Khi người học phát âm chuẩn thì trình độ nghe hiểu tiếng Anh của họ cũng được cải thiện một cách đáng kể, đồng thời họ trở nên tự tin hơn trong giao tiếp.
Trong giảng dạy, giáo viên đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng bài hát là phương pháp hiệu quả có thể cải thiện đáng kể khả năng phát âm cho sinh viên.
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về lợi ích của việc sử dụng bài hát trong giảng dạy kỹ năng phát âm cho sinh viên, các yếu tố quan trọng cần chú ý trong việc lựa chọn bài hát và cách thức áp dụng bài hát trên lớp.
Một số loại hoạt động phát âm phù hợp với việc sử dụng bài hát và các khía cạnh cơ bản của phát âm được đưa vào giảng dạy cũng được đề cập đến.
Lợi ích của bài hát trong giảng dạy kỹ năng phát âm tiếng Anh
Âm nhạc luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để cùng chia sẻ những niềm vui hay những nỗi buồn khiến chúng ta thêm phấn chấn trong công việc cũng như giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống của mình.
Bài hát thực sự có sức lôi cuốn kì diệu có thể thôi miên chúng ta, khiến chúng ta có thể nhập tâm vào từng lời, từng giai điệu của bài hát như thể bài hát đang kể câu chuyện thực của chúng ta và giai điệu của bài hát đang thể hiện chính cảm xúc và tình cảm của chúng ta.
Và chỉ sau vài lần nghe, chúng ta có thể thuộc lời và nhạc bài hát một cách tự nhiên mà không cần phải học hát. Nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra điều đó.
Ngoài ra, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ từ các bài hát, chẳng hạn chúng ta biết thêm nhiều từ mới đồng thời biết cách phát âm chuẩn những từ đó.
Chính vì những tác dụng kì diệu mà bài hát mang lại cho con người, giáo viên có thể sử dụng bài hát như một công cụ giảng dạy hiệu quả.
Cụ thể, việc sử dụng bài hát tiếng Anh mang lại một số lợi ích sau đây trong dạy và học phát âm tiếng Anh:
Bài hát mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho người học, vì thế tạo động lực và hứng thú để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực.
Thông qua bài hát, sinh viên dễ dàng hiểu rõ các yếu tố đoạn tính (nguyên âm, phụ âm) và siêu đoạn tính như trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu, lối nối âm và nuốt âm.
Sinh viên đóng vai trò là người tham gia trực tiếp, vì thế họ là người chủ động trong việc tiếp nhận các kiến thức ngôn ngữ thông qua bài hát.
Nghe bài hát vừa giúp sinh viên luyện khả năng phát âm một cách tự nhiên vừa cải thiện kỹ năng nghe hiểu cũng như kỹ năng nói cho sinh viên.
Bài hát có nhiều thể loại phù hợp với mọi lứa tuổi đồng thời đáp ứng được mọi sở thích, nhu cầu của người học. Hơn nữa, nguồn tìm kiếm bài hát rất phong phú và sẵn có trên internet.
Người học có thể học tiếng Anh dễ dàng thông qua việc ghi nhớ âm thanh của bài hát.
Các yếu tố tạo nên bài hát
Khi bài hát vang lên, người nghe không chỉ nghe thấy ca từ của bài hát mà kèm theo cả giai điệu bài hát. Họ còn được thưởng thức sự hòa âm, cách biểu hiện và cả nhịp điệu bài hát. Như vậy, bài hát là sự thống nhất của các yếu tố âm nhạc. Các yếu tố này được chia thành hai loại: yếu tố chính và yếu tố biểu hiện.
Các yếu tố chính bao gồm: nhịp điệu, giai điệu, hòa âm và ca từ.
Các yếu tố biểu hiện của âm nhạc bao gồm: nhịp độ, cường độ âm thanh và âm sắc. Thông qua các yếu tố này nhạc sĩ thể hiện được ý tưởng và cảm xúc của mình.
