Mới đây, cô vinh dự là đại diện của Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh tham dự Cuộc thi "Cô giáo tài năng duyên dáng" toàn quốc năm 2017. Dưới đây là chia sẻ của cô Vân về kỹ thuật “Nhật ký đọc” và “Các mảnh ghép” trong dạy - học môn Lịch sử.
Kĩ thuật “Nhật ký đọc”
Để chuẩn bị cho việc thảo luận nhóm được hiệu quả, tôi yêu cầu mỗi học sinh trong quá trình học tập cần phải ghi nhận lại nhật ký đọc của mình vào trong sổ tay, tập ghi chép …Đó là những ghi chép hằng ngày về trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc trong môn học mà học sinh trải qua. Dù được nhắc đến trong các nghiên cứu và nhiều người biết đến lợi ích của nó nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách và hiệu quả kĩ thuật dạy học này.
Việc học sinh viết lại những điều mình học, đã đọc, đã làm, những nội dung mà mình thấy, nghe, đọc được hay suy nghĩ, cảm nhận trong mọi thời điểm sẽ giúp cho học sinh:
Thứ nhất là hiểu được bản thân
Viết nhật ký đọc không phải là viết với mục đích để cho người khác đọc. Như vậy, tư tưởng người ngồi viết sẽ không bị gò bó, và có thể dùng những lời văn hoa mỹ để tạo sự lôi cuốn.
Người viết nên viết ra những gì mình nghĩ, những cảm xúc mà mình trải qua của một tiết học, viết ra những điều biết, chưa biết những nội dung gì có thể học tốt hơn. Nhật kí đọc có thể giúp học sinh nhận thấy bản thân mình đang phát triển từng ngày sau mỗi lần đọc lại.
Thứ hai là, lưu giữ ý tưởng nguyên bản
Mỗi ngày trôi qua chúng ta luôn có những dòng suy nghĩ chợt lóe lên trong việc học rồi ngay lập tức bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh mà quên mất. Đối với những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo, việc sở hữu một cuốn nhật ký đọc là vô cùng cần thiết.
Thứ ba là, duy trì được thái độ tính cực
Đọc lại những trang “nhật ký đọc” của từng ngày, người học sẽ thấy được sự phát triển và những thái độ tích cực của bản thân. Đây là một nguồn động lực quan trọng giúp người học phấn đấu nhiều hơn trong việc học và ngay cả những công việc tương lai.
Ngày đầu, người học viết được ra những dòng mô tả lại nguồn cảm hứng tuyệt vời, sang ngày thứ 2 đọc lại những dòng nhật kí và nối tiếp nguồn cảm hứng đó thành những trải nghiệm mới, ngày thứ 3 phát triển thêm những cảm xúc mãnh liệt… cứ như vậy, người học sẽ cảm thấy mỗi ngày có ý nghĩa hơn và động lực học ngày một lớn dần.
Và đặc biệt là quyển nhật ký đọc sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong các buổi học ôn tập, tổng hợp kiến thức, giúp người học thực hiện làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
Bài viết được biên tập, lược ghi từ báo cáo chuyên đề "Một số kinh nghiệm về kỹ thuật dạy học trong môn Lịch sử nhằm hình thành, phát triển năng lực học sinh" của cô giáo Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP Hồ Chí Minh).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Kĩ thuật “Nhật ký đọc”
Để chuẩn bị cho việc thảo luận nhóm được hiệu quả, tôi yêu cầu mỗi học sinh trong quá trình học tập cần phải ghi nhận lại nhật ký đọc của mình vào trong sổ tay, tập ghi chép …Đó là những ghi chép hằng ngày về trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc trong môn học mà học sinh trải qua. Dù được nhắc đến trong các nghiên cứu và nhiều người biết đến lợi ích của nó nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách và hiệu quả kĩ thuật dạy học này.
Việc học sinh viết lại những điều mình học, đã đọc, đã làm, những nội dung mà mình thấy, nghe, đọc được hay suy nghĩ, cảm nhận trong mọi thời điểm sẽ giúp cho học sinh:
Thứ nhất là hiểu được bản thân
Viết nhật ký đọc không phải là viết với mục đích để cho người khác đọc. Như vậy, tư tưởng người ngồi viết sẽ không bị gò bó, và có thể dùng những lời văn hoa mỹ để tạo sự lôi cuốn.
Người viết nên viết ra những gì mình nghĩ, những cảm xúc mà mình trải qua của một tiết học, viết ra những điều biết, chưa biết những nội dung gì có thể học tốt hơn. Nhật kí đọc có thể giúp học sinh nhận thấy bản thân mình đang phát triển từng ngày sau mỗi lần đọc lại.
Thứ hai là, lưu giữ ý tưởng nguyên bản
Mỗi ngày trôi qua chúng ta luôn có những dòng suy nghĩ chợt lóe lên trong việc học rồi ngay lập tức bị ảnh hưởng của môi trường xung quanh mà quên mất. Đối với những cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực đòi hỏi sự tư duy và sáng tạo, việc sở hữu một cuốn nhật ký đọc là vô cùng cần thiết.
Thứ ba là, duy trì được thái độ tính cực
Đọc lại những trang “nhật ký đọc” của từng ngày, người học sẽ thấy được sự phát triển và những thái độ tích cực của bản thân. Đây là một nguồn động lực quan trọng giúp người học phấn đấu nhiều hơn trong việc học và ngay cả những công việc tương lai.
Ngày đầu, người học viết được ra những dòng mô tả lại nguồn cảm hứng tuyệt vời, sang ngày thứ 2 đọc lại những dòng nhật kí và nối tiếp nguồn cảm hứng đó thành những trải nghiệm mới, ngày thứ 3 phát triển thêm những cảm xúc mãnh liệt… cứ như vậy, người học sẽ cảm thấy mỗi ngày có ý nghĩa hơn và động lực học ngày một lớn dần.
Và đặc biệt là quyển nhật ký đọc sẽ phát huy tốt vai trò của mình trong các buổi học ôn tập, tổng hợp kiến thức, giúp người học thực hiện làm việc nhóm hiệu quả hơn.
Kĩ thuật “Các mảnh ghép”
Kỹ thuật các mảnh ghép là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.
Cách tiến hành:
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Lớp học sẽ được chia thành các nhóm (khoảng từ 3- 6 người). Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ với những nội dung học tập khác nhau. Ví dụ:
+ Nhóm 1: Nhiệm vụ A
+ Nhóm 2: Nhiệm vụ B
+ Nhóm 3: Nhiệm vụ C
Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút, suy nghĩ về câu hỏi, chủ đề và ghi lại những ý kiến của mình.
Khi thảo luận nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên trong từng nhóm đều trả lời được tất cả các câu hỏi trong nhiệm vụ được giao và trở thành chuyên gia của lĩnh vực đã tìm hiểu và có khả năng trình bày lại câu trả lời của nhóm ở vòng 2.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
Hình thành nhóm mới khoảng từ 3-6 người (bao gồm 1-2 người từ nhóm 1; 1-2 từ nhóm 2; 1-2 người từ nhóm 3…), gọi là nhóm mảnh ghép.
Các câu hỏi và câu trả lời của vòng 1 được các thành viên trong nhóm mới chia sẻ đầy đủ với nhau.
Khi mọi thành viên trong nhóm mới đều hiểu, được tất cả nội dung ở vòng 1 thì nhiệm vụ mới sẽ được giao cho các nhóm để giải quyết (lưu ý nhiệm vụ mới này phải gắn liền với kiến thức thu được ở vòng 1)
Các nhóm mới thực hiện nhiệm vụ trình bày và chia sẻ kết quả.
Bài viết được biên tập, lược ghi từ báo cáo chuyên đề "Một số kinh nghiệm về kỹ thuật dạy học trong môn Lịch sử nhằm hình thành, phát triển năng lực học sinh" của cô giáo Phạm Thị Thanh Vân Trường THPT Trần Khai Nguyên (TP Hồ Chí Minh).
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại