Sự thật thú vị về ngày lễ Thất Tịch ở các nước phương Đông

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Ở Trung Quốc, ngày lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch hàng năm gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng chăn trâu chăm chỉ, thiện lương nhưng lớn lên trong gia đình nghèo.Trong khi đó, Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương - người chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Chức Nữ vô tình gặp Ngưu Lang trong một lần xuống hạ giới. Về sau, hai người đem lòng cảm mến nhau và nên duyên vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau.Cuộc sống hạnh phúc của Ngưu Lang - Chức Nữ không kéo dài lâu. Một thời gian sau, chuyện tình của họ bị thiên đình phát hiện. Vương Mẫu bắt Chức Nữ trở về thiên đình. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo vợ nhưng không thể giữ được vì cách biệt phàm nhân - thần tiên.Kể từ đó, Ngưu Lang - Chức Nữ bị ngăn cách bởi sông Thiên Hà - nơi ranh giới giữa cõi phàm và tiên. Vì nhớ thương Chức Nữ, Ngưu Lang vẫn luôn ngồi đó chờ nàng. Cảm thương tấm chân tình sâu sắc của hai người dành cho nhau, Vương Mẫu đã đồng ý cho họ được gặp nhau vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm.Ngày 7/7 Âm lịch được gọi là lễ Thất tịch hay Khất xảo tiết, Thất thư đản, Xảo tịch. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, nếu các cặp đôi yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ được bên nhau mãi mãi. Trong khi đó, những người cô đơn lẻ bóng ăn chè đậu đỏ trong ngày 7/7 Âm lịch sẽ sớm tìm được người yêu.Tại Nhật Bản, lễ Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata. Ngày lễ này xuất phát từ kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang.Vào ngày Tanabata, người Nhật Bản sẽ viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú chưa có ý trung nhân ở Nhật Bản sẽ tới các đền thờ để cầu nguyện, mong sớm tìm được một nửa yêu thương.Lễ Thất tịch ở Hàn Quốc được gọi là Chilseok. Vào ngày này, người Hàn Quốc theo truyền thống sẽ đi tắm để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ cũng thưởng thức những món ăn làm từ lúa mì như: bánh mì bột mì, bánh mì nướng, bánh kếp lúa mì hoặc bánh dày phủ đậu đỏ.Đối với người dân Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày 7/7 Âm lịch, các cặp tình nhân thường đến chùa làm lễ và cầu mong cho tình duyên của họ ngày càng bền chặt.Vào đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Dân gian quan niệm rằng, nếu 2 người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm 7/7 Âm lịch thì sẽ mãi mãi bên nhau. Thêm nữa, những người độc thân sẽ ăn món chè đậu đỏ trong ngày này với hy vọng sẽ sớm tìm được ý trung nhân.Mời độc giả xem video: Valentine - Ngày Lễ Tình Nhân. Nguồn: VTV24.


Ở Trung Quốc, ngày lễ Thất Tịch 7/7 Âm lịch hàng năm gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ. Tương truyền, Ngưu Lang là một chàng chăn trâu chăm chỉ, thiện lương nhưng lớn lên trong gia đình nghèo.


Trong khi đó, Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương - người chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời. Chức Nữ vô tình gặp Ngưu Lang trong một lần xuống hạ giới. Về sau, hai người đem lòng cảm mến nhau và nên duyên vợ chồng, sống hạnh phúc bên nhau.


Cuộc sống hạnh phúc của Ngưu Lang - Chức Nữ không kéo dài lâu. Một thời gian sau, chuyện tình của họ bị thiên đình phát hiện. Vương Mẫu bắt Chức Nữ trở về thiên đình. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo vợ nhưng không thể giữ được vì cách biệt phàm nhân - thần tiên.


Kể từ đó, Ngưu Lang - Chức Nữ bị ngăn cách bởi sông Thiên Hà - nơi ranh giới giữa cõi phàm và tiên. Vì nhớ thương Chức Nữ, Ngưu Lang vẫn luôn ngồi đó chờ nàng. Cảm thương tấm chân tình sâu sắc của hai người dành cho nhau, Vương Mẫu đã đồng ý cho họ được gặp nhau vào ngày 7/7 Âm lịch hàng năm.


Ngày 7/7 Âm lịch được gọi là lễ Thất tịch hay Khất xảo tiết, Thất thư đản, Xảo tịch. Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, nếu các cặp đôi yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ được bên nhau mãi mãi. Trong khi đó, những người cô đơn lẻ bóng ăn chè đậu đỏ trong ngày 7/7 Âm lịch sẽ sớm tìm được người yêu.


Tại Nhật Bản, lễ Thất Tịch được gọi là lễ Tanabata. Ngày lễ này xuất phát từ kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang.


Vào ngày Tanabata, người Nhật Bản sẽ viết mong ước vào những mảnh giấy đầy màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước cửa nhà để cầu khấn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn trong công việc may vá, viết chữ đẹp cũng như mong muốn Hikoboshi sẽ mang đến những vụ mùa bội thu và sự thịnh vượng. Những nam thanh nữ tú chưa có ý trung nhân ở Nhật Bản sẽ tới các đền thờ để cầu nguyện, mong sớm tìm được một nửa yêu thương.


Lễ Thất tịch ở Hàn Quốc được gọi là Chilseok. Vào ngày này, người Hàn Quốc theo truyền thống sẽ đi tắm để có sức khỏe tốt. Ngoài ra, họ cũng thưởng thức những món ăn làm từ lúa mì như: bánh mì bột mì, bánh mì nướng, bánh kếp lúa mì hoặc bánh dày phủ đậu đỏ.


Đối với người dân Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày 7/7 Âm lịch, các cặp tình nhân thường đến chùa làm lễ và cầu mong cho tình duyên của họ ngày càng bền chặt.


Vào đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Dân gian quan niệm rằng, nếu 2 người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm 7/7 Âm lịch thì sẽ mãi mãi bên nhau. Thêm nữa, những người độc thân sẽ ăn món chè đậu đỏ trong ngày này với hy vọng sẽ sớm tìm được ý trung nhân.


Mời độc giả xem video: Valentine - Ngày Lễ Tình Nhân. Nguồn: VTV24.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top