Cách thức lựa chọn bài hát
Giáo viên nên hiểu rõ loại bài hát nào phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng đối với họ. Harmer (2000) đã đưa ra hai cách thức lựa chọn bài hát làm công cụ giảng dạy như sau:
Thứ nhất, giáo viên có thể khuyến khích sinh viên tự lựa chọn bài hát mình yêu thích rồi mang bản ghi âm bài hát đó đến lớp. Tuy nhiên, giáo viên cần phải dành thời gian (một hoặc hai ngày) nghe trước bài hát của sinh viên để tìm hiểu ca từ của bài hát đó.
Thứ hai, giáo viên có thể sử dụng các bài hát cũ, rồi hỏi ý kiến sinh viên xem chúng có hay và họ có thích chúng không, rồi lựa chọn một bài trong số những bài hát này.
Khi lựa chọn bài hát, giáo viên cũng nên chú ý đến các yếu tố quan trọng sau đây:
Bài hát phải phù hợp với nội dung giảng dạy, đồng thời phải mô tả được văn hóa của đất nước và con người nói tiếng Anh.
Giáo viên cần chú ý đến thể loại nhạc, nên chọn loại nhạc chậm và nhẹ nhàng như pop, ballad hay nhạc đồng quê (country music) thay vì rap hoặc hip hop, do lời bài hát của hai dòng nhạc này thường khá dài và sử dụng nhiều tiếng lóng, thậm chí cả từ ngữ thô tục.
Bài hát phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ tiếng Anh, sở thích và khiếu âm nhạc của sinh viên.
Tóm lại, việc lựa chọn bài hát sử dụng trên lớp nên có sự đóng góp của cả giáo viên và sinh viên. Bài hát được lựa chọn tốt nhất là phù hợp với sở thích của cả người học và người dạy.
Tuy nhiên, nó cũng phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ tiếng Anh của người học. Bài hát phải truyền tải nội dung trong sáng, ý nghĩa tích cực, dễ hát và dễ nhớ.
Ngoài ra, bài hát phải chứa đựng các kiến thức về ngôn ngữ đáp ứng được mục tiêu của bài học. Chẳng hạn, nội dung của bài học là tìm hiểu về cách nói nối âm, thì giáo viên nên chọn bài hát có nhiều câu hát nối âm và được lặp lại nhiều lần.
Các thức áp dụng bài hát trên lớp
Để sử dụng bài hát làm công cụ giảng dạy, giáo viên nên lập kế hoạch cụ thể về trình tự các bước sử dụng bài hát trên lớp. Ur & Wright và Haycraft đưa ra các bước áp dụng như sau:
Quy trình của Ur & Wright (1993):
Bước chuẩn bị: Ghi âm bài hát hoặc giáo viên có thể học hát một bài hát nào đó. Chuẩn bị sẵn slide chứa lời bài hát để trình chiếu trước lớp, hoặc có thể dùng handout có ghi lời bài hát để phát cho sinh viên.
Bước thực hiện:
Bước 1: Bật băng hoặc đĩa CD lên hoặc giáo viên hát để sinh viên nghe một vài lần.
Bước 2: Trình chiếu slide chứa lời bài hát trước lớp hoặc phát handout có lời bài hát cho mỗi sinh viên trong lớp.
Bước 3: Yêu cầu sinh viên đọc qua lời bài hát.
Bước 4: Bật bài hát lên (hoặc giáo viên hát lại) một lần nữa, yêu cầu sinh viên vừa nhìn vào lời bài hát vừa hát theo.
Quy trình của Haycraft (1983):
Bước chuẩn bị: Thu âm bài hát
Bước thực hiện:
Bước 1: Bật bài hát lên vài lần, rồi đặt câu hỏi liên quan đến bài hát nhằm hướng sinh viên tập trung vào mục tiêu của bài học hoặc để kiểm tra xem bài hát có dễ nghe, dễ hát theo không.
Bước 2: Yêu cầu sinh viên hát theo từng câu
Bước 3: Chia sinh viên theo từng nhóm nhỏ, rồi yêu cầu mỗi người trong từng nhóm lần lượt hát một câu trong bài hát. Sau đó, giáo viên sẽ chọn ra một sinh viên có giọng hát hay để hát đơn ca lại bài hát. Rồi khuyến khích các sinh viên khác kết hợp hát theo cặp cho đến khi cả lớp đã thuộc lòng lời và nhạc bài hát.
Haycraft cho rằng giáo viên có thể bật bài hát và cho sinh viên hát theo bất cứ lúc nào để ôn lại các kiến thức về ngôn ngữ đã học trước đó.
Tuy nhiên, cho sinh viên nghe bài hát vào đầu giờ học trong khi họ đang ổn định chỗ ngồi là tốt hơn cả, giúp họ thêm hứng thú đối với các hoạt động tiếp theo trong giờ học.
Tại sao phải dạy phát âm cho sinh viên
Nếu bạn phát âm chuẩn bạn có thể khiến người nghe hiểu bạn đang nói gì ngay cả khi bạn mắc vài lỗi về ngữ pháp. Ngược lại, nếu bạn nói đúng hoàn toàn ngữ pháp nhưng phát âm của bạn không tốt sẽ khiến cho người nghe không hiểu được ý của bạn, thậm chí còn khiến người khác hiểu nhầm. Như vậy, bạn đã thất bại trong giao tiếp.
Điều này sẽ khiến cho bạn mất tự tin vào khả năng giao tiếp của mình và trở nên ngại nói tiếng Anh. Vì thế, việc dạy phát âm là cần thiết ở mỗi bài học tiếng Anh.
Các hoạt động luyện phát âm không chỉ giúp sinh viên nắm được cách phát âm của các âm riêng biệt trong tiếng Anh, cách nói nối âm, nuốt âm, ngữ điệu...mà điều quan trọng nhất là giúp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho họ.
Tóm lại, phát âm tốt không những làm cho người học trở nên tự tin trong giao tiếp mà còn giúp cải thiện kỹ năng nghe hiểu cho họ- một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp.
Các yếu tố cơ bản của phát âm đưa vào giảng dạy
Các đặc điểm đoạn tính (Segmental Features)
Các phụ âm: gồm 24 phụ âm, đó là: / p /,/ b /,/ t /,/ d /, / k /,/ g /,/ f /,/v /,/ θ /,/ δ /,/ s /,/z /,/ ∫ /,/ з /,/ h /,/ t∫ /,/ dз /,/ m /,/ n /,/η /,/ l /,/ r /,/ w /, / y /.
Các nguyên âm:
Nguyên âm ngắn: / i /,/ e /,/ æ /,/ ∂ /,/Λ /,/ u /,/ o /
Nguyên âm dài: / i: /,/ ∂: /,/ a: /,/ u: /,/ o: /
Nguyên âm đôi (dipthongs): / ei /,/ ai /,/ oi /,/ au /,/ o∂ /,/ i∂ /,/ au /,/ u∂ /,/ e∂ /
Các đặc điểm siêu đoạn tính (Suprasegmental Features)
Trọng âm:
Trọng âm từ: Trong tiếng Anh các từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao.
Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trọng cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.
Ví dụ: happy / ‘hæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
clever /‘klevər/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Trọng âm câu: Trong một câu, những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói.
Ví dụ: I’m in the classroom. (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học.)
I’m in the classroom. (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác.)
Ngữ điệu: Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng khi nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói lên, xuống giọng không đúng chỗ.
Nhịp điệu: Nhịp điệu là sự thể hiện một cách đều đặn các âm tiết có trọng âm trong mỗi nhóm ngữ nghĩa theo một khoảng thời gian tương đối đều nhau.
Nói một cách khái quát, nhịp điệu tiếng Anh có thể bao gồm một hoặc hơn một đơn vị nhịp điệu. Mỗi đơn vị nhịp điệu bao giờ cũng phải là đơn vị có nghĩa - luôn có một âm tiết mang trọng âm đóng vai trò làm trung tâm và có thể có một hoặc nhiều âm tiết không có trọng âm đứng trước hoặc sau âm tiết có trọng âm của đơn vị nhịp điệu ấy.
Các hoạt động luyện phát âm thông qua bài hát
Hoạt động luyện các âm riêng biệt trong tiếng Anh
Hoạt động tìm âm: Mỗi sinh viên được phát một tờ giấy in lời bài hát. Trong khi nghe hát, họ sẽ phải gạch chân tất cả các từ có chứa các âm tiếng Anh riêng biệt. Sau đó, họ sẽ đọc to các từ đó lên và cuối cùng là vừa nghe lại bài hát vừa hát theo ca sĩ.
Hoạt động tìm vần điệu: Trong lúc nghe bài hát, sinh viên nhìn vào lời bài hát để tìm các cặp từ có cùng vần, rồi dùng sáp màu để gạch chân các cặp vần tìm được với màu sắc khác nhau. Sau đó, họ sẽ bắt chước ca sĩ phát âm lại hoặc hát lại những từ đó.
Hoạt động tìm cặp âm minimal pairs (đó là các cặp từ chỉ khác nhau có một âm vị, chẳng hạn: Sheep/Ship; said/ sad; caught/ coat...): Giáo viên sẽ chọn một số từ trong bài hát mà có thể ghép thành các minimal pairs.
Sau đó, yêu cầu sinh viên cắt các từ đó ra và ghép thành các minimal pairs rồi dán lên trên một tờ giấy hoặc dán từng cặp từ lên những mảnh giấy nhỏ hơn.
Tiếp theo, giáo viên bật bài hát lên và yêu cầu sinh viên gạch chân những từ nào mà họ nghe được từ bài hát. Cuối cùng, họ sẽ đọc to các từ đó lên.
Hoạt động viết từ dựa vào kí hiệu phiên âm của từ: Giáo viên phát cho mỗi sinh viên tờ giấy in lời bài hát, trong đó giáo viên chỉ để phần phiên âm của một số từ có âm đặc biệt, không có phần chữ viết của chúng, rồi yêu cầu sinh viên nghe bài hát và viết các từ dựa vào kí hiệu phiên âm của chúng. Sau đó, họ sẽ thực hành phát âm các từ đó sau khi nghe xong bài hát.
Các hoạt động luyện trọng âm, nhịp điệu và ngữ điêu
Hoạt động đếm số lượng âm tiết của một số từ chứa nhiều âm tiết trong bài hát: Giáo viên yêu cầu sinh viên nhìn vào một số từ trong bài hát và thử đoán số lượng âm tiết của mỗi từ.
Sau đó, họ sẽ nghe để kiểm tra lại, đồng thời sẽ phải gạch chân vào âm tiết nào được nhấn trọng âm. Cuối cùng, họ sẽ đọc hoăc hát to đúng trọng âm những từ đó lên.
Hoạt động tìm trọng âm câu: Giáo viên phát cho sinh viên một phần của bài hát và yêu cầu sinh viên vừa nghe bài hát vừa gạch chân các từ được nhấn trọng âm. Sau đó, họ sẽ hát to những từ được nhấn trọng âm, còn những từ còn lại chỉ tạo ra âm thanh “humming".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Trong giảng dạy, giáo viên đã áp dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng bài hát là phương pháp hiệu quả có thể cải thiện đáng kể khả năng phát âm cho sinh viên.
Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về lợi ích của việc sử dụng bài hát trong giảng dạy kỹ năng phát âm cho sinh viên, các yếu tố quan trọng cần chú ý trong việc lựa chọn bài hát và cách thức áp dụng bài hát trên lớp.
Một số loại hoạt động phát âm phù hợp với việc sử dụng bài hát và các khía cạnh cơ bản của phát âm được đưa vào giảng dạy cũng được đề cập đến.
Lợi ích của bài hát trong giảng dạy kỹ năng phát âm tiếng Anh
Âm nhạc luôn hiện diện mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta để cùng chia sẻ những niềm vui hay những nỗi buồn khiến chúng ta thêm phấn chấn trong công việc cũng như giúp chúng ta thêm yêu cuộc sống của mình.
Bài hát thực sự có sức lôi cuốn kì diệu có thể thôi miên chúng ta, khiến chúng ta có thể nhập tâm vào từng lời, từng giai điệu của bài hát như thể bài hát đang kể câu chuyện thực của chúng ta và giai điệu của bài hát đang thể hiện chính cảm xúc và tình cảm của chúng ta.
Và chỉ sau vài lần nghe, chúng ta có thể thuộc lời và nhạc bài hát một cách tự nhiên mà không cần phải học hát. Nhưng đôi khi chúng ta không nhận ra điều đó.
Ngoài ra, chúng ta có thể học được rất nhiều thứ từ các bài hát, chẳng hạn chúng ta biết thêm nhiều từ mới đồng thời biết cách phát âm chuẩn những từ đó.
Chính vì những tác dụng kì diệu mà bài hát mang lại cho con người, giáo viên có thể sử dụng bài hát như một công cụ giảng dạy hiệu quả.
Cụ thể, việc sử dụng bài hát tiếng Anh mang lại một số lợi ích sau đây trong dạy và học phát âm tiếng Anh:
Bài hát mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho người học, vì thế tạo động lực và hứng thú để họ tự nguyện tham gia vào các hoạt động trên lớp một cách tích cực.
Thông qua bài hát, sinh viên dễ dàng hiểu rõ các yếu tố đoạn tính (nguyên âm, phụ âm) và siêu đoạn tính như trọng âm, ngữ điệu, nhịp điệu, lối nối âm và nuốt âm.
Sinh viên đóng vai trò là người tham gia trực tiếp, vì thế họ là người chủ động trong việc tiếp nhận các kiến thức ngôn ngữ thông qua bài hát.
Nghe bài hát vừa giúp sinh viên luyện khả năng phát âm một cách tự nhiên vừa cải thiện kỹ năng nghe hiểu cũng như kỹ năng nói cho sinh viên.
Bài hát có nhiều thể loại phù hợp với mọi lứa tuổi đồng thời đáp ứng được mọi sở thích, nhu cầu của người học. Hơn nữa, nguồn tìm kiếm bài hát rất phong phú và sẵn có trên internet.
Người học có thể học tiếng Anh dễ dàng thông qua việc ghi nhớ âm thanh của bài hát.
Các yếu tố tạo nên bài hát
Khi bài hát vang lên, người nghe không chỉ nghe thấy ca từ của bài hát mà kèm theo cả giai điệu bài hát. Họ còn được thưởng thức sự hòa âm, cách biểu hiện và cả nhịp điệu bài hát. Như vậy, bài hát là sự thống nhất của các yếu tố âm nhạc. Các yếu tố này được chia thành hai loại: yếu tố chính và yếu tố biểu hiện.
Các yếu tố chính bao gồm: nhịp điệu, giai điệu, hòa âm và ca từ.
Các yếu tố biểu hiện của âm nhạc bao gồm: nhịp độ, cường độ âm thanh và âm sắc. Thông qua các yếu tố này nhạc sĩ thể hiện được ý tưởng và cảm xúc của mình.
Cách thức lựa chọn bài hát
Giáo viên nên hiểu rõ loại bài hát nào phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy của mình. Tuy nhiên, điều này không phải dễ dàng đối với họ. Harmer (2000) đã đưa ra hai cách thức lựa chọn bài hát làm công cụ giảng dạy như sau:
Thứ nhất, giáo viên có thể khuyến khích sinh viên tự lựa chọn bài hát mình yêu thích rồi mang bản ghi âm bài hát đó đến lớp. Tuy nhiên, giáo viên cần phải dành thời gian (một hoặc hai ngày) nghe trước bài hát của sinh viên để tìm hiểu ca từ của bài hát đó.
