Tạo sức sống cho giờ dạy Lịch sử với đồ dùng trực quan

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Từ thực trạng trên, Cô Dương Thị Minh Hồng - Giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) - đã chỉ ra cách xây dựng và sử dụng hiệu quả bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, góp phần bổ xung và làm rõ hơn những kiến thức lịch sử cơ bản trong sách giáo khoa; khôi phục, tái hiện lại hình ảnh trong quá khứ giúp học sinh hiểu biết sâu sắc các sự kiện lịch sử đã học, tạo biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác, thông qua đó khơi dậy những xúc cảm lịch sử.

Phân loại, sắp xếp đồ dùng trực quan

Ngay từ đầu năm học mới, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, thống kê toàn bộ đồ dùng trực quan, bao gồm các loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh treo tường để phân loại chúng.

Cô Dương Thị Minh Hồng cho rằng, có thể phân loại theo nội dung các khóa trình: Lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam, theo các khối lớp, các giai đoạn lịch sử, hoặc theo các chiến dịch lớn... Có thể phân theo các chủ đề: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trên cơ sở các chủ đề hoặc nội dung trên sẽ giúp giáo viên phân loại, sắp xếp một cách dễ dàng các bản đồ, lược đồ sưu tầm được và tiện lợi khi sử dụng chúng.

Tích lũy, bổ sung đồ dùng trực quan

Căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy, giáo viên thống kê như đã phân loại ở trên: Bản đồ nào đã có, bản đồ nào cần bổ sung. Bằng cách đó, giáo viên sẽ có đồ dùng học tập cho cả năm học, tránh tình trạng đến khi lên lớp mới đi tìm bản đồ, nếu trùng giờ thì phải nhường nhau.

Việc tích lũy bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh là công việc thường xuyên, lâu dài, với ý thức trách nhiệm và sự hứng thú cao. Nên tiến hành từng bước và có thể huy động nhiều lực lượng tham gia:

Đối với giáo viên: Hiện nay khoa học kĩ thuật phát triển nên việc sưu tầm các bản đồ lược đồ không có trong SGK có ở rất nhiều nguồn tư liệu, thậm chí có nhiều lược đồ, bản đồ rất đẹp, có giá trị sử dụng cao, giáo viên có thể tự trang bị để sử dụng lâu dài hoặc làm theo nhóm, tổ chuyên môn theo nguồn kinh phí của nhà trường.

Đối với học sinh: Những bản đồ, lược đồ có trong SGK nhưng quá nhỏ, tất cả đều là bản đồ, lược đồ đen trắng, giáo viên có thể cho học sinh về nhà vẽ theo nhóm ngay từ đầu năm học, sau đó lựa chọn để sử dụng và bổ xung vào kho tư liệu.

Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ

Để việc sử dụng đồ dùng trực quan thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học, cô Dương Thị Minh Hồng cho rằng, thiết bị đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học.

Nội dung của bản đồ, lược đồ lịch sử rất phong phú, đa dạng, phản ánh những sự kiện kịch sử thế giới và dân tộc qua các thời kì. Khi hướng dẫn học sinh khai thác bản đồ, lược đồ lịch sử giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng: Hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ; kĩ năng vẽ lược đồ; kĩ năng tường thuật, miêu tả; kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ, lược thuật, miêu tả trên bản đồ, lược đồ; kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử.

Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội dung, danh giới và các kí hiệu của lược đồ.

Bước 2: Giáo viện có thể trình bày, lược thuật các kiến thức trên theo lược đồ, bản đồ hoặc yêu cầu học sinh tự trình bày những hiểu biết của mình khi khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với quan sát bản đồ, lược đồ

Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung bản đồ, lược đồ.

Bước 4: Rút ra nhận xét sau khi đã làm việc với bản đồ, lược đồ

Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các nhân vật, các địa danh được tìm hiểu thông qua lời thuyết trình của giáo viên dựa trên bản đồ, lược đồ.

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của lược đồ gắn liền và nội dung của bài học .

4 bước khai khai thác biểu đồ, bảng thống kê

Số lượng biểu đồ, bảng thống kê trong sách giáo khoa không nhiều, nhưng chứa đựng nội dung kiến thức mang tính chất khái quát, tổng hợp, giúp học sinh dễ dàng so sánh và rút ra kết luận khi được giáo viên sử dụng đúng lúc và khai thác hiệu quả.

Khi hướng dẫn học sinh khai biểu đồ, bảng thống kê, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng như quan sát, so sánh; kĩ năng nhận định, đánh giá rút ra qui luật, bài học lịch sử.

Việc khai thác nội dung niên biểu, biểu đồ, bảng thống kê theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung kiến thức chứa đựng trong đó.

Việc tổ chức học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Cho hóc inh quan sát biểu đồ, bảng thống kê.

Bước 2: Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu học sinh tự khai thác

những kiến thức khi quan sát biểu đồ, bảng thống kê.

Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung biểu đồ, bảng thống kê theo định hướng của giáo viên

Bước 4: Giáo viên nhận xét sau khi đã nhận được các câu trả lời từ phía học sinh.

Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các mốc thời gian kèm theo những sự kiện tiêu tiểu, những biến động về kinh tế - xã hội thông qua biểu đồ, bảng thống kê.

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác biểu đồ, bảng thống kê gắn liền và nội dung của bài học .

Kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử

Nội dung của tranh ảnh lịch sử rất phong phú và đa dạng tập trung vào việc phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hoá của cả lịch sử thế giới và dân tộc.

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử trong sách giáo khoa giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng: Quan sát, nhận xét; mô tả, tường thuật; phân tích, nhận định, đánh giá.

Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy, có thể khai thác tranh ảnh lịch sử như sau:

Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác.

Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh.

Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi đã quan sát, kết hợp với nội dung bài viết trong sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.

Bước 4: Học sinh khác bổ xung, giáo viên nhận xét hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học .

Linh hoạt sử dụng kênh hình trong các hình thức dạy học

Cô Dương Thị Minh Hồng đề cập đến việc sử dụng các loại kênh hình trong các hình thức dạy học lịch sử như: Kiểm tra bài cũ, khai thác bài mới, tiến hành bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thực hành.

Trong đó, chú ý nhiều đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ quan sát tranh, ảnh, “đọc” bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh rồi nêu nội dung lịch sử được phản ánh; hoặc trình bày một vấn đề lịch sử theo tranh, ảnh, bản đồ; hoặc qua đó, hoàn thành các loại bài tập, câu hỏi được đặt ra.

Trong những trường hợp cần thiết, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các loại bài tập thực hành, như dựa vào bản đồ trong sách giáo khoa để trình bày lại (hoặc vẽ lại) nội dung (diễn biến) sự kiện; hay trên cơ sở khai thác nội dung tranh, ảnh viết bài miêu tả, tường thuật ngắn gọn...

Kiểm tra bài cũ thông qua đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh trình bày kiến thức mà mình nắm được một cách tự tin, mạch lạc, hứng thú, tránh được hiện tượng học “vẹt”.

Khi cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử về những chiến dịch, hoặc những trận đánh lớn, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, hoặc vị trí, biên giới giữa các quốc gia... thì việc kết hợp giữa việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh với miêu tả hay lược thuật bằng lời giảng của thầy sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú hơn.

Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ là một công cụ để giáo viên khai thác kiến thức bài giảng và là một phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra những kiến thức cơ bản của bài. Do vậy khi giảng bài mới giáo viên cũng nên khai thác khả năng tư duy của học sinh thông qua việc quan sát bản đồ, lược đồ.

Sử dung đồ dùng trực quan để củng cố bài giảng: Phương pháp này ít được giáo viên sử dụng, bởi vì bài giảng lịch sử thường rất dài, kiến thức mới rất nặng, thời gian dành cho củng cố không được nhiều.

Song nếu giáo viên biết phân bố thời gian hợp lí, dành một khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút để củng cố bài thông qua bản đồ, lược đồ thì hiệu quả bài học chắc chắn sẽ được nâng lên, giáo viên lại không phải làm việc nhiều.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
 

Bình luận bằng Facebook

Top