Sách "Nền tảng tâm linh của giáo dục": Tâm linh ảnh hưởng sao tới trẻ nhỏ?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Trong cuốn sách “Nền tảng tâm linh của giáo dục”, tác giả Rudolf Steiner, người sáng lập phương pháp giáo dục Steiner, cho rằng ở trẻ em, tâm linh gần gũi với cơ thể hơn ở người lớn. Vì thế, kiến thức về tâm linh phải là kim chỉ nam của giáo dục.

Rudolf Steiner là học giả khoa học, văn học và triết học nổi tiếng. Ông chính là người sáng lập ra phương pháp giáo dục Steiner, một phương pháp giáo dục nổi tiếng ra đời từ năm 1919 đề cao sự tự do, sáng tạo và hạnh phúc của con người. Ngôi trường đầu tiên theo phương pháp này được thành lập tại Đức với tên gọi là Waldorf.

“Nền tảng tâm linh của giáo dục” là cuốn sách nổi tiếng của Rudolf Steiner.
"Đề cao tư duy cá nhân hơn đặt nặng kiến thức, không đánh giá kết quả theo khuôn mẫu xã hội, nuôi nấng trí tưởng tượng… là những đặc trưng cốt lõi của phương pháp giáo dục Steiner.

Rudolf Steiner quan niệm đứa trẻ sinh ra vốn có một ý chí sống mãnh liệt, đó cũng là nguồn năng lượng để nuôi dưỡng đam mê, để đứa trẻ luôn có ý muốn, khát vọng và quyết tâm làm và làm cho được điều gì đó có ích, nhiệm vụ của giáo viên là nuôi dưỡng và phát triển cái chí này cho trẻ.

Các môn học ở Steiner cũng đa dạng, phong phú, không chỉ tập trung vào các môn vẫn được xem là “môn chính” như khoa học, ngôn ngữ, toán học mà còn có kịch nghệ, thủ công, hội họa, điêu khắc…"

Nền tảng tâm linh của giáo dục” là cuốn sách nổi tiếng của Rudolf Steiner.

Cuốn sách là một trong những bài giảng xuất sắc của Rudolf Steiner được đưa ra năm 1922 tại Đại học Mansfield, Oxford, Anh và thính giả là những người danh tiếng nhất mà Steiner từng thuyết giảng. Đó là hội nghị về “Giá trị tâm linh trong giáo dục và đời sống xã hội” với khoảng 200 người tham dự.

Rudolf Steiner cho rằng giáo dục là “lĩnh vực chính của cuộc sống mà chúng ta phải phát triển mối quan hệ tốt đẹp với tâm linh”.

Theo ông trẻ em đang phát triển là một con người gồm ba bộ phận là cơ thể, tâm hồn và tâm linh. Ở trẻ em, tâm linh gần gũi với cơ thể hơn ở người lớn. Thể chất được định hình bởi tâm linh, thể chất sẽ kết nối với thế giới thông qua các giác quan để củng cố tâm hồn của trẻ. Vì thế, giáo dục trẻ do đó không thể tách rời tâm linh. Kiến thức về tâm linh phải là kim chỉ nam cho quá trình giáo dục.


"Nền tảng tâm linh của giáo dục" do NXB Tri thức phát hành.

Trong “Nền tảng tâm linh của giáo dục”, Rudolf Steiner đưa ra những bài học như: Nền tảng tâm linh của giáo dục, Nhận thức tâm hồn và tâm linh, nhấn mạnh vai trò của tâm linh trong giáo dục của trẻ.

Đặc biệt, trong tác phẩm, Rudolf Steiner nhấn mạnh vai trò của giáo viên, đồng thời cho rằng giáo viên phải là người nghệ sĩ và việc dạy học thực chất là một nghệ thuật mà người giáo viên cần phải nắm vững và truyền cảm hứng cho học sinh. Điều này được thể hiện rất rõ trong các bài giảng: Nền tảng tâm linh của giáo dục thể chất, Nghệ thuật giáo dục trẻ nhỏ, Nghệ thuật giáo dục trẻ em từ 7 đến 15 tuổi và Giáo viên là người nghệ sĩ.

“Giáo viên cần có tâm trí cởi mở, sẵn sàng đón nhận kiến thức mới mỗi ngày và khuynh hướng có thể biến đổi tri thức tích lũy thành tiềm lực giúp tâm trí luôn rộng mở đón nhận cái mới. Điều này giúp con người khỏe mạnh, trẻ trung và năng động. Một trái tim cởi mở đón nhận những thay đổi trong cuộc sống - sự mới mẻ bất ngờ và tiếp diễn của cuộc sống - phải là bản chất và tâm tính cơ bản của một giáo viên trường Waldorf”.

Nếu các bậc phụ huynh, những người làm giáo dục quan tâm đến phương pháp giáo dục hiện đại đề cao sự tư duy, sáng tạo..., “Nền tảng tâm linh của giáo dục” là một cuốn sách bổ ích và thú vị

"Nền tảng tâm linh của giáo dục" do NXB Tri thức phát hành.


Mời độc giả xem video: 4 người ở TP. Sa Đéc tụ tập ăn nhậu bị phạt 60 triệu đồng. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top