Đạo đức nhà giáo có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, kết quả giáo dục và nâng cao vị thế nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian gần đây có một số vụ việc xảy ra liên quan đến đạo đức nhà giáo. Nhiều người cho rằng, đó là vì áp lực công việc. Tuy nhiên, cô Lan không đồng tình với cách giải thích này.
Cô cho rằng, đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, đều có áp lực riêng. Nhưng với nhà giáo thì áp lực này giúp tạo động lực cho giáo viên nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Còn đánh học sinh là do giáo viên không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, thiếu kỹ năng ứng xử sư phạm nên dẫn đến hành vi đó.
Từ thực tiễn, cô Lan cho rằng, rấ cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề về bồi dưỡng đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm. Nhưng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm còn quan trọng hơn.
Theo cô Lan, mỗi giáo viên sẽ có những cách ứng xử khác nhau. Sự sáng tạo để xử lý tình huống một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh.
Các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò noi theo và để làm tròn sứ mệnh cao cả “trồng người”, mỗi nhà giáo phải luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.
“Nhiều giáo viên hay quát mắng học sinh, nhưng theo tôi, đó là cách giáo dục không phù hợp. Trong giờ học, luôn có một quy ước ngầm mà cô và trò phải thực hiện nghiêm đó là: “Thầy cô gương mẫu – học trò chăm ngoan” – Lan trao đổi, đồng thời nhấn mạnh:
Mỗi thầy cô giáo sẽ tấm gương để học sinh noi theo và thực hiện tốt quy ước đó. Việc quát mắng học sinh cho thấy, thầy cô đã thất bại trong phương pháp giáo dục. Thầy cô cần đặt mình vài vị trí của học sinh để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em. Khi đó, giáo viên sẽ có những phương pháp giáo dục phù hợp mà không cần phải quát mắng nhưng vẫn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
"Tại Trường THPT Sơn Tây, chúng tôi đã triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong cơ quan cũng như nơi công cộng do thành phố ban hành. Giáo viên là viên chức cũng thực hiện các quy định đó. Khi trở thành giáo viên bản thân mỗi nhà giáo đã tự ý thức được đạo đức nghề nghiệp mà mình phải thực hiện. Nhà trường luôn chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong công tác dạy - học và các hoạt động giáo dục khác" - cô Lương Quỳnh Lan.
Minh Phong (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Thời gian gần đây có một số vụ việc xảy ra liên quan đến đạo đức nhà giáo. Nhiều người cho rằng, đó là vì áp lực công việc. Tuy nhiên, cô Lan không đồng tình với cách giải thích này.
Cô cho rằng, đối với bất cứ ngành nghề nào cũng vậy, đều có áp lực riêng. Nhưng với nhà giáo thì áp lực này giúp tạo động lực cho giáo viên nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Còn đánh học sinh là do giáo viên không kiềm chế được cảm xúc của bản thân, thiếu kỹ năng ứng xử sư phạm nên dẫn đến hành vi đó.
Từ thực tiễn, cô Lan cho rằng, rấ cần tổ chức sinh hoạt chuyên đề về bồi dưỡng đạo đức nhà giáo nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm. Nhưng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực ứng xử sư phạm còn quan trọng hơn.
Theo cô Lan, mỗi giáo viên sẽ có những cách ứng xử khác nhau. Sự sáng tạo để xử lý tình huống một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh.
Các thầy, cô giáo phải thực sự là tấm gương sáng để mọi thế hệ học trò noi theo và để làm tròn sứ mệnh cao cả “trồng người”, mỗi nhà giáo phải luôn tu dưỡng phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng với sự tôn vinh và niềm tin yêu của xã hội.
“Nhiều giáo viên hay quát mắng học sinh, nhưng theo tôi, đó là cách giáo dục không phù hợp. Trong giờ học, luôn có một quy ước ngầm mà cô và trò phải thực hiện nghiêm đó là: “Thầy cô gương mẫu – học trò chăm ngoan” – Lan trao đổi, đồng thời nhấn mạnh:
Mỗi thầy cô giáo sẽ tấm gương để học sinh noi theo và thực hiện tốt quy ước đó. Việc quát mắng học sinh cho thấy, thầy cô đã thất bại trong phương pháp giáo dục. Thầy cô cần đặt mình vài vị trí của học sinh để hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng của các em. Khi đó, giáo viên sẽ có những phương pháp giáo dục phù hợp mà không cần phải quát mắng nhưng vẫn đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.
"Tại Trường THPT Sơn Tây, chúng tôi đã triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử trong cơ quan cũng như nơi công cộng do thành phố ban hành. Giáo viên là viên chức cũng thực hiện các quy định đó. Khi trở thành giáo viên bản thân mỗi nhà giáo đã tự ý thức được đạo đức nghề nghiệp mà mình phải thực hiện. Nhà trường luôn chú trọng việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong công tác dạy - học và các hoạt động giáo dục khác" - cô Lương Quỳnh Lan.
Minh Phong (ghi)
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại