Tác hại việc chọn sai địa điểm đóng quân trong Tam quốc diễn nghĩa

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Mã Tốc (190-228) hay còn gọi là Mã Tắc là tướng nhà Thục Hán thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mã Tốc có 5 anh em trai, ông theo anh Mã Lương đến phục vụ Lưu Bị, được bổ nhiệm làm Tòng sự Kinh Châu. Năm 214, Lưu Bị đánh chiếm Tây Xuyên của Lưu Chương, Mã Tốc được gọi vào Thục giữ chức Thành Đô lệnh, Thái thú quận Việt Tuyển.



Mã Tốc có tài, thích bàn luận việc quân sự nên thừa tướng Gia Cát Lượng rất trọng vọng.


Năm 225, Gia Cát Lượng mang quân đi nam chinh đánh lực lượng nổi dậy của Ung Khải tại Nam Trung đã phản Thục theo Ngô. Mã Tốc ở lại Thành Đô. Khi chia tay lên đường, Gia Cát Lượng hỏi ông kế sách, ông khuyên Gia Cát Lượng:

Hôm nay ngài dùng vũ lực dẹp họ thì mai có cơ hội họ lại làm phản. Muốn diệt sạch chúng để trừ hậu họa thì kẻ nhân từ không nên làm thế, mà trong lúc vội vã càng khó làm được. Đạo dùng binh nên công tâm là thượng sách, công thành là hạ sách; tâm chiến là thượng sách, binh chiến là hạ sách, hy vọng ngài có thể khiến chúng tâm phục, Nam Trung tự nhiên yên định.

Gia Cát Lượng làm theo kế của Mã Tốc, nhiều lần bắt rồi lại tha cho thủ lĩnh địa phương Mạnh Hoạch, cuối cùng Mạnh Hoạch cảm phục xin quy phục Thục Hán.

Ba năm sau thắng lợi hoàn hảo ở chiến dịch Nam Trung, dẹp tan mầm mống phản loạn mặt Nam và thu phục nhân tâm các dân tộc thiểu số nơi này, Gia Cát Lượng chính thức tiến hành chiến dịch Bắc Phạt, dẫn đại quân Hán Thục đánh Ngụy lần thứ nhất năm 228. Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai Tư Mã Ý và Trương Cáp mang quân ra địch.


Khi quân Thục tiến đánh Trung Nguyên, vấn đề lương thảo có ý nghĩa then chốt. Hầu hết lương thực cho đại quân của Gia Cát Lượng đều được vận chuyển từ Tây Xuyên qua Hán Trung để vào Trung Nguyên. Một trong những trọng điểm trên tuyến đường vận lương này này là Nhai Đình.


Nhai Đình nằm ở khoảng giữa sông Vị và núi Mạch Tích Nay là đông bắc huyện Thiên Thủy, Cam Túc, là con đường huyết mạch để đi từ Thiểm Tây và Lũng Hữu. Dĩ nhiên cả Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng đều hiểu rõ vai trò chiến lược trọng yếu của Nhai Đình.


Phía Ngụy, Tư Mã Ý lệnh đại tướng Trương Cáp dẫn 5 vạn kỵ binh và bộ binh vòng hướng Tây tiến nhanh đến Nhai Đình, trước là chẹn con đường huyết mạch của quân Thục, sau là đánh tập hậu chiếm lại vùng Lũng Hữu.

Mã Tốc tài trí hơn người, mưu kế sâu sắc nhưng lại chưa từng trực tiếp đánh trận

Để đối địch với danh tướng Trương Cáp, mọi người đều cho rằng nên dùng mãnh tướng Ngụy Diên hoặc Ngô Ý đã dày dạn kinh nghiệm trận mạc, nhưng Gia Cát Lượng lại chọn Mã Tốc làm tiên phong. Ông được lệnh cùng Vương Bình cầm quân khẩn cấp ra trấn thủ Nhai Đình.

Trước khi đi, Gia Cát Lượng năm lần bảy lượt dặn dò Mã Tốc phải đóng quân giữa đường và giữ lấy nguồn nước như thế mới cố thủ được. Tuy nhiên, khi đến Nhai Đình, Tốc lại làm ngược hoàn toàn với phương án chỉ huy của Gia cát Lượng.



Đến Nhai Đình, Mã Tốc làm ngược lại với phương án chỉ huy của Gia Cát Lượng.


Mã Tốc không đóng quân ở nơi đường cài gần sông là chỗ có nước cho quân dùng, mang 2 vạn quân trấn giữ trên núi với phương án "Trên núi đánh xuống, thế như chẻ tre". Vương Bình nhiều lần phản đối, nhưng Mã Tốc không nghe. Cuối cùng, Vương Bình đành xin Mã Tốc cho 5000 người ngựa ra đóng trại dưới chân núi.

Trương Cáp theo sự chỉ đạo của Tư Mã Ý đã mang quân vây trại của Mã Tốc trên núi, rồi cắt đứt đường nước. Quân Thục thiếu nước, hoảng loạn. Trương Cáp dồn sức tấn công phá tan Mã Tốc. Cánh quân Mã Tốc bỏ chạy tán loạn. Nhai Đình thất thủ. Đại quân Thục không thể tiến nữa, buộc phải lui về Hán Trung.

Thất bại Nhai Đình khiến cho quân Thục mất quyền chủ động, đại quân Gia Cát Lượng bị mất bàn đạp tấn công, lỡ mất cơ hội đánh chiếm Lũng Hữu. Xét tình hình thực tế, Gia Cát Lượng cho rằng quân Thục không thể tiếp tục giao chiến được nữa, ông quyết định thu quân trở về Hán Trung.



Gia Cát Lượng đã ra lệnh chém Mã Tốc vì để mất Nhai Đình.


Chẳng bao lâu ba quận Thiên Thủy, Nam An, An Định lại trở về tay nước Ngụy. Vì thất bại Nhai Đình, Gia Cát Lượng đã ra lệnh chém Mã Tốc và tâu với hậu chủ tự mình xin giáng ba cấp. Việc để mất Nhai Đình là do Mã Tốc làm trái chỉ đạo của Gia Cát Lượng nhưng trách nhiệm lớn nhất cho thất bại này thuộc về Lượng.

Sau này, chém Mã Tốc là chuyện luôn khiến Gia Cát Lượng cảm thấy bị dày vò. Tưởng Uyển có lần hỏi ông vì sao không cho Mã Tốc sống thêm để lập công chuộc tội. Gia Cát Lượng nói rằng bản thân thấy rất thương xót, như chặt đi mất một cánh tay nhưng vì giữ nghiêm mệnh lệnh mà phải gạt lệ chém tướng yêu. Năm ấy, Mã Tốc mới vừa 39 tuổi, tràn trề sinh lực, khí chất ngời ngời.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top