Thứ hai, giáo viên có thể sử dụng các bài hát cũ, rồi hỏi ý kiến sinh viên xem chúng có hay và họ có thích chúng không, rồi lựa chọn một bài trong số những bài hát này.
Khi lựa chọn bài hát, giáo viên cũng nên chú ý đến các yếu tố quan trọng sau đây:
Bài hát phải phù hợp với nội dung giảng dạy, đồng thời phải mô tả được văn hóa của đất nước và con người nói tiếng Anh.
Giáo viên cần chú ý đến thể loại nhạc, nên chọn loại nhạc chậm và nhẹ nhàng như pop, ballad hay nhạc đồng quê (country music) thay vì rap hoặc hip hop, do lời bài hát của hai dòng nhạc này thường khá dài và sử dụng nhiều tiếng lóng, thậm chí cả từ ngữ thô tục.
Bài hát phải phù hợp với lứa tuổi, trình độ tiếng Anh, sở thích và khiếu âm nhạc của sinh viên.
Tóm lại, việc lựa chọn bài hát sử dụng trên lớp nên có sự đóng góp của cả giáo viên và sinh viên. Bài hát được lựa chọn tốt nhất là phù hợp với sở thích của cả người học và người dạy.
Tuy nhiên, nó cũng phải phù hợp với lứa tuổi và trình độ tiếng Anh của người học. Bài hát phải truyền tải nội dung trong sáng, ý nghĩa tích cực, dễ hát và dễ nhớ.
Ngoài ra, bài hát phải chứa đựng các kiến thức về ngôn ngữ đáp ứng được mục tiêu của bài học. Chẳng hạn, nội dung của bài học là tìm hiểu về cách nói nối âm, thì giáo viên nên chọn bài hát có nhiều câu hát nối âm và được lặp lại nhiều lần.
Các thức áp dụng bài hát trên lớp
Để sử dụng bài hát làm công cụ giảng dạy, giáo viên nên lập kế hoạch cụ thể về trình tự các bước sử dụng bài hát trên lớp. Ur & Wright và Haycraft đưa ra các bước áp dụng như sau:
Quy trình của Ur & Wright (1993):
Bước chuẩn bị: Ghi âm bài hát hoặc giáo viên có thể học hát một bài hát nào đó. Chuẩn bị sẵn slide chứa lời bài hát để trình chiếu trước lớp, hoặc có thể dùng handout có ghi lời bài hát để phát cho sinh viên.
Bước thực hiện:
Bước 1: Bật băng hoặc đĩa CD lên hoặc giáo viên hát để sinh viên nghe một vài lần.
Bước 2: Trình chiếu slide chứa lời bài hát trước lớp hoặc phát handout có lời bài hát cho mỗi sinh viên trong lớp.
Bước 3: Yêu cầu sinh viên đọc qua lời bài hát.
Bước 4: Bật bài hát lên (hoặc giáo viên hát lại) một lần nữa, yêu cầu sinh viên vừa nhìn vào lời bài hát vừa hát theo.
Quy trình của Haycraft (1983):
Bước chuẩn bị: Thu âm bài hát
Bước thực hiện:
Bước 1: Bật bài hát lên vài lần, rồi đặt câu hỏi liên quan đến bài hát nhằm hướng sinh viên tập trung vào mục tiêu của bài học hoặc để kiểm tra xem bài hát có dễ nghe, dễ hát theo không.
Bước 2: Yêu cầu sinh viên hát theo từng câu
Bước 3: Chia sinh viên theo từng nhóm nhỏ, rồi yêu cầu mỗi người trong từng nhóm lần lượt hát một câu trong bài hát. Sau đó, giáo viên sẽ chọn ra một sinh viên có giọng hát hay để hát đơn ca lại bài hát. Rồi khuyến khích các sinh viên khác kết hợp hát theo cặp cho đến khi cả lớp đã thuộc lòng lời và nhạc bài hát.
Haycraft cho rằng giáo viên có thể bật bài hát và cho sinh viên hát theo bất cứ lúc nào để ôn lại các kiến thức về ngôn ngữ đã học trước đó.
Tuy nhiên, cho sinh viên nghe bài hát vào đầu giờ học trong khi họ đang ổn định chỗ ngồi là tốt hơn cả, giúp họ thêm hứng thú đối với các hoạt động tiếp theo trong giờ học.
Tại sao phải dạy phát âm cho sinh viên
Nếu bạn phát âm chuẩn bạn có thể khiến người nghe hiểu bạn đang nói gì ngay cả khi bạn mắc vài lỗi về ngữ pháp. Ngược lại, nếu bạn nói đúng hoàn toàn ngữ pháp nhưng phát âm của bạn không tốt sẽ khiến cho người nghe không hiểu được ý của bạn, thậm chí còn khiến người khác hiểu nhầm. Như vậy, bạn đã thất bại trong giao tiếp.
Điều này sẽ khiến cho bạn mất tự tin vào khả năng giao tiếp của mình và trở nên ngại nói tiếng Anh. Vì thế, việc dạy phát âm là cần thiết ở mỗi bài học tiếng Anh.
Các hoạt động luyện phát âm không chỉ giúp sinh viên nắm được cách phát âm của các âm riêng biệt trong tiếng Anh, cách nói nối âm, nuốt âm, ngữ điệu...mà điều quan trọng nhất là giúp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho họ.
Tóm lại, phát âm tốt không những làm cho người học trở nên tự tin trong giao tiếp mà còn giúp cải thiện kỹ năng nghe hiểu cho họ- một trong những yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp.
Các yếu tố cơ bản của phát âm đưa vào giảng dạy
Các đặc điểm đoạn tính (Segmental Features)
Các phụ âm: gồm 24 phụ âm, đó là: / p /,/ b /,/ t /,/ d /, / k /,/ g /,/ f /,/v /,/ θ /,/ δ /,/ s /,/z /,/ ∫ /,/ з /,/ h /,/ t∫ /,/ dз /,/ m /,/ n /,/η /,/ l /,/ r /,/ w /, / y /.
Các nguyên âm:
Nguyên âm ngắn: / i /,/ e /,/ æ /,/ ∂ /,/Λ /,/ u /,/ o /
Nguyên âm dài: / i: /,/ ∂: /,/ a: /,/ u: /,/ o: /
Nguyên âm đôi (dipthongs): / ei /,/ ai /,/ oi /,/ au /,/ o∂ /,/ i∂ /,/ au /,/ u∂ /,/ e∂ /
Các đặc điểm siêu đoạn tính (Suprasegmental Features)
Trọng âm:
Trọng âm từ: Trong tiếng Anh các từ có hai âm tiết trở lên luôn có một âm tiết phát âm khác biệt hẳn so với những âm tiết còn lại về độ dài, độ lớn và độ cao.
Âm tiết nào được phát âm to hơn, giọng cao hơn và kéo dài hơn các âm khác trọng cùng một từ thì ta nói âm tiết đó đươc nhấn trọng âm. Hay nói cách khác, trọng âm rơi vào âm tiết đó.
Ví dụ: happy / ‘hæpi/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
clever /‘klevər/ trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất
Trọng âm câu: Trong một câu, những từ được nhấn trọng âm thì thường phát âm to hơn và chậm hơn những từ còn lại. Trọng âm câu rất quan trọng, vì khi nói, từ mà người nói nhấn trọng âm cũng như cách mà họ đánh trọng âm vào cùng một từ có thể làm thay đổi hoàn toàn nghĩa hàm chứa trong câu nói.
Ví dụ: I’m in the classroom. (Tôi chứ không phải ai khác đang ở trong lớp học.)
I’m in the classroom. (Tôi đang ở trong lớp học chứ không phải ở nơi nào khác.)
Ngữ điệu: Ngữ điệu là sự lên và xuống giọng khi nói. Người nghe có thể hiểu nhầm hoặc hiểu sai hoàn toàn ý của người nói nếu như người nói lên, xuống giọng không đúng chỗ.
Nhịp điệu: Nhịp điệu là sự thể hiện một cách đều đặn các âm tiết có trọng âm trong mỗi nhóm ngữ nghĩa theo một khoảng thời gian tương đối đều nhau.
Nói một cách khái quát, nhịp điệu tiếng Anh có thể bao gồm một hoặc hơn một đơn vị nhịp điệu. Mỗi đơn vị nhịp điệu bao giờ cũng phải là đơn vị có nghĩa - luôn có một âm tiết mang trọng âm đóng vai trò làm trung tâm và có thể có một hoặc nhiều âm tiết không có trọng âm đứng trước hoặc sau âm tiết có trọng âm của đơn vị nhịp điệu ấy.
Các hoạt động luyện phát âm thông qua bài hát
Hoạt động luyện các âm riêng biệt trong tiếng Anh
Hoạt động tìm âm: Mỗi sinh viên được phát một tờ giấy in lời bài hát. Trong khi nghe hát, họ sẽ phải gạch chân tất cả các từ có chứa các âm tiếng Anh riêng biệt. Sau đó, họ sẽ đọc to các từ đó lên và cuối cùng là vừa nghe lại bài hát vừa hát theo ca sĩ.
Hoạt động tìm vần điệu: Trong lúc nghe bài hát, sinh viên nhìn vào lời bài hát để tìm các cặp từ có cùng vần, rồi dùng sáp màu để gạch chân các cặp vần tìm được với màu sắc khác nhau. Sau đó, họ sẽ bắt chước ca sĩ phát âm lại hoặc hát lại những từ đó.
Hoạt động tìm cặp âm minimal pairs (đó là các cặp từ chỉ khác nhau có một âm vị, chẳng hạn: Sheep/Ship; said/ sad; caught/ coat...): Giáo viên sẽ chọn một số từ trong bài hát mà có thể ghép thành các minimal pairs.
Sau đó, yêu cầu sinh viên cắt các từ đó ra và ghép thành các minimal pairs rồi dán lên trên một tờ giấy hoặc dán từng cặp từ lên những mảnh giấy nhỏ hơn.
Tiếp theo, giáo viên bật bài hát lên và yêu cầu sinh viên gạch chân những từ nào mà họ nghe được từ bài hát. Cuối cùng, họ sẽ đọc to các từ đó lên.
Hoạt động viết từ dựa vào kí hiệu phiên âm của từ: Giáo viên phát cho mỗi sinh viên tờ giấy in lời bài hát, trong đó giáo viên chỉ để phần phiên âm của một số từ có âm đặc biệt, không có phần chữ viết của chúng, rồi yêu cầu sinh viên nghe bài hát và viết các từ dựa vào kí hiệu phiên âm của chúng. Sau đó, họ sẽ thực hành phát âm các từ đó sau khi nghe xong bài hát.
Các hoạt động luyện trọng âm, nhịp điệu và ngữ điêu
Hoạt động đếm số lượng âm tiết của một số từ chứa nhiều âm tiết trong bài hát: Giáo viên yêu cầu sinh viên nhìn vào một số từ trong bài hát và thử đoán số lượng âm tiết của mỗi từ.
Sau đó, họ sẽ nghe để kiểm tra lại, đồng thời sẽ phải gạch chân vào âm tiết nào được nhấn trọng âm. Cuối cùng, họ sẽ đọc hoăc hát to đúng trọng âm những từ đó lên.
Hoạt động tìm trọng âm câu: Giáo viên phát cho sinh viên một phần của bài hát và yêu cầu sinh viên vừa nghe bài hát vừa gạch chân các từ được nhấn trọng âm. Sau đó, họ sẽ hát to những từ được nhấn trọng âm, còn những từ còn lại chỉ tạo ra âm thanh “humming".
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại