Sử dụng sơ đồ trước khi lên lớp
Trước tiên, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc tài liệu. Giao nhiệm vụ, thể hiện kiến thức đã lĩnh hội dưới dạng sơ đồ đối với từng chương, mục, phần.
Sử dụng sơ đồ giúp học sinh tự học. Giáo viên đưa ra sơ đồ kết hợp với việc giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu hoàn thành bài học – tự giải thích sơ đồ trước khi lên lớp.
Học sinh tiếp tục hoàn thiện sơ đồ do giáo viên đưa ra. Hoặc yêu cầu học sinh phát triển, mở rộng sơ đồ, sáng tạo sơ đồ theo cách khác nhưng vẫn phù hợp kiến thức. Có thể giáo viên dựng sẵn khung, học sinh điền nội dung vào những chỗ trống.
Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện những lỗi sai trong sơ đồ giáo viên đưa ra.
* Ví dụ 1: Bài Liên minh châu Âu EU (Địa lí 11), để tìm hiểu sự ra đời của EU, giáo viên có thể hình thành sơ đồ trống để học sinh hoàn thiện nội dung, như sau:
* Ví dụ 2: Sử dụng sơ đồ để giới thiệu cấu trúc bài: Bài 6. Hoa Kì tiết 1, (Địa lí 11), giáo viên có thể xây dựng sơ đồ như sau (hoặc xây dựng sơ đồ trống để học sinh tự nghiên cứu và hoàn thiện kiến thức)
Sử dụng sơ đồ trong khi lên lớp
Để tiến hành theo cách này, giáo viên cần có sự chuẩn bị trước, để sơ đồ khi thiết kế đảm bảo có tính khoa học và thẩm mỹ. Có sự chuẩn bị về bố cục trên bảng (chia bảng làm hai nửa, một bên ghi các tên chương, mục, nội dung bài; bên kia từng bước dựng sơ đồ).
Giáo viên đưa ra sơ đồ để học sinh giải thích sơ đồ (trên cơ sở đã cho học sinh nghiên cứu tài liệu ở nhà). Trong khi diễn giảng, thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác. Giáo viên từng bước xây dựng sơ đồ theo logic kiến thức.
Giáo viên đưa ra sơ đồ cho học sinh quan sát, tổng hợp các mối liên hệ. Trong quá trình thuyết giảng cần kết hợp với các câu hỏi và cuối cùng là khái quát lại. Giáo viên từng bước dùng sơ đồ để minh họa, khái quát tóm tắt nội dung hoặc tổng kết bài giảng.
* Ví dụ 1: Dạy bài 6 Hoa Kì tiết 2 phần II. Kinh tế Hoa Kì (Địa lí 11), giáo viên có thể thành lập sơ đồ giới thiệu bài học và sơ đồ định hướng tìm hiểu các ngành kinh tế như sau:
* Ví dụ 2: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long (Địa lí 12):
Sử dụng sơ đồ sau khi lên lớp, trong quá trình ôn tập
Có tác dụng hệ thống hóa kiến thức, tái hiện, củng cố bài – có thể tiến hành theo những cách tương tự như sử dụng sơ đồ trước khi lên lớp.
Trên đây là những cách cơ bản trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ. Thực tế, khi sử dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Hiệu quả của quá trình giảng dạy đòi hỏi sự sáng tạo, lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý.
* Ví dụ 1: Bài " Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng" sử dụng sơ đồ sau để khái quát lại kiến thức:
* Ví dụ 2: Bài Liên minh châu Âu EU, sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát lại kiến thức
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Trước tiên, giáo viên yêu cầu học sinh tự đọc tài liệu. Giao nhiệm vụ, thể hiện kiến thức đã lĩnh hội dưới dạng sơ đồ đối với từng chương, mục, phần.
Sử dụng sơ đồ giúp học sinh tự học. Giáo viên đưa ra sơ đồ kết hợp với việc giao nhiệm vụ để học sinh tự nghiên cứu hoàn thành bài học – tự giải thích sơ đồ trước khi lên lớp.
Học sinh tiếp tục hoàn thiện sơ đồ do giáo viên đưa ra. Hoặc yêu cầu học sinh phát triển, mở rộng sơ đồ, sáng tạo sơ đồ theo cách khác nhưng vẫn phù hợp kiến thức. Có thể giáo viên dựng sẵn khung, học sinh điền nội dung vào những chỗ trống.
Giáo viên yêu cầu học sinh phát hiện những lỗi sai trong sơ đồ giáo viên đưa ra.
* Ví dụ 1: Bài Liên minh châu Âu EU (Địa lí 11), để tìm hiểu sự ra đời của EU, giáo viên có thể hình thành sơ đồ trống để học sinh hoàn thiện nội dung, như sau:
* Ví dụ 2: Sử dụng sơ đồ để giới thiệu cấu trúc bài: Bài 6. Hoa Kì tiết 1, (Địa lí 11), giáo viên có thể xây dựng sơ đồ như sau (hoặc xây dựng sơ đồ trống để học sinh tự nghiên cứu và hoàn thiện kiến thức)
Sử dụng sơ đồ trong khi lên lớp
Để tiến hành theo cách này, giáo viên cần có sự chuẩn bị trước, để sơ đồ khi thiết kế đảm bảo có tính khoa học và thẩm mỹ. Có sự chuẩn bị về bố cục trên bảng (chia bảng làm hai nửa, một bên ghi các tên chương, mục, nội dung bài; bên kia từng bước dựng sơ đồ).
Giáo viên đưa ra sơ đồ để học sinh giải thích sơ đồ (trên cơ sở đã cho học sinh nghiên cứu tài liệu ở nhà). Trong khi diễn giảng, thuyết trình kết hợp với các phương pháp khác. Giáo viên từng bước xây dựng sơ đồ theo logic kiến thức.
Giáo viên đưa ra sơ đồ cho học sinh quan sát, tổng hợp các mối liên hệ. Trong quá trình thuyết giảng cần kết hợp với các câu hỏi và cuối cùng là khái quát lại. Giáo viên từng bước dùng sơ đồ để minh họa, khái quát tóm tắt nội dung hoặc tổng kết bài giảng.
* Ví dụ 1: Dạy bài 6 Hoa Kì tiết 2 phần II. Kinh tế Hoa Kì (Địa lí 11), giáo viên có thể thành lập sơ đồ giới thiệu bài học và sơ đồ định hướng tìm hiểu các ngành kinh tế như sau:
* Ví dụ 2: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long (Địa lí 12):
Sử dụng sơ đồ sau khi lên lớp, trong quá trình ôn tập
Có tác dụng hệ thống hóa kiến thức, tái hiện, củng cố bài – có thể tiến hành theo những cách tương tự như sử dụng sơ đồ trước khi lên lớp.
Trên đây là những cách cơ bản trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo sơ đồ. Thực tế, khi sử dụng còn phụ thuộc vào các yếu tố khác. Hiệu quả của quá trình giảng dạy đòi hỏi sự sáng tạo, lựa chọn, kết hợp các phương pháp dạy học một cách hợp lý.
* Ví dụ 1: Bài " Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng" sử dụng sơ đồ sau để khái quát lại kiến thức:
* Ví dụ 2: Bài Liên minh châu Âu EU, sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát lại kiến thức
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại