Rợn người tập tục “sống” cùng người chết của bộ tộc ở Malaysia

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Tập tục "sống" cùng người chết của bộ tộc Toraja ở Malaysia có vẻ khá rùng rợn đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với người Toraja, đây là một tập tục truyền thống được thực hiện suốt hàng trăm năm.Theo truyền thống, một người sau khi qua đời sẽ được gia đình chuẩn bị hậu sự. Đầu tiên là họ tiến hành ướp xác thi hài người quá cố bằng dấm chua, lá trà.Ngày này, các thành viên bộ tộc Toraja sử dụng formaldehyde để tiêm vào tử thi nhằm giúp quá trình ướp xác diễn ra thuận tiện hơn. Nhờ vậy, thi hài người quá cố sẽ không bị phân hủy hay bốc mùi hôi thối khó chịu.Hàng ngày, các thành viên trong gia đình sẽ mang nước và thức ăn đến trước thi hài người quá cố.Không những vậy, gia đình còn trò chuyện hoặc chải tóc cho người quá cố. Những việc làm này được người Toraja thực hiện trong suốt một tháng cho đến một năm.Theo quan niệm của bộ tộc Toraja, tập tục này thể hiện lòng thành kính của các thành viên trong gia đình đối với người quá cố.Vì vậy, gia đình chăm sóc, trò chuyện với người quá cố hết sức ân cần và tỉ mỉ giống như khi họ còn sống.Sau khoảng thời gian dài "sống" cùng người quá cố, người Toraja sẽ thực hiện lễ an táng cho người chết để họ đến cõi vĩnh hằng.Không chỉ họ hàng của người chết, những thành viên khác trong bộ tộc Toraja cũng đến tham gia lễ an táng. Họ quan niệm, lễ an táng càng công phu và đầy đủ thì linh hồn người quá cố sẽ đến gần với thần linh hơn và được họ che chở.Vì vậy, người Toraja thường mổ nhiều trâu bò, lợn gà... làm cỗ mời họ hàng và các thành viên trong bộ tộc với mong muốn người quá cố sẽ đến vùng đất cực lạc, hưởng phúc cùng các vị thần. Mời độc giả xem video: Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.


Tập tục "sống" cùng người chết của bộ tộc Toraja ở Malaysia có vẻ khá rùng rợn đối với nhiều người. Tuy nhiên, đối với người Toraja, đây là một tập tục truyền thống được thực hiện suốt hàng trăm năm.


Theo truyền thống, một người sau khi qua đời sẽ được gia đình chuẩn bị hậu sự. Đầu tiên là họ tiến hành ướp xác thi hài người quá cố bằng dấm chua, lá trà.


Ngày này, các thành viên bộ tộc Toraja sử dụng formaldehyde để tiêm vào tử thi nhằm giúp quá trình ướp xác diễn ra thuận tiện hơn. Nhờ vậy, thi hài người quá cố sẽ không bị phân hủy hay bốc mùi hôi thối khó chịu.


Hàng ngày, các thành viên trong gia đình sẽ mang nước và thức ăn đến trước thi hài người quá cố.


Không những vậy, gia đình còn trò chuyện hoặc chải tóc cho người quá cố. Những việc làm này được người Toraja thực hiện trong suốt một tháng cho đến một năm.


Theo quan niệm của bộ tộc Toraja, tập tục này thể hiện lòng thành kính của các thành viên trong gia đình đối với người quá cố.


Vì vậy, gia đình chăm sóc, trò chuyện với người quá cố hết sức ân cần và tỉ mỉ giống như khi họ còn sống.


Sau khoảng thời gian dài "sống" cùng người quá cố, người Toraja sẽ thực hiện lễ an táng cho người chết để họ đến cõi vĩnh hằng.


Không chỉ họ hàng của người chết, những thành viên khác trong bộ tộc Toraja cũng đến tham gia lễ an táng. Họ quan niệm, lễ an táng càng công phu và đầy đủ thì linh hồn người quá cố sẽ đến gần với thần linh hơn và được họ che chở.


Vì vậy, người Toraja thường mổ nhiều trâu bò, lợn gà... làm cỗ mời họ hàng và các thành viên trong bộ tộc với mong muốn người quá cố sẽ đến vùng đất cực lạc, hưởng phúc cùng các vị thần.


Mời độc giả xem video: Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top