GS. Hà Văn Tấn là một trong "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam hiện đại. Với tài năng hiếm có và sự nghiệp đồ sồ, lừng lẫy, GS. Hà Văn Tấn được mệnh danh là Lê Quý Đôn của thế kỷ 20.
22 tuổi hiệu đính và chú giải “Dư địa chí”
GS. Hà Văn Tấn sinh năm 1937, tại Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng. Dòng họ này có các danh nhân như nhà văn hóa tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại.
GS Hà Văn Tấn (hàng trước bìa phải) và các cán bộ giảng dạy Tổ Lịch sử Việt Nam hiện đại - Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1960). Ảnh: Tư liệu KMS.
Trong tứ trụ của ngành sử học hiện đại gồm Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn Tấn - Trần Quốc Vượng (Lâm, Lê, Tấn, Vượng), GS. Hà Văn Tấn là trường hợp đặc biệt, bởi không chỉ là nhà nghiên cứu uyên bác mà thành quả đạt được phần lớn là do ông tự học và tự nghiên cứu.
Năm 1957, khi mới 20 tuổi, GS. Hà Văn Tấn tốt nghiệp xuất sắc cử nhân Sử – Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy.
Thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn này của GS. Hà Văn Tấn là việc hiệu đính cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán. Khi đó, Hà Văn Tấn mới 22 tuổi. Về việc này, cố GS. Phan Huy Lê từng khẳng định: “Tài năng và phong cách khoa học của anh (tức Hà Văn Tấn) đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này. Anh rất coi trọng tư liệu, dày công tìm tòi, phát hiện tư liệu mới, giám định, xác minh từng chi tiết trước khi sử dụng”.
Theo các nhà sử học, để chú thích, GS. Hà Văn Tấn phải đọc hầu hết các sách ghi chép về địa lý Việt Nam qua các đời do người Việt Nam cũng như người Trung Quốc viết.
Cố nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã từng thử lập một bản "thống kê sơ bộ" thì thấy: để tìm tài liệu cho phần "chú thích" ấy, GS. Hà Văn Tấn đã phải đọc 30 bộ sách Trung Quốc, 16 bộ sách Việt Nam, tất cả đều trong nguyên văn chữ Hán, như: Thuỷ kinh chú, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Thục chí, Nam Thục chí... của các tác giả Trung Quốc; rồi Toàn thư, Cương mục, An Nam chí lược… của các tác giả Việt Nam.
Điều đáng nói không chỉ đọc nhiều, ông còn phải am hiểu ngoại ngữ. Có một thực tế, GS. Hà Văn Tấn biết rất nhiều ngoại ngữ và đều do ông tự học và có phương pháp học rất độc đáo.
Ông học tiếng Đức qua sách Nga, tiếng Nhật qua sách Trung Quốc. Đặc biệt, ông là một trong những nhà sử học đầu tiên của Việt Nam hiện đại có thể đọc được chữ Phạn – ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại.
Nhờ đó, GS. Hà Văn Tấn thông thạo chữ Hán và hàng loạt ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Trung và cả tiếng Phạn. Chính vì thế, khi hiệu đính và làm chú dẫn bản dịch Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ông đã tạo ra thành quả khoa học khiến giới sử học ngưỡng mộ dù tuổi đời còn rất trẻ.
Kiệt tác sử học
Một công trình khác của GS. Hà Văn Tấn gây xôn xao dư luận là cuốn Kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm) xuất bản năm 1968.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết bài cho một tờ báo lớn ở Hà Nội hết lời khen ngợi, coi cuốn sách là một công trình sử học nghiêm túc, có nhiều khám phá mới, đồng thời, cuốn hút bạn đọc hơn cả một bộ tiểu thuyết.
Những đóng góp của GS. Hà Văn Tấn rất rộng và bao quát khắp mọi lĩnh vực của ngành sử học.
