Sự thật chấn động về hình phạt đóng đinh Chúa Jesus

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Chúa Jesus chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá là một trong những hình ảnh quen thuộc trong Cơ Đốc giáo. Ngoài Chúa Jesus, hàng ngàn người khác ở nhiều nền văn minh cổ xưa cũng từng phải chịu hình phạt đóng đinh.Theo các nhà nghiên cứu, đóng đinh là hình phạt có từ thời La Mã. Những ghi chép sớm nhất về kiểu tra tấn rùng rợn này có từ năm 552 trước Công nguyên.Phạm nhân sẽ bị treo lên một giá chữ thập lớn. Người hành hình sẽ đóng những chiếc đinh lên bàn tay, bàn chân hoặc toàn bộ tứ chi.Quá trình hành hình thường kéo dài khiến phạm nhân chịu đau đớn trong vài ngày trước khi tử vong vì ngạt thở, kiệt sức hoặc mất máu quá nhiều.Hình phạt đóng đinh thường được áp dụng đối với nô lệ và những tội phạm chống lại giới cầm quyền.Điển hình là trường hợp của Chúa Jesus. Người chịu hình phạt đóng đinh vì thách thức quyền lực tối cao của đế chế La Mã khi trở thành vua người Do Thái.Về sau, hình phạt đóng đinh không chỉ xuất hiện tại La Mã mà còn được một số nền văn minh cổ xưa sử dụng như Ba Tư, Hy Lạp, Macedonia...Một vụ đóng đinh rùng rợn với số phạm nhân khiến người đời khiếp sợ diễn ra vào năm 332 trước Công nguyên. Khi ấy, Alexander Đại đế của vương quốc Macedonia tiến hành chiến dịch quân sự vây hãm thành phố Tyre.Sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt, quân đội của Alexander Đại đế chiếm được Tyre. Dù giành được thắng lợi lớn nhưng nhà vua Macedonia cho người đóng đinh khoảng 2.000 người dân Tyre ở dọc bãi biển.Sau nhiều thập kỷ tồn tại, hình phạt đóng đinh được đánh giá là tàn khốc nên dần biến mất khỏi lịch sử. Hiện không có quốc gia nào sử dụng hình phạt này. Mời độc giả xem video: Nhiều bị cáo vụ Ethanol Phú Thọ xin giảm nhẹ hình phạt. Nguồn: THDT.


Chúa Jesus chịu khổ hình đóng đinh trên cây thánh giá là một trong những hình ảnh quen thuộc trong Cơ Đốc giáo. Ngoài Chúa Jesus, hàng ngàn người khác ở nhiều nền văn minh cổ xưa cũng từng phải chịu hình phạt đóng đinh.


Theo các nhà nghiên cứu, đóng đinh là hình phạt có từ thời La Mã. Những ghi chép sớm nhất về kiểu tra tấn rùng rợn này có từ năm 552 trước Công nguyên.


Phạm nhân sẽ bị treo lên một giá chữ thập lớn. Người hành hình sẽ đóng những chiếc đinh lên bàn tay, bàn chân hoặc toàn bộ tứ chi.


Quá trình hành hình thường kéo dài khiến phạm nhân chịu đau đớn trong vài ngày trước khi tử vong vì ngạt thở, kiệt sức hoặc mất máu quá nhiều.


Hình phạt đóng đinh thường được áp dụng đối với nô lệ và những tội phạm chống lại giới cầm quyền.


Điển hình là trường hợp của Chúa Jesus. Người chịu hình phạt đóng đinh vì thách thức quyền lực tối cao của đế chế La Mã khi trở thành vua người Do Thái.


Về sau, hình phạt đóng đinh không chỉ xuất hiện tại La Mã mà còn được một số nền văn minh cổ xưa sử dụng như Ba Tư, Hy Lạp, Macedonia...


Một vụ đóng đinh rùng rợn với số phạm nhân khiến người đời khiếp sợ diễn ra vào năm 332 trước Công nguyên. Khi ấy, Alexander Đại đế của vương quốc Macedonia tiến hành chiến dịch quân sự vây hãm thành phố Tyre.


Sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt, quân đội của Alexander Đại đế chiếm được Tyre. Dù giành được thắng lợi lớn nhưng nhà vua Macedonia cho người đóng đinh khoảng 2.000 người dân Tyre ở dọc bãi biển.


Sau nhiều thập kỷ tồn tại, hình phạt đóng đinh được đánh giá là tàn khốc nên dần biến mất khỏi lịch sử. Hiện không có quốc gia nào sử dụng hình phạt này.


Mời độc giả xem video: Nhiều bị cáo vụ Ethanol Phú Thọ xin giảm nhẹ hình phạt. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top