Ở bờ hồ Tây đối diện trường THPT Chu Văn An có một công trình kiến trúc độc đáo đã tồn tại một thế kỷ, đó là nhà ga thủy phi cơ được cho là từng thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại. Ngược dòng lịch sử, đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa thủy phi cơ đến Việt Nam sử dụng vì loại phương tiện bay có thể hạ cánh trên mặt nước này không đòi hỏi cao về hạ tầng.Tại Hà Nội, hồ Tây với diện tích mặt nước rất rộng lớn là địa điểm lý tưởng để xây dựng sân bay thủy phi cơ. Khoảng những năm 1920, chính quyền thuộc địa cho xây dựng Sở Thủy cơ, thực chất nó là một sân bay, bao gồm một kho chứa máy bay nằm ở địa điểm mà ngày nay là sân vận động của trường Chu Văn An.Gần kho chứa có một mỏm đất nhô ra hồ. Người Pháp đã cho san ủi mặt bằng và xây dựng ở đây một nhà ga hai tầng bằng bê tông. Vị trí nhà ga nằm rất gần khu vực trung tâm hành chính ở Hà Nội thời đó. Nhà ga có một cầu thang lớn ở giữa, dẫn lên tầng hai, và một cầu thang nhỏ ở bên hông dẫn lên tầng thượng.Từ nhà ga, du khách sẽ bước lên những chiếc máy bay đang chờ ở “đường băng” – mặt nước mênh mông của hồ Tây. Không có nhiều tư liệu đề cập chi tiết về hoạt động của sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây, nhưng chắc chắn là nơi này chỉ phục vụ cho các quan chức Pháp hoặc những người thuộc giới thượng lưu trong xã hội thời đó.Có thông tin cho rằng vua Bảo Đại đã mua lại cơ sở này vào thập niên 1930 để phục vụ cho thú chơi thủy phi cơ của mình. Được biết, lúc sinh thời ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn từng sở hữu hai chiếc thủy phi cơ hiện đại nhất thời đó, hiệu Sealand và Sea Otters.Không rõ sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây hoạt động đến năm nào. Có lẽ nó đã bị bỏ hoang cùng sự triệt thoái của người Pháp ở Việt Nam từ năm 1954. Những năm sau khi đất nước thống nhất, khu nhà ga cũ này trở thành địa điểm ngắm cảnh ưa thích của người thủ đô.Sau đó, tòa nhà được giao cho Hãng Phim truyện Việt Nam có trụ sở nằm gần đó quản lý. Theo những biến động của thời cuộc, khu nhà ga lúc được dùng làm phòng truyền thống của hãng phim, khi thì được cho thuê lại.Gần đây, khi dư luận xôn xao với việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, nhà ga thủy phi cơ cũ lại được nhắc đến như một tài sản của hãng phim. Lúc này nó đã bị bỏ hoang và xuống cấp nặng nề. Công trình biểu tượng cho giới thượng lưu ở Hà Nội một thời giờ đây chỉ còn là một khối bê tông trống rỗng. Ít ai hình dung được đây từng là nơi những chiếc máy bay lướt trên mặt nước trước khi tung cánh trên bầu trời Hà Nội.Do có không gian rộng rãi, thoáng đãng, lại nằm ở vị trí tuyệt đẹp ở bờ hồ Tây, khu nhà ga xưa đã trở thành địa điểm thu hút nhiều người trẻ đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, đây là địa điểm có vô số góc “sống ảo” dành cho những người theo trào lưu “selfie”, “check in”.Các bức tường trống trải trở thành không gian để các nghệ sĩ đường phố trổ tài vẽ tranh graffiti. Trong khi, tương lai của nhà ga thủy phi cơ hồ Tây cho đến nay vẫn chưa rõ ràng.Đã có ý kiến đề xuất đập bỏ công trình đặc biệt này, trong khi nhiều người bày tỏ mong muốn cải tạo nó thành một không gian văn hóa xứng tầm với vẻ đẹp thơ mộng của hồ nước lớn nhất thủ đô... Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Ở bờ hồ Tây đối diện trường THPT Chu Văn An có một công trình kiến trúc độc đáo đã tồn tại một thế kỷ, đó là nhà ga thủy phi cơ được cho là từng thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại. Ngược dòng lịch sử, đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa thủy phi cơ đến Việt Nam sử dụng vì loại phương tiện bay có thể hạ cánh trên mặt nước này không đòi hỏi cao về hạ tầng.