Được biết, để viết cuốn sách đó, GS. Hà Văn Tấn đã phải tham khảo hàng trăm cuốn sách khác in bằng đủ các thứ chữ Quốc ngữ, Nôm, Hán, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ba Lan... để rồi khảo chứng công phu, trước thuật chính xác, biện luận sâu xa. Kể cả bộ Sử biên niên viết bằng chữ Ba Tư (Persian) của nhà sử học nổi tiếng thế kỷ 13 Fazl Allah Rasid ud-Din ở vùng Teheran, Hà Văn Tấn cũng không bỏ qua.
GS. Hoàng Xuân Hãn, một nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam khẳng định, những tư liệu này, trước GS. Hà Văn Tấn, chưa có ai đọc nổi. Nhiều nhà nghiên cứu coi tác phẩm là “Một kiệt tác sử học”.
Không chỉ có hiệu đính và chú giải “Dư địa chí”, viết Kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ 13, sự nghiệp của GS. Hà Văn Tấn còn trải rộng trong nhiều lĩnh vực. Ông đã công bố gần 300 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.
“Những đóng góp của GS. Hà Văn Tấn rất rộng và bao quát khắp mọi lĩnh vực của ngành sử học” - PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ Việt Nam khẳng định: “Riêng trong lĩnh vực khảo cổ, cùng với GS. Trần Quốc Vượng, ông là người viết những giáo trình đầu tiên và có thể coi là người khai sinh ra bộ môn khảo cổ học của chúng ta”.
Với những đóng góp lớn về nghiên cứu và giảng dạy cho nền sử học Việt Nam nói chung và ngành Khảo cổ học nói riêng, GS. Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư (năm 1980), được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1997), Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000).
Giáo sư Hà Văn Tấn qua đời lúc 21h02 ngày 27/11 tại Hà Nội, thọ 82 tuổi.
Mời độc giả xem video:Bình Phước: Mâu thuẫn, một nam sinh chém người tử vong. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
22 tuổi hiệu đính và chú giải “Dư địa chí”
GS. Hà Văn Tấn sinh năm 1937, tại Hà Tĩnh, trong một dòng họ có truyền thống khoa bảng. Dòng họ này có các danh nhân như nhà văn hóa tiến sĩ Hà Tôn Mục, thượng thư tiến sĩ Hà Tông Trình, phó bảng Hà Văn Đại.
GS Hà Văn Tấn (hàng trước bìa phải) và các cán bộ giảng dạy Tổ Lịch sử Việt Nam hiện đại - Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội (1960). Ảnh: Tư liệu KMS.
Trong tứ trụ của ngành sử học hiện đại gồm Đinh Xuân Lâm - Phan Huy Lê - Hà Văn Tấn - Trần Quốc Vượng (Lâm, Lê, Tấn, Vượng), GS. Hà Văn Tấn là trường hợp đặc biệt, bởi không chỉ là nhà nghiên cứu uyên bác mà thành quả đạt được phần lớn là do ông tự học và tự nghiên cứu.
Năm 1957, khi mới 20 tuổi, GS. Hà Văn Tấn tốt nghiệp xuất sắc cử nhân Sử – Địa trường Đại học Văn khoa Hà Nội và được giữ làm cán bộ giảng dạy.
Thành tựu nổi bật nhất trong giai đoạn này của GS. Hà Văn Tấn là việc hiệu đính cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết bằng chữ Hán. Khi đó, Hà Văn Tấn mới 22 tuổi. Về việc này, cố GS. Phan Huy Lê từng khẳng định: “Tài năng và phong cách khoa học của anh (tức Hà Văn Tấn) đã được bộc lộ ngay trong công trình đầu tay này. Anh rất coi trọng tư liệu, dày công tìm tòi, phát hiện tư liệu mới, giám định, xác minh từng chi tiết trước khi sử dụng”.
Theo các nhà sử học, để chú thích, GS. Hà Văn Tấn phải đọc hầu hết các sách ghi chép về địa lý Việt Nam qua các đời do người Việt Nam cũng như người Trung Quốc viết.
Cố nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã từng thử lập một bản "thống kê sơ bộ" thì thấy: để tìm tài liệu cho phần "chú thích" ấy, GS. Hà Văn Tấn đã phải đọc 30 bộ sách Trung Quốc, 16 bộ sách Việt Nam, tất cả đều trong nguyên văn chữ Hán, như: Thuỷ kinh chú, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Thục chí, Nam Thục chí... của các tác giả Trung Quốc; rồi Toàn thư, Cương mục, An Nam chí lược… của các tác giả Việt Nam.
Điều đáng nói không chỉ đọc nhiều, ông còn phải am hiểu ngoại ngữ. Có một thực tế, GS. Hà Văn Tấn biết rất nhiều ngoại ngữ và đều do ông tự học và có phương pháp học rất độc đáo.
Ông học tiếng Đức qua sách Nga, tiếng Nhật qua sách Trung Quốc. Đặc biệt, ông là một trong những nhà sử học đầu tiên của Việt Nam hiện đại có thể đọc được chữ Phạn – ngôn ngữ Ấn Độ cổ đại.
Nhờ đó, GS. Hà Văn Tấn thông thạo chữ Hán và hàng loạt ngoại ngữ như tiếng Pháp, Anh, Nga, Đức, Trung và cả tiếng Phạn. Chính vì thế, khi hiệu đính và làm chú dẫn bản dịch Dư địa chí của Nguyễn Trãi, ông đã tạo ra thành quả khoa học khiến giới sử học ngưỡng mộ dù tuổi đời còn rất trẻ.
Kiệt tác sử học
Một công trình khác của GS. Hà Văn Tấn gây xôn xao dư luận là cuốn Kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ 13 (cùng viết với Phạm Thị Tâm) xuất bản năm 1968.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh viết bài cho một tờ báo lớn ở Hà Nội hết lời khen ngợi, coi cuốn sách là một công trình sử học nghiêm túc, có nhiều khám phá mới, đồng thời, cuốn hút bạn đọc hơn cả một bộ tiểu thuyết.
Những đóng góp của GS. Hà Văn Tấn rất rộng và bao quát khắp mọi lĩnh vực của ngành sử học.
Được biết, để viết cuốn sách đó, GS. Hà Văn Tấn đã phải tham khảo hàng trăm cuốn sách khác in bằng đủ các thứ chữ Quốc ngữ, Nôm, Hán, Nga, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ba Lan... để rồi khảo chứng công phu, trước thuật chính xác, biện luận sâu xa. Kể cả bộ Sử biên niên viết bằng chữ Ba Tư (Persian) của nhà sử học nổi tiếng thế kỷ 13 Fazl Allah Rasid ud-Din ở vùng Teheran, Hà Văn Tấn cũng không bỏ qua.
GS. Hoàng Xuân Hãn, một nhà khoa học lỗi lạc của Việt Nam khẳng định, những tư liệu này, trước GS. Hà Văn Tấn, chưa có ai đọc nổi. Nhiều nhà nghiên cứu coi tác phẩm là “Một kiệt tác sử học”.
Không chỉ có hiệu đính và chú giải “Dư địa chí”, viết Kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông thế kỷ 13, sự nghiệp của GS. Hà Văn Tấn còn trải rộng trong nhiều lĩnh vực. Ông đã công bố gần 300 công trình trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.
“Những đóng góp của GS. Hà Văn Tấn rất rộng và bao quát khắp mọi lĩnh vực của ngành sử học” - PGS.TS. Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội khảo cổ Việt Nam khẳng định: “Riêng trong lĩnh vực khảo cổ, cùng với GS. Trần Quốc Vượng, ông là người viết những giáo trình đầu tiên và có thể coi là người khai sinh ra bộ môn khảo cổ học của chúng ta”.
Với những đóng góp lớn về nghiên cứu và giảng dạy cho nền sử học Việt Nam nói chung và ngành Khảo cổ học nói riêng, GS. Hà Văn Tấn được phong hàm giáo sư (năm 1980), được tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân (năm 1997), Giải thưởng Hồ Chí Minh (năm 2000).
Giáo sư Hà Văn Tấn qua đời lúc 21h02 ngày 27/11 tại Hà Nội, thọ 82 tuổi.
Mời độc giả xem video:Bình Phước: Mâu thuẫn, một nam sinh chém người tử vong. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức