“STEM là những gì vô cùng gần gũi với cuộc sống”

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
STEM hay giáo dục STEM không phải là khái niệm xa lạ với nhiều bậc phụ huynh hiện đại, nhưng là khái niệm mà không phải phụ huynh nào cũng hiểu đúng.

Để giúp ba mẹ có một góc nhìn chính xác hơn về lĩnh vực này, mở đầu hội thảo, TS. Đặng Văn Sơn khẳng định, STEM có thể hiểu là cách tổ chức một chương trình giảng dạy thực tế, trong đó có tích hợp của 4 yếu tố: Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Toán học (Math).

Thay vì dạy từng môn học rời rạc và riêng biệt, STEM tích hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, rèn luyện tư duy đa chiều, giúp học sinh chạm đến tận gốc của vấn đề và thấy được tính ứng dụng của các kiến thức tưởng chừng như khô khan.

Tư duy của STEM là tư duy của sản xuất gồm tối ưu, sáng tạo, tổng hợp. Ở bậc tiểu học, giáo dục STEM tập trung vào việc giúp làm quen, tạo hứng khởi cho trẻ về lĩnh vực STEM. Dựa trên các bài toán thực tế có kết nối 4 lĩnh vực STEM, trẻ sẽ khám phá ra sự kì diệu của STEM trong cuộc sống. Học sinh học STEM là “để biết, để làm”. Song song đó, việc học STEM phải đi đôi với thực hành, học qua trải nghiệm và tích hợp dự án.

Để làm rõ hơn sự khác nhau giữa giáo dục truyền thống và giáo dục STEM, diễn giả đã đưa ra một hình ảnh so sánh thú vị. Nếu trước đây, khi học môn Vật lý với bài học về máy cơ, chúng ta sẽ học những định nghĩa về đòn bảy, ròng rọc, học công thức, thực hiện một số thí nghiệm, sau đó là giải bài tập; thì ngày nay với giáo dục STEM, phương pháp đã hoàn toàn thay đổi, học sinh sẽ được tự tay chế tạo máy cơ mini, được “mắt thấy, tai nghe và tay chạm”.

Bàn về tính cần thiết của giáo dục STEM, TS. Đặng Văn Sơn khẳng định, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động tới mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Thực tế này đòi hỏi nguồn nhân lực giáo dục Việt Nam phải có sự thay đổi căn bản về tầm nhìn, nội dung cũng như cách tiếp cận trước sự đổi mới không ngừng của xã hội. Đây cũng là cơ hội để chúng ta tiến đến cải cách giáo dục, xây dựng một xã hội “học thực, làm thực”.

Theo đó, giáo dục STEM là phương pháp giáo dục hàng đầu đang được các quốc gia phát triển áp dụng trong hoạt động giáo dục – đào tạo. Phương pháp STEM không nhằm mục đích hướng người học phải trở thành nhà toán học, khoa học hay kỹ sư phần mềm mà tạo dựng cho người học khả năng tự học, tư duy ngôn ngữ - những kĩ năng thiết yếu để đáp ứng công việc của thời đại công nghệ 4.0.


STEM là những điều rất gần gũi với trẻ trong đời sống.

“Điều đó cũng lý giải vì sao những học sinh được thụ hưởng giáo dục STEM lại có cơ hội nghề nghiệp tốt hơn và thành công hơn. Bởi họ đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng được sự phát triển của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa.” – TS. Đặng Văn Sơn chia sẻ.

Tuy vậy, thực tế ở Việt Nam, STEM mới chỉ được biết đến và áp dụng trong phạm vi hẹp. Khái niệm về năng lực tư duy, kỹ năng tự học hay khả năng tư duy ngôn ngữ vẫn còn khá mới mẻ. Do đó, phụ huynh muốn con trải nghiệm giáo dục STEM có thể tìm đến một số ngôi trường đón đầu xu thế và đã đưa STEM vào giảng dạy như Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear là một trong những trường tiểu học tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa cách tiếp cận giáo dục STEM vào các môn chính khoá với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và sự chuyển giao đào tạo đầy đủ từ Học viện Sáng tạo S3.

Chương trình giáo dục STEM tại Tiểu học Sunshine Maple Bear được thể hiện thông qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Thủ công, Toán, Công nghệ và Tin học. Nhà trường đã dành thêm thời lượng để chuyển hoá giáo án các môn học trên thành dạng tích hợp STEM, cùng với đó học sinh được học tại phòng STEM chuyên biệt.


Website: sunshinemaplebear.edu.vn, hoặc áp dụng STEM cho con thông qua các hoạt động tại nhà.

Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bậc phụ huynh đã cùng diễn giả trải nghiệm một số hoạt động STEM đơn giản. Nhiều phụ huynh chia sẻ sự thích thú và say sưa với các thí nghiệm.

Chị Thu Phương cho biết: "Tôi cảm thấy mình như trở về tuổi thơ. Sau sự kiện hôm nay, tôi cũng sẽ tìm những vật liệu đơn giản, tận dụng đồ tái chế, để có thể chơi với con nhiều hơn. Đây cũng là kênh kết nối rất tốt giữa ba mẹ và con cái, khi cùng chơi và cùng làm các thí nghiệm khoa học, vừa hạn chế điện thoại, tivi, vừa giúp ba mẹ, con cái gần gũi nhau hơn.”


Phụ huynh tham gia một số hoạt động STEM tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, TS. Đặng Văn Sơn cũng đưa ra lời khuyên ba mẹ hãy tạo những không gian sáng tạo cho con tại nhà. Ba mẹ có thể học lại một số thứ để cùng chơi với con. Đồng thời, tìm cách duy trì tính tò mò ở trẻ, bởi tò mò là bản chất của khoa học, là điểm đầu tiên khơi gợi những khám phá và phát minh của trẻ trong tương lai.


Trường Tiểu học Sunshine Maple Bear là một trong những trường tiểu học tiên phong tại Việt Nam trong việc đưa cách tiếp cận giáo dục STEM vào các môn chính khoá với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và sự chuyển giao đào tạo đầy đủ từ Học viện Sáng tạo S3.

Chương trình giáo dục STEM tại Tiểu học Sunshine Maple Bear được thể hiện thông qua các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Thủ công, Toán, Công nghệ và Tin học. Nhà trường đã dành thêm thời lượng để chuyển hoá giáo án các môn học trên thành dạng tích hợp STEM, cùng với đó học sinh được học tại phòng STEM chuyên biệt.

Website: sunshinemaplebear.edu.vn.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Chủ đề tương tự

Top