Các hoạt động trải nghiệm phải gắn với chủ đề học tập
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp thầy và trò được thực học, thực hành và thực nghiệm.
Cô Trần Thị Thùy Dung
Theo cô Dung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (Đoàn hội đội, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân...
Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.
Cô Dung cho biết, tại thành phố Lào Cai, hoạt động trải nghiệm được các nhà trường và các thầy, cô giáo cùng các em học sinh thực hiện rất hiệu quả và tạo được ấn tượng tốt đẹp.
Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động để từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và ngoài cuộc sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản; các kỹ năng xã hội…
Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm phải gắn với chủ đề học tập, từng nội dung bài học, tích hợp được nội dung giáo dục các môn.
Các mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo cô Dung, một số lĩnh vực có thể lựa chọn để tổ chức hoạt động trải nghiệm đó là: Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu hóa, tham quan, dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, lao động công ích, hoạt động nhân đạo…
Cô Dung nhấn mạnh, để thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần tiến hành các bước sau: Nhà trường phải dự kiến được thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm ngay từ đầu năm học thể hiện trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, đảm bảo tính hệ thống từ nhà trường đến các tổ chuyên môn.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động phải được đưa ra thảo luận, thống nhất và tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trước khi tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm.
Kế hoạch tổ chức thực hiện phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung học tập trải nghiệm, học tập; thời gian, địa điểm cụ thể và thể hiện rõ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Các hoạt động được tổ chức thiết thực, ý nghĩa, an toàn và tiết kiệm, không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm.
Đối với các trường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thì kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm yêu cầu gắn với thực tiễn đảm bảo cho học sinh hiểu rõ về địa phương mình trước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm ngoài tỉnh. Kiểm soát tốt việc học tập của học sinh qua hoạt động trải nghiệm.
Đối với những học sinh không có điều kiện tham gia trải nghiệm: Tùy vào số lượng học sinh, nhà trường có thể huy động sự ủng hộ của các tổ chức, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường để đảm bảo huy động tối đa các em học sinh được tham gia trải nghiệm.
Trong trường hợp điều kiện không cho phép, nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng bù đắp nội dung học tập phù hợp cho học sinh. Một nội dung cốt lõi của hoạt động trải nghiệm cho các trường là:
Cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, sử không gian trường học, lớp học tất cả đều là đồ dụng học tập, giáo dục thiết thực và hữu ích, mở rộng không gian lớp học, tăng cường lớp học ngoài nhà trường.
Cô Dung dẫn giải: Để tăng cường tiếng Anh với người nước ngoài, học sinh của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân còn đóng vai là người bán hàng, tập làm hướng dẫn viên tại khu vực ga Lào Cai để được đối thoại với khách. Học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đi Sa Pa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với khách du lịch là người ngoại quốc.
Ngoài ra, phòng GD&ĐT có thể chỉ đạo xây dựng các mô hình trường học để các đơn vị đến tham gia trải nghiệm. Đơn cử như ở thành phố Lào Cai, đã xây dựng các mô hình như: Trường học bốn mùa xanh.
Theo đó, học sinh và giáo viên các trường đến để tổ chức các tiết học về chủ đề nông nghiệp, đăng kí trồng rau và hoa. Định kì các trường chăm sóc và thu hoạch.
Hoặc mô hình trường học kết nối với cộng đồng. Ở mô hình này, học sinh được tham gia “ngày học ý nghĩa”. Các em sẽ ăn, ở sinh hoạt với các bạn tại một trường.
Lên lớp học cùng về nhà, cùng làm việc và sinh hoạt theo hình thức “học lẫn nhau”. Chẳng hạn như: Cùng đi nhặt cỏ, đi cấy, đi chăn trâu… Tất cả những hoạt động đó đều là nội dung học tập được các thầy cô tích hợp liên môn mang lại hiệu quả rõ rệt trong giáo dục.
“Có thể khẳng định, việc đưa môn học hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp thầy và trò được thực học, thực hành và thực nghiệm.
Cô Trần Thị Thùy Dung
Theo cô Dung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo gồm 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động tự chủ (thích ứng, tự chủ, tổ chức sự kiện, sáng tạo độc lập...); Hoạt động câu lạc bộ (Đoàn hội đội, văn hóa nghệ thuật, thể thao, thực tập siêng năng...); Hoạt động tình nguyện (chia sẻ quan tâm tới hàng xóm láng giềng và những người xung quanh, bảo vệ môi trường); Hoạt động định hướng (tìm hiểu thông tin về hướng phát triển tương lai, tìm hiểu bản thân...
