Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Trước sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, việc liên kết, hợp tác trong đào tạo là xu thế tất yếu, hoạt động quan trọng với nhiều cơ sở giáo dục đại học. Đó là hình thức đào tạo có nhiều ưu thế như tiết kiệm nhân lực, chi phí đào tạo cho người học, thông qua đó phát huy thế mạnh của các nhà trường, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vấn đề liên kết trong lĩnh vực GD-ĐT cả trong nước và quốc tế được Chính phủ và Bộ GD&ĐT quan tâm sao sát, thông qua việc ban hành 2 văn bản gồm Nghị định 86/2018/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư 07/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 15/3/2017 quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học.
Đối với liên kết đào tạo trong nước, Thông tư 07/2-17/TT-BGDĐT nêu rõ, cơ sở đào tạo muốn thực hiện liên kết đào tạo phải công bố đồng thời thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, đặt lớp đào tạo. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo phải thực hiện các quy định về báo cáo định kỳ, chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền và với xã hội khi được yêu cầu. Để bảo đảm chất lượng liên kết đào tạo trong nước, hiện Bộ GD&ĐT áp dụng nhiều biện pháp như: Không giao cho chính quyền địa phương kiểm tra liên kết đào tạo; Quy định bắt buộc học tại cơ sở đào tạo chính; tăng cường chất lượng đào tạo, công tác tiền kiểm tra..., thực hiện kiểm định chất lượng và hậu kiểm.
Đối với liên kết đào tạo quốc tế, theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, các trường quốc tế khi thực hiện hợp tác đào tạo với trường trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như có văn bản cho phép đào tạo ngành xin phép liên kết, phải được các cơ quan có thẩm quyền về GD-ĐT của nước sở tại chứng nhận về chương trình, chất lượng đào tạo, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận bảo đảm chất lượng đào tạo.
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện, việc liên kết đào tạo vẫn thể hiện một số hạn chế: Cơ sở giáo dục đại học còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý hoạt động, chưa bám sát các quy định khi thực hiện liên kết đào tạo, chưa chủ động trong công tác tự thanh tra, kiểm tra để phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo dẫn đến chất lượng chưa thực sự như mong muốn.
Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo thực hiện liên kết đào tạo đồng thời xử lý đơn vị chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành về liên kết đào tạo hoặc có vi phạm trong quá trình thực hiện.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát những bất cập để có thể khắc phục đồng thời có phương thức quản lý đào tạo và quản lý chất lượng hiệu quả hơn nữa như tăng cường công tác hậu kiểm, sửa đổi bổ sung văn bản quy định liên kết đào tạo chặt chẽ hơn nữa, đồng thời đề xuất thêm phương án xử lý các cơ sở đào tạo vi phạm.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Vấn đề liên kết trong lĩnh vực GD-ĐT cả trong nước và quốc tế được Chính phủ và Bộ GD&ĐT quan tâm sao sát, thông qua việc ban hành 2 văn bản gồm Nghị định 86/2018/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 6/6/2018 quy định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục và Thông tư 07/2017/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 15/3/2017 quy định về liên kết đào tạo trình độ đại học.
Đối với liên kết đào tạo trong nước, Thông tư 07/2-17/TT-BGDĐT nêu rõ, cơ sở đào tạo muốn thực hiện liên kết đào tạo phải công bố đồng thời thẩm định các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục phối hợp đào tạo, đặt lớp đào tạo. Bên cạnh đó, cơ sở đào tạo phải thực hiện các quy định về báo cáo định kỳ, chịu trách nhiệm giải trình với cơ quan có thẩm quyền và với xã hội khi được yêu cầu. Để bảo đảm chất lượng liên kết đào tạo trong nước, hiện Bộ GD&ĐT áp dụng nhiều biện pháp như: Không giao cho chính quyền địa phương kiểm tra liên kết đào tạo; Quy định bắt buộc học tại cơ sở đào tạo chính; tăng cường chất lượng đào tạo, công tác tiền kiểm tra..., thực hiện kiểm định chất lượng và hậu kiểm.
Đối với liên kết đào tạo quốc tế, theo Nghị định 86/2018/NĐ-CP, các trường quốc tế khi thực hiện hợp tác đào tạo với trường trong nước phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng như có văn bản cho phép đào tạo ngành xin phép liên kết, phải được các cơ quan có thẩm quyền về GD-ĐT của nước sở tại chứng nhận về chương trình, chất lượng đào tạo, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận bảo đảm chất lượng đào tạo.
Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện, việc liên kết đào tạo vẫn thể hiện một số hạn chế: Cơ sở giáo dục đại học còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý hoạt động, chưa bám sát các quy định khi thực hiện liên kết đào tạo, chưa chủ động trong công tác tự thanh tra, kiểm tra để phát hiện và kịp thời chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo dẫn đến chất lượng chưa thực sự như mong muốn.
Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo thực hiện liên kết đào tạo đồng thời xử lý đơn vị chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định hiện hành về liên kết đào tạo hoặc có vi phạm trong quá trình thực hiện.
Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục rà soát những bất cập để có thể khắc phục đồng thời có phương thức quản lý đào tạo và quản lý chất lượng hiệu quả hơn nữa như tăng cường công tác hậu kiểm, sửa đổi bổ sung văn bản quy định liên kết đào tạo chặt chẽ hơn nữa, đồng thời đề xuất thêm phương án xử lý các cơ sở đào tạo vi phạm.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại