NXB đầu tiên do tôi rút về để hoàn thiện và nộp các NXB khác được một cán bộ CXB giới thiệu là hợp hơn. Các NXB rất vui vẻ khi nhận bản thảo nhưng ít tuần sau đó, đã im lặng trả lại, không nói lý do, chỉ nói không phù hợp với chức năng của NXB. Trong suốt quá trình 4 năm xin GPXB chưa bao giờ tôi nhận được công văn hay bất kỳ văn bản nào nói cuốn sách không cấp GP là do chất lượng bản thảo không đạt yêu cầu. Mà ngay cả cuốn sách đã xuất bản rồi bản thân tôi dù đã cố gắng hết sức, cũng còn cảm thấy còn có thể bổ sung thêm những phần về Mưu đồ của Trung Quốc trên Biển Đông, Nỗi đau đảo Gạc Ma bây giờ, kế hoạch đánh chiếm đảo Gạc Ma và các đảo ở Trường Sa của Trung Quốc đã có từ lâu rồi (theo thông tin nội bộ của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Trung Quốc bằng tiếng Trung mà chúng tôi tìm được), nhưng anh An Tiêm lúc đó là Vụ Xuất Bản nói là rất nhạy cảm, để lần sau tái bản bổ sung cũng chưa muộn. Tìm cách ra được cuốn sách trước đã.
Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này, làm điều gì đó ý nghĩa cho các liệt sĩ Gạc Ma. Bản thân ông cũng là bậc cách mạng lão thành nhưng cũng chỉ biết đến Gạc Ma khi tôi đưa ông xem đoạn Clip. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình xin xuất bản này sẽ lâu, phải qua nhiều cấp. (Mà hầu như ai cũng sợ trách nhiệm. Ngay cả đến năm 2016, Đại tướng Phùng Quang Thanh quản lý NXB QĐND cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp cao nhất là Quân Uỷ Trung Ương). Lúc đó tôi nhận ra xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ thì vẽ, và sau đó nói về ý nghĩa, sự kiện xảy ra trên bức tranh là hợp pháp – nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt vẽ cùng tên ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và mạng xã hội khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.
Nguồn: truyenngan.net
Thân sinh tôi lúc đó nhập viện vì bệnh nặng, sợ không qua khỏi, mà ông rất muốn tôi làm cuốn sách này, làm điều gì đó ý nghĩa cho các liệt sĩ Gạc Ma. Bản thân ông cũng là bậc cách mạng lão thành nhưng cũng chỉ biết đến Gạc Ma khi tôi đưa ông xem đoạn Clip. Lúc đó tôi cảm nhận hành trình xin xuất bản này sẽ lâu, phải qua nhiều cấp. (Mà hầu như ai cũng sợ trách nhiệm. Ngay cả đến năm 2016, Đại tướng Phùng Quang Thanh quản lý NXB QĐND cũng phải chờ ý kiến chỉ đạo của cấp cao nhất là Quân Uỷ Trung Ương). Lúc đó tôi nhận ra xuất bản có luật xuất bản, nhưng vẽ tranh chưa có luật vẽ tranh, muốn vẽ thì vẽ, và sau đó nói về ý nghĩa, sự kiện xảy ra trên bức tranh là hợp pháp – nên nghĩ ra ý tưởng đấu giá bức tranh tôi đặt vẽ cùng tên ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’. Tôi mời hoạ sĩ Bùi Lệ Trang để vẽ bức tranh tôi chụp lại màn hình lúc quân Trung Quốc bắn các chiến sĩ ta trên đảo Gạc Ma. Cuộc đấu giá Bức tranh sơn dầu khổ 1,6mx2,2m vô tiền khoáng hậu trên báo chí và mạng xã hội khởi đầu ngày 4/6/2015 kéo dài suốt 7 tuần, 49 ngày kết thúc vào ngày 22/7/2015 bằng cuộc đấu giá chính thức cùng Đại Lễ Tưởng Niệm Cầu Siêu lần đầu tiên cho 64 liệt sĩ Gạc Ma ở chùa Vĩnh Nghiêm với hơn 3000 người tham dự làm lan toả một tinh thần yêu nước lạ thường và sự hiểu biết về Gạc Ma đến nhiều tầng lớp bạn đọc. Mỗi tuần một người đấu giá và được quyền tặng cho một ai đó với lý do tặng.
Nguồn: truyenngan.net