Có thể lựa chọn và tổ chức thực hiện một cách linh động sao cho phù hợp với đặc điểm của học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện xã hội của địa phương.
Cô Dung cho biết, tại thành phố Lào Cai, hoạt động trải nghiệm được các nhà trường và các thầy, cô giáo cùng các em học sinh thực hiện rất hiệu quả và tạo được ấn tượng tốt đẹp.
Để thực hiện được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nhà trường phải xác định rõ mục tiêu của hoạt động để từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động.
Qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, nhằm hình thành những thói quen tự phục vụ, kỹ năng học tập, kỹ năng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra ở trường, ở nhà và ngoài cuộc sống, kỹ năng giao tiếp cơ bản; các kỹ năng xã hội…
Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm phải gắn với chủ đề học tập, từng nội dung bài học, tích hợp được nội dung giáo dục các môn.
Các mô hình hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Theo cô Dung, một số lĩnh vực có thể lựa chọn để tổ chức hoạt động trải nghiệm đó là: Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu hóa, tham quan, dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt động giao lưu, hoạt động chiến dịch, lao động công ích, hoạt động nhân đạo…
Cô Dung nhấn mạnh, để thực hiện các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, cần tiến hành các bước sau: Nhà trường phải dự kiến được thời gian tổ chức hoạt động trải nghiệm ngay từ đầu năm học thể hiện trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, đảm bảo tính hệ thống từ nhà trường đến các tổ chuyên môn.
Kế hoạch tổ chức các hoạt động phải được đưa ra thảo luận, thống nhất và tạo được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh trước khi tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm.
Kế hoạch tổ chức thực hiện phải nêu rõ mục đích, yêu cầu, nội dung học tập trải nghiệm, học tập; thời gian, địa điểm cụ thể và thể hiện rõ phương án, biện pháp đảm bảo an toàn cho cán bộ giáo viên và học sinh.
Các hoạt động được tổ chức thiết thực, ý nghĩa, an toàn và tiết kiệm, không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm.
Đối với các trường tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thì kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm yêu cầu gắn với thực tiễn đảm bảo cho học sinh hiểu rõ về địa phương mình trước khi tổ chức tham quan, trải nghiệm ngoài tỉnh. Kiểm soát tốt việc học tập của học sinh qua hoạt động trải nghiệm.
Đối với những học sinh không có điều kiện tham gia trải nghiệm: Tùy vào số lượng học sinh, nhà trường có thể huy động sự ủng hộ của các tổ chức, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường để đảm bảo huy động tối đa các em học sinh được tham gia trải nghiệm.
Trong trường hợp điều kiện không cho phép, nhà trường phải có kế hoạch bồi dưỡng bù đắp nội dung học tập phù hợp cho học sinh. Một nội dung cốt lõi của hoạt động trải nghiệm cho các trường là:
Cần tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có, sử không gian trường học, lớp học tất cả đều là đồ dụng học tập, giáo dục thiết thực và hữu ích, mở rộng không gian lớp học, tăng cường lớp học ngoài nhà trường.
Cô Dung dẫn giải: Để tăng cường tiếng Anh với người nước ngoài, học sinh của trường Tiểu học Lê Ngọc Hân còn đóng vai là người bán hàng, tập làm hướng dẫn viên tại khu vực ga Lào Cai để được đối thoại với khách. Học sinh trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ đi Sa Pa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với khách du lịch là người ngoại quốc.
Ngoài ra, phòng GD&ĐT có thể chỉ đạo xây dựng các mô hình trường học để các đơn vị đến tham gia trải nghiệm. Đơn cử như ở thành phố Lào Cai, đã xây dựng các mô hình như: Trường học bốn mùa xanh.
Theo đó, học sinh và giáo viên các trường đến để tổ chức các tiết học về chủ đề nông nghiệp, đăng kí trồng rau và hoa. Định kì các trường chăm sóc và thu hoạch.
Hoặc mô hình trường học kết nối với cộng đồng. Ở mô hình này, học sinh được tham gia “ngày học ý nghĩa”. Các em sẽ ăn, ở sinh hoạt với các bạn tại một trường.
Lên lớp học cùng về nhà, cùng làm việc và sinh hoạt theo hình thức “học lẫn nhau”. Chẳng hạn như: Cùng đi nhặt cỏ, đi cấy, đi chăn trâu… Tất cả những hoạt động đó đều là nội dung học tập được các thầy cô tích hợp liên môn mang lại hiệu quả rõ rệt trong giáo dục.
“Có thể khẳng định, việc đưa môn học hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình giáo dục phổ thông phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT theo Nghị quyết 29.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại