Với sự chuẩn bị chu đáo, cô Nguyễn Hồng Nhung - giáo viên bộ môn Tin học Trường tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã truyền tải cho 100% giáo viên trong trường về các ứng dụng tổ chức lớp học trực tuyến và phổ biến hiện nay như Zoom, Webex; cách xây dựng bài học trực tuyến và một số tiện ích của Google và tạo bài kiểm tra trực tuyến bằng Google form.
Giờ tập huấn rất sôi nổi và đầy kiến thức bổ ích. Các đồng chí giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng say sưa, nghiêm túc, chất lượng và đạt hiệu quả cao. Các giáo viên tham gia buổi tập huấn trao đổi sẽ tiếp tục nghiên cứu phần mềm để làm thành thạo và chia sẻ đến các bậc phụ huynh và các em học sinh tiếp cận để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của nhà trường và đạt hiệu quả trong công tác dạy và học.
Buổi tập huấn được chia thành 2 nhóm nhỏ với mong muốn nâng cao hiệu quả cũng nhưng đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tập trung đông người trong nhà trường. Với sự nhiệt tình, thẳng thắn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của cô giáo Nguyễn Hồng Nhung, giáo viên nhà trường đã được cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo, minh họa hết sức ý nghĩa. Buổi tập huấn đã kết thúc tốt đẹp và được đông đảo các thầy cô giáo đánh giá cao về chất lượng.
Cô Trần Bích Liên- Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Toản cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học. Có thể nói dịch bệnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội.
Học sinh nghỉ học lâu ngày kiến thức lãng quên, phụ huynh lo lắng phải cố gắng quản lý con em, thầy cô xa học sinh lo các em học sinh khi trở lại học tập thì mọi nề nếp, hệ thống kiến thức phải rèn lại từ đầu.
Ngay khi học sinh được nghỉ học kéo dài từ sau Tết đến nay, Trường tiểu học Trần Quốc Toản đã duy trì làm việc nghiêm túc, triển khai nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn học sinh có kế hoạch học tập tại nhà như: giao bài tập cho học sinh qua tin nhắn, qua phiếu bài tập, đề cương ôn tập.
Tuy nhiên, thời gian nghỉ học còn kéo dài, để đảm bảo chất lượng dạy và học trong nhà trường thì việc ứng dụng các công nghệ mới trong dạy học sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong dạy học cho học sinh.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Giờ tập huấn rất sôi nổi và đầy kiến thức bổ ích. Các đồng chí giáo viên tham gia lớp bồi dưỡng say sưa, nghiêm túc, chất lượng và đạt hiệu quả cao. Các giáo viên tham gia buổi tập huấn trao đổi sẽ tiếp tục nghiên cứu phần mềm để làm thành thạo và chia sẻ đến các bậc phụ huynh và các em học sinh tiếp cận để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của nhà trường và đạt hiệu quả trong công tác dạy và học.
Buổi tập huấn được chia thành 2 nhóm nhỏ với mong muốn nâng cao hiệu quả cũng nhưng đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19, hạn chế tập trung đông người trong nhà trường. Với sự nhiệt tình, thẳng thắn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của cô giáo Nguyễn Hồng Nhung, giáo viên nhà trường đã được cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo, minh họa hết sức ý nghĩa. Buổi tập huấn đã kết thúc tốt đẹp và được đông đảo các thầy cô giáo đánh giá cao về chất lượng.
Cô Trần Bích Liên- Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Quốc Toản cho biết: Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Covid-19 gây ra, tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước đã cho học sinh, sinh viên nghỉ học. Có thể nói dịch bệnh đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống xã hội.
Học sinh nghỉ học lâu ngày kiến thức lãng quên, phụ huynh lo lắng phải cố gắng quản lý con em, thầy cô xa học sinh lo các em học sinh khi trở lại học tập thì mọi nề nếp, hệ thống kiến thức phải rèn lại từ đầu.
Ngay khi học sinh được nghỉ học kéo dài từ sau Tết đến nay, Trường tiểu học Trần Quốc Toản đã duy trì làm việc nghiêm túc, triển khai nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn học sinh có kế hoạch học tập tại nhà như: giao bài tập cho học sinh qua tin nhắn, qua phiếu bài tập, đề cương ôn tập.
Tuy nhiên, thời gian nghỉ học còn kéo dài, để đảm bảo chất lượng dạy và học trong nhà trường thì việc ứng dụng các công nghệ mới trong dạy học sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong dạy học cho học sinh.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại