Những sai lầm phổ biến
Thầy Kiều Anh Tuấn cho biết, Động học là một phần của Cơ học, trong đó người ta nghiên cứu cách xác định vị trí của các vật trong không gian ở các thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất chuyển động của các vật bằng các phương trình toán học.
Tuy nhiên, sai lầm thường gặp của học sinh khi làm bài tập phần này là không xác định rõ hệ quy chiếu (vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, chiều dương, gốc thời gian); hoặc đôi khi trong quá trình làm bài, học sinh bỏ qua việc chọn hệ quy chiếu dẫn đến bài tập trình bày không chặt chẽ.
Sai lầm thứ 2 là khi phân biệt tốc độ và vận tốc tức thời. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do trong cuộc sống, nhiều người không phân biệt được hai khái niệm này hoặc có phân biệt được thì do thói quen đều gọi chung là “vận tốc”.
Điều này dẫn đến việc hình thành một quan niệm không chuẩn đối với học sinh và dẫn đến việc các em cũng vận dụng quan niệm không đúng vào bài tập.
Học sinh cũng hay sai lầm khi phân biệt tốc độ trung bình - trung bình cộng của vận tốc - vận tốc trung bình; sai lầm khi xác định tính chất của chuyển động;
Sai lầm khi xác định thời gian, điều kiện về thời gian và tọa độ ban đầu chuyển động đối với bài toán chuyển động của một vật với nhiều giai đoạn hoặc bài toán chuyển động của nhiều vật. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh chưa phân biệt rõ thời điểm - thời gian, chưa hiểu rõ định nghĩa gia tốc.
Cũng theo thầy Kiều Anh Tuấn, học sinh thường hay sai lầm khi vẽ và phân tích đồ thị chuyển động của vật. Nguyên nhân do học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm từng loại đồ thị của từng loại chuyển động.
Chẳng hạn: Cùng dạng đồ thị là đường thẳng nhưng học sinh cần chú ý đến hệ tọa độ là v– t hay x– t, từ đó có nhận xét về đồ thị của chuyển động cho chính xác.
Với dạng bài tập dựa vào đồ thị để xác định vị trí, thời điểm gặp nhau của hai vật, khi đó vị trí hai chuyển động gặp nhau là vị trí giao nhau của hai đồ thị. Tránh trường hợp học sinh sử dụng điểm giao nhau của đồ thị vận tốc - thời gian để tìm vị trí và thời điểm gặp nhau. Vị trí giao nhau chỉ cho ta thời điểm khi hai chuyển động có vận tốc bằng nhau.
Nguyên nhân dẫn tới sai lầm
Phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lầm này, thầy Kiều Anh Tuấn cho rằng, trước tiên do học sinh hiểu không đầy đủ các thuộc tính của các khái niệm và các đại lượng vật lí.
Nói cách khác, khi định nghĩa khái niệm thì định nghĩa phải phản ánh đầy đủ nội dung bao gồm tất cả các tính chất đặc trưng và phạm vi áp dụng, đối tượng thỏa mãn của khái niệm được xác định.
Học sinh không hiểu đầy đủ hoặc hiểu sai lệch bản chất của khái niệm và từ đó mắc phải các sai lầm khi giải quyết vấn đề này trong bài tập.
Một nguyên nhân khác là bởi học sinh còn thiếu tính ứng dụng liên môn vào học tập, đặc biệt là sự liên môn giữa Toán học và Vật lí; dẫn đến học sinh lúng túng khi sử dụng các quy tắc giải toán vecto, lượng giác, hoặc vẽ đồ thị hàm số.
Học sinh chưa biết cách khai thác công thức vật lí. Việc khai thác của học sinh mới chỉ dừng ở học thuộc công thức, chỉ ra được tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức mà thiếu tính so sánh đối chiếu vận dụng công thức đó với các trường hợp khác nhau, trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân khác, theo thầy Kiều Anh Tuấn, do học sinh chưa nắm chắc phương pháp giải bài tập. Do không nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản, không biết cách đưa bài tập phức hợp về bài tập cơ bản dẫn tới bế tắc không tìm ra lời giải hoặc sai lầm trong khi giải, như:
Không nắm vững phương pháp, học sinh không hiểu vai trò quan trọng của hệ quy chiếu trong việc giải bài tập, dẫn đến bỏ qua công đoạn này, làm cho bài làm thiếu tính chặt chẽ;
Chọn hệ quy chiếu theo một lối mòn với nhiều bài tập dẫn đến không phát huy được khả năng tư duy và năng lực sáng tạo khi gặp các yêu cầu mới;
Không nắm vững phương pháp giải bài toán động học chất điểm nên khi gặp bài toán hệ vật hoặc chuyển động của vật có nhiều giai đoạn, học sinh cảm thấy đề bài rất phức tạp và khó phân tích dẫn đến việc bế tắc trong lời giải.
Học sinh hiểu sai đề, nhớ sai công thức, tính toán nhầm lẫn, chưa nhớ hệ thống đo lường chuẩn đối với các đại lựợng vật lí cũng là một nguyên nhân dẫn tới sai lầm…
Những sai lầm phổ biến của học sinh khi giải bài tập phần “Động học chất điểm” thuộc chương trình vật lí lớp 10 THPT nói trên được thầy Kiều Anh Tuấn trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí ở trƣờng Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông qua việc phát hiện và xử lí sai lầm của học sinh khi giải bài tập phần động học chất điểm, Vật lí lớp 10"
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Thầy Kiều Anh Tuấn cho biết, Động học là một phần của Cơ học, trong đó người ta nghiên cứu cách xác định vị trí của các vật trong không gian ở các thời điểm khác nhau và mô tả các tính chất chuyển động của các vật bằng các phương trình toán học.
Tuy nhiên, sai lầm thường gặp của học sinh khi làm bài tập phần này là không xác định rõ hệ quy chiếu (vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật làm mốc, chiều dương, gốc thời gian); hoặc đôi khi trong quá trình làm bài, học sinh bỏ qua việc chọn hệ quy chiếu dẫn đến bài tập trình bày không chặt chẽ.
Sai lầm thứ 2 là khi phân biệt tốc độ và vận tốc tức thời. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm này là do trong cuộc sống, nhiều người không phân biệt được hai khái niệm này hoặc có phân biệt được thì do thói quen đều gọi chung là “vận tốc”.
Điều này dẫn đến việc hình thành một quan niệm không chuẩn đối với học sinh và dẫn đến việc các em cũng vận dụng quan niệm không đúng vào bài tập.
Học sinh cũng hay sai lầm khi phân biệt tốc độ trung bình - trung bình cộng của vận tốc - vận tốc trung bình; sai lầm khi xác định tính chất của chuyển động;
Sai lầm khi xác định thời gian, điều kiện về thời gian và tọa độ ban đầu chuyển động đối với bài toán chuyển động của một vật với nhiều giai đoạn hoặc bài toán chuyển động của nhiều vật. Nguyên nhân dẫn đến sai lầm là do học sinh chưa phân biệt rõ thời điểm - thời gian, chưa hiểu rõ định nghĩa gia tốc.
Cũng theo thầy Kiều Anh Tuấn, học sinh thường hay sai lầm khi vẽ và phân tích đồ thị chuyển động của vật. Nguyên nhân do học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm từng loại đồ thị của từng loại chuyển động.
Chẳng hạn: Cùng dạng đồ thị là đường thẳng nhưng học sinh cần chú ý đến hệ tọa độ là v– t hay x– t, từ đó có nhận xét về đồ thị của chuyển động cho chính xác.
Với dạng bài tập dựa vào đồ thị để xác định vị trí, thời điểm gặp nhau của hai vật, khi đó vị trí hai chuyển động gặp nhau là vị trí giao nhau của hai đồ thị. Tránh trường hợp học sinh sử dụng điểm giao nhau của đồ thị vận tốc - thời gian để tìm vị trí và thời điểm gặp nhau. Vị trí giao nhau chỉ cho ta thời điểm khi hai chuyển động có vận tốc bằng nhau.
Nguyên nhân dẫn tới sai lầm
Phân tích nguyên nhân dẫn đến các sai lầm này, thầy Kiều Anh Tuấn cho rằng, trước tiên do học sinh hiểu không đầy đủ các thuộc tính của các khái niệm và các đại lượng vật lí.
Nói cách khác, khi định nghĩa khái niệm thì định nghĩa phải phản ánh đầy đủ nội dung bao gồm tất cả các tính chất đặc trưng và phạm vi áp dụng, đối tượng thỏa mãn của khái niệm được xác định.
Học sinh không hiểu đầy đủ hoặc hiểu sai lệch bản chất của khái niệm và từ đó mắc phải các sai lầm khi giải quyết vấn đề này trong bài tập.
Một nguyên nhân khác là bởi học sinh còn thiếu tính ứng dụng liên môn vào học tập, đặc biệt là sự liên môn giữa Toán học và Vật lí; dẫn đến học sinh lúng túng khi sử dụng các quy tắc giải toán vecto, lượng giác, hoặc vẽ đồ thị hàm số.
Học sinh chưa biết cách khai thác công thức vật lí. Việc khai thác của học sinh mới chỉ dừng ở học thuộc công thức, chỉ ra được tên và đơn vị của từng đại lượng trong công thức mà thiếu tính so sánh đối chiếu vận dụng công thức đó với các trường hợp khác nhau, trường hợp cụ thể.
Nguyên nhân khác, theo thầy Kiều Anh Tuấn, do học sinh chưa nắm chắc phương pháp giải bài tập. Do không nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập cơ bản, không biết cách đưa bài tập phức hợp về bài tập cơ bản dẫn tới bế tắc không tìm ra lời giải hoặc sai lầm trong khi giải, như:
Không nắm vững phương pháp, học sinh không hiểu vai trò quan trọng của hệ quy chiếu trong việc giải bài tập, dẫn đến bỏ qua công đoạn này, làm cho bài làm thiếu tính chặt chẽ;
Chọn hệ quy chiếu theo một lối mòn với nhiều bài tập dẫn đến không phát huy được khả năng tư duy và năng lực sáng tạo khi gặp các yêu cầu mới;
Không nắm vững phương pháp giải bài toán động học chất điểm nên khi gặp bài toán hệ vật hoặc chuyển động của vật có nhiều giai đoạn, học sinh cảm thấy đề bài rất phức tạp và khó phân tích dẫn đến việc bế tắc trong lời giải.
Học sinh hiểu sai đề, nhớ sai công thức, tính toán nhầm lẫn, chưa nhớ hệ thống đo lường chuẩn đối với các đại lựợng vật lí cũng là một nguyên nhân dẫn tới sai lầm…
Những sai lầm phổ biến của học sinh khi giải bài tập phần “Động học chất điểm” thuộc chương trình vật lí lớp 10 THPT nói trên được thầy Kiều Anh Tuấn trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm "Nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí ở trƣờng Phổ thông DTNT THPT huyện Điện Biên Đông qua việc phát hiện và xử lí sai lầm của học sinh khi giải bài tập phần động học chất điểm, Vật lí lớp 10"
Nguồn: giaoducthoidai.vn