Tại Hà Nội, hồ Tây với diện tích mặt nước rất rộng lớn là địa điểm lý tưởng để xây dựng sân bay thủy phi cơ. Khoảng những năm 1920, chính quyền thuộc địa cho xây dựng Sở Thủy cơ, thực chất nó là một sân bay, bao gồm một kho chứa máy bay nằm ở địa điểm mà ngày nay là sân vận động của trường Chu Văn An.
Gần kho chứa có một mỏm đất nhô ra hồ. Người Pháp đã cho san ủi mặt bằng và xây dựng ở đây một nhà ga hai tầng bằng bê tông. Vị trí nhà ga nằm rất gần khu vực trung tâm hành chính ở Hà Nội thời đó. Nhà ga có một cầu thang lớn ở giữa, dẫn lên tầng hai, và một cầu thang nhỏ ở bên hông dẫn lên tầng thượng.
Từ nhà ga, du khách sẽ bước lên những chiếc máy bay đang chờ ở “đường băng” – mặt nước mênh mông của hồ Tây. Không có nhiều tư liệu đề cập chi tiết về hoạt động của sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây, nhưng chắc chắn là nơi này chỉ phục vụ cho các quan chức Pháp hoặc những người thuộc giới thượng lưu trong xã hội thời đó.
Có thông tin cho rằng vua Bảo Đại đã mua lại cơ sở này vào thập niên 1930 để phục vụ cho thú chơi thủy phi cơ của mình. Được biết, lúc sinh thời ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn từng sở hữu hai chiếc thủy phi cơ hiện đại nhất thời đó, hiệu Sealand và Sea Otters.
Không rõ sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây hoạt động đến năm nào. Có lẽ nó đã bị bỏ hoang cùng sự triệt thoái của người Pháp ở Việt Nam từ năm 1954. Những năm sau khi đất nước thống nhất, khu nhà ga cũ này trở thành địa điểm ngắm cảnh ưa thích của người thủ đô.
Sau đó, tòa nhà được giao cho Hãng Phim truyện Việt Nam có trụ sở nằm gần đó quản lý. Theo những biến động của thời cuộc, khu nhà ga lúc được dùng làm phòng truyền thống của hãng phim, khi thì được cho thuê lại.
Gần đây, khi dư luận xôn xao với việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, nhà ga thủy phi cơ cũ lại được nhắc đến như một tài sản của hãng phim. Lúc này nó đã bị bỏ hoang và xuống cấp nặng nề. Công trình biểu tượng cho giới thượng lưu ở Hà Nội một thời giờ đây chỉ còn là một khối bê tông trống rỗng. Ít ai hình dung được đây từng là nơi những chiếc máy bay lướt trên mặt nước trước khi tung cánh trên bầu trời Hà Nội.
Do có không gian rộng rãi, thoáng đãng, lại nằm ở vị trí tuyệt đẹp ở bờ hồ Tây, khu nhà ga xưa đã trở thành địa điểm thu hút nhiều người trẻ đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, đây là địa điểm có vô số góc “sống ảo” dành cho những người theo trào lưu “selfie”, “check in”.
Các bức tường trống trải trở thành không gian để các nghệ sĩ đường phố trổ tài vẽ tranh graffiti. Trong khi, tương lai của nhà ga thủy phi cơ hồ Tây cho đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Đã có ý kiến đề xuất đập bỏ công trình đặc biệt này, trong khi nhiều người bày tỏ mong muốn cải tạo nó thành một không gian văn hóa xứng tầm với vẻ đẹp thơ mộng của hồ nước lớn nhất thủ đô...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
Ở bờ hồ Tây đối diện trường THPT Chu Văn An có một công trình kiến trúc độc đáo đã tồn tại một thế kỷ, đó là nhà ga thủy phi cơ được cho là từng thuộc quyền sở hữu của vua Bảo Đại. Ngược dòng lịch sử, đầu thế kỷ 20, người Pháp đã đưa thủy phi cơ đến Việt Nam sử dụng vì loại phương tiện bay có thể hạ cánh trên mặt nước này không đòi hỏi cao về hạ tầng.
Tại Hà Nội, hồ Tây với diện tích mặt nước rất rộng lớn là địa điểm lý tưởng để xây dựng sân bay thủy phi cơ. Khoảng những năm 1920, chính quyền thuộc địa cho xây dựng Sở Thủy cơ, thực chất nó là một sân bay, bao gồm một kho chứa máy bay nằm ở địa điểm mà ngày nay là sân vận động của trường Chu Văn An.
Gần kho chứa có một mỏm đất nhô ra hồ. Người Pháp đã cho san ủi mặt bằng và xây dựng ở đây một nhà ga hai tầng bằng bê tông. Vị trí nhà ga nằm rất gần khu vực trung tâm hành chính ở Hà Nội thời đó. Nhà ga có một cầu thang lớn ở giữa, dẫn lên tầng hai, và một cầu thang nhỏ ở bên hông dẫn lên tầng thượng.
Từ nhà ga, du khách sẽ bước lên những chiếc máy bay đang chờ ở “đường băng” – mặt nước mênh mông của hồ Tây. Không có nhiều tư liệu đề cập chi tiết về hoạt động của sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây, nhưng chắc chắn là nơi này chỉ phục vụ cho các quan chức Pháp hoặc những người thuộc giới thượng lưu trong xã hội thời đó.
Có thông tin cho rằng vua Bảo Đại đã mua lại cơ sở này vào thập niên 1930 để phục vụ cho thú chơi thủy phi cơ của mình. Được biết, lúc sinh thời ông vua cuối cùng của nhà Nguyễn từng sở hữu hai chiếc thủy phi cơ hiện đại nhất thời đó, hiệu Sealand và Sea Otters.
Không rõ sân bay thủy phi cơ ở hồ Tây hoạt động đến năm nào. Có lẽ nó đã bị bỏ hoang cùng sự triệt thoái của người Pháp ở Việt Nam từ năm 1954. Những năm sau khi đất nước thống nhất, khu nhà ga cũ này trở thành địa điểm ngắm cảnh ưa thích của người thủ đô.
Sau đó, tòa nhà được giao cho Hãng Phim truyện Việt Nam có trụ sở nằm gần đó quản lý. Theo những biến động của thời cuộc, khu nhà ga lúc được dùng làm phòng truyền thống của hãng phim, khi thì được cho thuê lại.
Gần đây, khi dư luận xôn xao với việc cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam, nhà ga thủy phi cơ cũ lại được nhắc đến như một tài sản của hãng phim. Lúc này nó đã bị bỏ hoang và xuống cấp nặng nề. Công trình biểu tượng cho giới thượng lưu ở Hà Nội một thời giờ đây chỉ còn là một khối bê tông trống rỗng. Ít ai hình dung được đây từng là nơi những chiếc máy bay lướt trên mặt nước trước khi tung cánh trên bầu trời Hà Nội.
Do có không gian rộng rãi, thoáng đãng, lại nằm ở vị trí tuyệt đẹp ở bờ hồ Tây, khu nhà ga xưa đã trở thành địa điểm thu hút nhiều người trẻ đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, đây là địa điểm có vô số góc “sống ảo” dành cho những người theo trào lưu “selfie”, “check in”.
Các bức tường trống trải trở thành không gian để các nghệ sĩ đường phố trổ tài vẽ tranh graffiti. Trong khi, tương lai của nhà ga thủy phi cơ hồ Tây cho đến nay vẫn chưa rõ ràng.
Đã có ý kiến đề xuất đập bỏ công trình đặc biệt này, trong khi nhiều người bày tỏ mong muốn cải tạo nó thành một không gian văn hóa xứng tầm với vẻ đẹp thơ mộng của hồ nước lớn nhất thủ đô...
Mời quý độc giả xem video Hà Nội mùa cốm xanh về. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức