy cô kiểu này cũng có những nét đáng iu riêng. Nhưng sự thực cũng có những “lưu ý” mà teen phải dè chừng. Quá sa đà, teen mới là người gánh chịu hậu quả do thiếu giờ, thiếu tiết. Về nhà tự học làm sao ổn bằng nghe thầy cô giảng trên lớp cơ chứ! Nhưng ở lớp thì lại oải học.,,
Điều này thể hiện bài học trên lớp của teen nhiều khi còn chưa thực sự hấp dẫn, và teen chưa có ý thức cao trong việc học. Tuy nhiên, làm việc gì cũng phải lường hậu quả. Có những “hệ luỵ” từ việc teen mình “câu giờ”. Trước hết, bài học không được chuyển tải trọn vẹn tới teen. Teen không được nghe thầy cô giảng kĩ đành về nhà “tự nghiên cứu”. Có thể thấy ngay, thiệt thòi trước hết là do teen gánh mất rồi!
Tệ nhất là teen làm thầy cô buồn, để thầy cô giận mà còn nhân cơ hội ấy để ngồi không, chẳng chút hối lỗi. Những giờ học như thế, những tình huống như thế chỉ làm cho khoảng cách thầy trò thêm xa mà thôi.
Mỗi giờ học không chỉ mang lại cho teen kiến thức mà còn để lại những kỉ niệm khó quên trong đời học sinh. Hãy trân trọng từng tiết học, như trân trọng, yêu mến thầy cô của mình teen nhé.