Phương tiện này chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin của giáo viên trong quá trình dạy học và là nguồn tri thức phong phú đa dạng, góp phần tạo biểu tượng, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học tập.
Theo PGS Nguyễn Mạnh Hưởng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), trong dạy học Lịch sử, kênh hình gồm tất cả những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, lược đồ, sơ đồ (graph), đồ thị, phim tài liệu.
Về công việc của giáo viên, PGS Nguyễn Mạnh Hưởng cho rằng: Trong dạy dạy học Lịch sử, khi giáo viên đánh giá học sinh các kĩ năng khai thác kênh hình phải mang tính toàn diện (óc quan sát, phát hiện nội dung thông tin, tư tưởng, thái độ và sử dụng thông tin trong học tập).
Mặt khác, giáo viên cũng có thể đánh các kĩ năng này ở mọi khâu trong quá trình dạy học, từ kiểm tra bài cũ, chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới đến tìm hiểu kiến thức mới và củng cố, ôn tập, kiểm tra.
Để hình thành, rèn luyện và đánh giá được các kĩ năng khai thác kênh hình lịch sử của học sinh, ngay từ đầu giáo viên phải biết thiết kế các dạng câu hỏi định hướng phù hợp với từng loại kênh hình.
Do đặc trưng của mỗi loại kênh hình, nên phương pháp khai thác, sử dụng và tiêu chí đánh giá cũng khác nhau. Ví như, để đánh giá học sinh các kĩ năng khai thác, sử dụng các loại tranh ảnh trong dạy học Lịch sử, giáo viên cần theo định hướng sau:
Loại kênh hình trong dạy học Lịch sử
Cách đặt câu hỏi tương ứng
Tiêu chí đánh giá kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình lịch sử
Tranh ảnh phản ánh công trình văn hóa, kiến trúc lịch sử
- Công trình được xây dựng vào thời điểm nào? Nhằm mục đích gì?
- Nét đặc sắc của công trình được thể hiện như thế nào?
- Em hãy cho biết những yếu tố lịch sử được phản ánh qua công trình.
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về giá trị lịch sử của công trình lịch sử này?
- HS biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Khai thác được nội dung, thông tin lịch sử phản ánh qua công trình (về mặt giá trị lịch sử, văn hóa,.)
- Biết nhận xét, đánh giá lịch sử qua kênh hình, hoặc liên hệ với những công trình khác.
Tranh ảnh là các chân dung nhân vật lịch sử
- Em biết gì về nhân vật lịch sử này?
- Ông/Bà có công lao, đóng góp gì cho lịch sử?
- Vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ/lấy tên nhân vật đặt cho các đường phố/trường học?
- Theo em, lịch sử sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật này?
- Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật lịch sử này?
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Nêu được những đặc điểm nối bật về nhân vật (tính cách, công lao, tội trạng đối với
lịch sử).
- HS nhận thức được nhân vật chính diện hay phản diện (theo quan điểm sử học mác-xít).
- Biết đánh giá, nhận xét nhân vật
Tranh ảnh là các biến cố lịch sử
- Bức hình được chụp vào thời khắc lịch sử nào?
- Nội dung (quan cảnh) của bức hình nói lên điều gì?
- Giá trị của bức ảnh lịch sử thể hiện ở điểm nào? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về ý nghĩa của sự kiện lịch sử trên.
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Miêu tả được quang cảnh của sự kiện lịch sử.
- Nhận thức được giá trị lịch sử của bức hình đem lại
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện
Tranh biếm họa, châm biếm
- Bức tranh biếm họa gửi cho chúng ta thông điệp lịch sử gì?
- Những yếu tố lịch sử nào được thể hiện qua sự châm biếm của bức tranh?
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về lịch sử bấy giờ được phản ánh qua tranh?
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Khai thác được những yếu tố lịch sử thể hiện qua bức tranh biếm họa, châm biếm.
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện, hiện tượng lịch sử qua tranh.
Các đoạn phim tài liệu về lịch sử
- Đoạn phim phản ánh sự kiện lịch sử gì?
- Hãy tóm tắt nội dung lịch sử được phản ánh qua đoạn phim tài liệu.
- Hãy cho biết các địa phương diễn ra cuộc khởi nghĩa, các mũi tấn công,...
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về ... (vai trò
lãnh đạo của Đảng, tinh thần chiến đấu...)
- Lịch sử Việt Nam/lịch sử nước Đức/lịch sử thế giới, sẽ như thế nào nếu ... ? (Chiến tranh thế giới thứ hai không nổ ra, không có Cách mạng tháng Tám 1945?,...)
- Khai thác được nội dung lịch sử qua đoạn phim
- Biết quan sát, nhận diện đúng thể loại phim tài liệu (về một biến cố lịch sử hay nền văn hóa
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện, hiện tượng lịch sử qua phim.
- Biểu hiện năng lực xúc cảm và biểu cảm với lích qua đoạn phim (tự hào, lên án, đồng cảm,.)
- Biết liên hệ kiến thức lịch sử của quá khứ với hiện tại.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Theo PGS Nguyễn Mạnh Hưởng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), trong dạy học Lịch sử, kênh hình gồm tất cả những ảnh chụp, tranh vẽ, hình vẽ, lược đồ, sơ đồ (graph), đồ thị, phim tài liệu.
Về công việc của giáo viên, PGS Nguyễn Mạnh Hưởng cho rằng: Trong dạy dạy học Lịch sử, khi giáo viên đánh giá học sinh các kĩ năng khai thác kênh hình phải mang tính toàn diện (óc quan sát, phát hiện nội dung thông tin, tư tưởng, thái độ và sử dụng thông tin trong học tập).
Mặt khác, giáo viên cũng có thể đánh các kĩ năng này ở mọi khâu trong quá trình dạy học, từ kiểm tra bài cũ, chuẩn bị cho học sinh nghiên cứu kiến thức mới đến tìm hiểu kiến thức mới và củng cố, ôn tập, kiểm tra.
Để hình thành, rèn luyện và đánh giá được các kĩ năng khai thác kênh hình lịch sử của học sinh, ngay từ đầu giáo viên phải biết thiết kế các dạng câu hỏi định hướng phù hợp với từng loại kênh hình.
Do đặc trưng của mỗi loại kênh hình, nên phương pháp khai thác, sử dụng và tiêu chí đánh giá cũng khác nhau. Ví như, để đánh giá học sinh các kĩ năng khai thác, sử dụng các loại tranh ảnh trong dạy học Lịch sử, giáo viên cần theo định hướng sau:
Loại kênh hình trong dạy học Lịch sử
Cách đặt câu hỏi tương ứng
Tiêu chí đánh giá kĩ năng khai thác và sử dụng kênh hình lịch sử
Tranh ảnh phản ánh công trình văn hóa, kiến trúc lịch sử
- Công trình được xây dựng vào thời điểm nào? Nhằm mục đích gì?
- Nét đặc sắc của công trình được thể hiện như thế nào?
- Em hãy cho biết những yếu tố lịch sử được phản ánh qua công trình.
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về giá trị lịch sử của công trình lịch sử này?
- HS biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Khai thác được nội dung, thông tin lịch sử phản ánh qua công trình (về mặt giá trị lịch sử, văn hóa,.)
- Biết nhận xét, đánh giá lịch sử qua kênh hình, hoặc liên hệ với những công trình khác.
Tranh ảnh là các chân dung nhân vật lịch sử
- Em biết gì về nhân vật lịch sử này?
- Ông/Bà có công lao, đóng góp gì cho lịch sử?
- Vì sao nhân dân ta lại lập đền thờ/lấy tên nhân vật đặt cho các đường phố/trường học?
- Theo em, lịch sử sẽ như thế nào nếu không xuất hiện nhân vật này?
- Em có nhận xét, đánh giá gì về nhân vật lịch sử này?
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Nêu được những đặc điểm nối bật về nhân vật (tính cách, công lao, tội trạng đối với
lịch sử).
- HS nhận thức được nhân vật chính diện hay phản diện (theo quan điểm sử học mác-xít).
- Biết đánh giá, nhận xét nhân vật
Tranh ảnh là các biến cố lịch sử
- Bức hình được chụp vào thời khắc lịch sử nào?
- Nội dung (quan cảnh) của bức hình nói lên điều gì?
- Giá trị của bức ảnh lịch sử thể hiện ở điểm nào? Vì sao?
- Em có nhận xét gì về ý nghĩa của sự kiện lịch sử trên.
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Miêu tả được quang cảnh của sự kiện lịch sử.
- Nhận thức được giá trị lịch sử của bức hình đem lại
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện
Tranh biếm họa, châm biếm
- Bức tranh biếm họa gửi cho chúng ta thông điệp lịch sử gì?
- Những yếu tố lịch sử nào được thể hiện qua sự châm biếm của bức tranh?
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về lịch sử bấy giờ được phản ánh qua tranh?
- Biết quan sát, nhận diện đúng loại tranh ảnh lịch sử.
- Khai thác được những yếu tố lịch sử thể hiện qua bức tranh biếm họa, châm biếm.
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện, hiện tượng lịch sử qua tranh.
Các đoạn phim tài liệu về lịch sử
- Đoạn phim phản ánh sự kiện lịch sử gì?
- Hãy tóm tắt nội dung lịch sử được phản ánh qua đoạn phim tài liệu.
- Hãy cho biết các địa phương diễn ra cuộc khởi nghĩa, các mũi tấn công,...
- Em có suy nghĩ, nhận xét gì về ... (vai trò
lãnh đạo của Đảng, tinh thần chiến đấu...)
- Lịch sử Việt Nam/lịch sử nước Đức/lịch sử thế giới, sẽ như thế nào nếu ... ? (Chiến tranh thế giới thứ hai không nổ ra, không có Cách mạng tháng Tám 1945?,...)
- Khai thác được nội dung lịch sử qua đoạn phim
- Biết quan sát, nhận diện đúng thể loại phim tài liệu (về một biến cố lịch sử hay nền văn hóa
- Biết đánh giá, nhận xét sự kiện, hiện tượng lịch sử qua phim.
- Biểu hiện năng lực xúc cảm và biểu cảm với lích qua đoạn phim (tự hào, lên án, đồng cảm,.)
- Biết liên hệ kiến thức lịch sử của quá khứ với hiện tại.
Nguồn: giaoducthoidai.vn