Tránh cứng nhắc, lạm dụng quá nhiều phương pháp
Chia sẻ về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Mận - Trường THCS Đoàn Kết (Thanh Miện, Hải Dương) – cho rằng: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học khô khan, cứng nhắc, chắc chắn học sinh sẽ khó hiểu, có em còn hoang mang, sợ hãi mà không liên hệ được.
Những phương pháp thường được kết hợp vận dụng trong khi giảng dạy Giáo dục công dân được cô Nguyễn Thị Mận đưa ra là: Đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, sử dụng kênh hình, thuyết trình, thực hành…
Nhấn mạnh giáo viên không thể sử dụng đồng thời một lúc nhiều phương pháp, cũng không máy móc trong từng bài, cô Nguyễn Thị Mận đưa ví dụ:
Ở học kì I, học sinh được học các chuẩn mực đạo đức như: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; siêng năng, kiên trì; tiết kiệm; lễ độ; tôn trọng kỉ luật; biết ơn… Giáo viên sử dụng được rất nhiều phương pháp. Riêng phương pháp thuyết trình nên hạn chế sử dụng. Vì đây là những nội dung gần gũi với các em cho nên không nên sa vào giải thích, giảng giải nhiều, sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thông qua phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm hay đóng vai. Những phương pháp này sẽ giúp các em tiếp thu được kiến thức và nhận thức rõ hành vi đúng sai và định hướng hành động cụ thể cho bản thân.
Cụ thể, với bài “Tiết kiệm”, đây là một phẩm chất đạo đức rất gần gũi với học sinh, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Việc liên hệ với thực tế của học sinh cũng dễ dàng hơn. Ở phần Phân tích truyện đọc, có thể sử dụng phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm sẽ đạt được hiệu quả.
Ở học kì II, học sinh bước đầu tiếp cận với các chuẩn mực pháp luật như: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Quyền và nghĩ vụ học tập…
Mặc dù những kiến thức này không mấy xa lạ nhưng đó là những quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản luật, các em khó nhận biết hoặc hiểu không cặn kẽ nên cô Nguyễn Thị Mận cho rằng, ngoài các phương pháp tích cực đã được sử dụng trong khi dạy các chuẩn mực đạo đức, giáo viên cần sử dụng phương pháp thuyết trình một cách linh hoạt.
Thuyết trình đi kèm với các hình ảnh, các tình huống trực quan sinh động sẽ giúp các em hiểu bài hơn, việc liên hệ thực tế cũng nhịp nhàng không đơn điệu, nhàm chán.
Ví dụ với bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đây là một bài có nội dung khó, học sinh khó nắm bắt, ngoài những phương pháp tích cực như trực quan, vấn đáp, …, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình để cung cấp cho học sinh về: Thời gian, ý nghĩa ra đời của công ước và việc Việt Nam tham gia kí công ước; nội dung của công ước.
Từ việc hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của công ước, học sinh sẽ liên hệ được mình đã được hưởng những quyền gì theo công ước, ai là người đảm bảo những quyền đó cho mình; mình cần làm những gì để thực hiện tốt Công ước… Việc thực hiện Công ước ở địa phương và các địa phương khác và một số quốc gia khác…
Chuẩn bị phương tiện dạy học trực quan
Những phương tiện, những đồ dùng trực quan, đặc biệt là phương tiện dạy học hiện đại sẽ giúp cho quá trình dạy học linh hoạt và hiệu quả hơn. Môn Giáo dục công dân thường sử dụng tranh minh họa, bảng phụ, đoạn clip ngắn thay thế bằng máy chiếu, các phiếu học tập.
“Trong các tiết dạy, giáo viên cần đầu tư để sử dụng máy chiếu vì nó có thể thay thế cho tranh ảnh, bảng phụ, thậm chí cả các phiếu học tập. Hiệu quả mà các phương tiện dạy học và máy chiếu đem lại trong mỗi giờ học Giáo dục công dân không ai có thể phủ nhận.
Có rất nhiều tình huống, học sinh không liên hệ được hoặc còn lúng túng, giáo viên chiếu các gợi ý bằng lời, bằng hình ảnh, đoạn phim, các tình huống khi ấy học sinh sẽ liên hệ được với bản thân và người xung quanh thông qua quan sát hay giải quyết các tình huống.
Các phương tiện dạy học cũng có thể giúp giáo viên truyền tải những nội dung lí thuyết khó, trừu tượng, khô khan một cách sinh động. Từ đó kích thích tư duy trực quan của các em, giúp các em nhận thức dễ dàng, việc liên hệ hay định hướng hành động cho mình và những người xung quanh cũng đơn giản hơn” – cô Nguyễn Thị Mận chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Chia sẻ về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân, cô Nguyễn Thị Mận - Trường THCS Đoàn Kết (Thanh Miện, Hải Dương) – cho rằng: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học khô khan, cứng nhắc, chắc chắn học sinh sẽ khó hiểu, có em còn hoang mang, sợ hãi mà không liên hệ được.
Những phương pháp thường được kết hợp vận dụng trong khi giảng dạy Giáo dục công dân được cô Nguyễn Thị Mận đưa ra là: Đàm thoại, đóng vai, thảo luận nhóm, sử dụng kênh hình, thuyết trình, thực hành…
Nhấn mạnh giáo viên không thể sử dụng đồng thời một lúc nhiều phương pháp, cũng không máy móc trong từng bài, cô Nguyễn Thị Mận đưa ví dụ:
Ở học kì I, học sinh được học các chuẩn mực đạo đức như: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; siêng năng, kiên trì; tiết kiệm; lễ độ; tôn trọng kỉ luật; biết ơn… Giáo viên sử dụng được rất nhiều phương pháp. Riêng phương pháp thuyết trình nên hạn chế sử dụng. Vì đây là những nội dung gần gũi với các em cho nên không nên sa vào giải thích, giảng giải nhiều, sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Giáo viên cần cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học và liên hệ thông qua phương pháp đàm thoại, thảo luận nhóm hay đóng vai. Những phương pháp này sẽ giúp các em tiếp thu được kiến thức và nhận thức rõ hành vi đúng sai và định hướng hành động cụ thể cho bản thân.
Cụ thể, với bài “Tiết kiệm”, đây là một phẩm chất đạo đức rất gần gũi với học sinh, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Việc liên hệ với thực tế của học sinh cũng dễ dàng hơn. Ở phần Phân tích truyện đọc, có thể sử dụng phương pháp đàm thoại và thảo luận nhóm sẽ đạt được hiệu quả.
Ở học kì II, học sinh bước đầu tiếp cận với các chuẩn mực pháp luật như: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thực hiện trật tự an toàn giao thông; Quyền và nghĩ vụ học tập…
Mặc dù những kiến thức này không mấy xa lạ nhưng đó là những quy phạm pháp luật được quy định trong các văn bản luật, các em khó nhận biết hoặc hiểu không cặn kẽ nên cô Nguyễn Thị Mận cho rằng, ngoài các phương pháp tích cực đã được sử dụng trong khi dạy các chuẩn mực đạo đức, giáo viên cần sử dụng phương pháp thuyết trình một cách linh hoạt.
Thuyết trình đi kèm với các hình ảnh, các tình huống trực quan sinh động sẽ giúp các em hiểu bài hơn, việc liên hệ thực tế cũng nhịp nhàng không đơn điệu, nhàm chán.
Ví dụ với bài 12: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em, đây là một bài có nội dung khó, học sinh khó nắm bắt, ngoài những phương pháp tích cực như trực quan, vấn đáp, …, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình để cung cấp cho học sinh về: Thời gian, ý nghĩa ra đời của công ước và việc Việt Nam tham gia kí công ước; nội dung của công ước.
Từ việc hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của công ước, học sinh sẽ liên hệ được mình đã được hưởng những quyền gì theo công ước, ai là người đảm bảo những quyền đó cho mình; mình cần làm những gì để thực hiện tốt Công ước… Việc thực hiện Công ước ở địa phương và các địa phương khác và một số quốc gia khác…
Chuẩn bị phương tiện dạy học trực quan
Những phương tiện, những đồ dùng trực quan, đặc biệt là phương tiện dạy học hiện đại sẽ giúp cho quá trình dạy học linh hoạt và hiệu quả hơn. Môn Giáo dục công dân thường sử dụng tranh minh họa, bảng phụ, đoạn clip ngắn thay thế bằng máy chiếu, các phiếu học tập.
“Trong các tiết dạy, giáo viên cần đầu tư để sử dụng máy chiếu vì nó có thể thay thế cho tranh ảnh, bảng phụ, thậm chí cả các phiếu học tập. Hiệu quả mà các phương tiện dạy học và máy chiếu đem lại trong mỗi giờ học Giáo dục công dân không ai có thể phủ nhận.
Có rất nhiều tình huống, học sinh không liên hệ được hoặc còn lúng túng, giáo viên chiếu các gợi ý bằng lời, bằng hình ảnh, đoạn phim, các tình huống khi ấy học sinh sẽ liên hệ được với bản thân và người xung quanh thông qua quan sát hay giải quyết các tình huống.
Các phương tiện dạy học cũng có thể giúp giáo viên truyền tải những nội dung lí thuyết khó, trừu tượng, khô khan một cách sinh động. Từ đó kích thích tư duy trực quan của các em, giúp các em nhận thức dễ dàng, việc liên hệ hay định hướng hành động cho mình và những người xung quanh cũng đơn giản hơn” – cô Nguyễn Thị Mận chia sẻ.
Nguồn: giaoducthoidai.vn