GD&TĐ - Trong môn Hoá học, phần bài tập có một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng: Khối lượng, thể tích, số mol...
Giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài.
Một số lưu ý chung
Thầy Nguyễn Quang Nam - giáo viên Trường THPT Hoằng Hóa 4 (Thanh Hóa) - cho rằng: Để giải được bài tập, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững tính chất hoá học của các đơn chất, hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, mà còn biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học.
Để giải nhanh được một bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học, bước đầu tiên, học sinh phải viết được chính xác phương trình hoá học rồi mới tới các bước tiếp theo; nếu viết phương trình sai, việc tính toán của học sinh trở nên vô nghĩa.
Đối với những bài tập đơn giản, học sinh thường đi theo mô hình đơn giản như: Viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất; sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài.
Nhưng đối với nhiều dạng bài tập, nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường giải sai, ví dụ dạng bài tập như thủy phân peptit và protein.
Giải nhanh toán thủy phân peptit và protein
Theo thầy Nguyễn Quang Nam, thủy phân peptit và protein là loại toán lạ và khó, nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi đại học và cao đẳng gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho học sinh.
Với dạng toán này, để viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải hiểu được bản chất của phản ứng; nghĩa là phản ứng diễn ra trong điều kiện nào, có sự tham gia của môi trường hay không.
Điều khó với học sinh là phải biết xác định xem phản ứng thủy phân xảy ra thì tạo ra những sản phẩm nào, từ đó mới viết được phương trình hoá học chính xác.
Mặt khác, kỹ năng giải toán hoá học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hoá học của chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một bài toán, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học.
Do đó, để hình thành được kỹ năng giải nhanh bài tập thủy phân peptit và protein, ngoài giúp học sinh nắm được bản chất của phản ứng, giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp giải nhanh; bên cạnh đó rèn luyện tư duy định hướng cho học sinh khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
Các bước giải nhanh
Thầy Nguyễn Quang Nam cho biết: Trong các loại aminoaxit thì chỉ có loại α-amino axit mới là đơn phân cấu tạo nên peptit và protein.
Trong phân tử peptit hay protein, liên kết peptit là mối liên kết yếu nhất, dễ bị đứt dẫn đến tính chất cơ bản nhất của peptit và protein là phản ứng thủy phân trong môi trường axit và bazơ.
Để giải nhanh được các bài tập thủy phân peptit và protein cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đặt công thức tổng quát cho peptit
Giả sử đơn phân cấu tạo nên peptit chức một nhóm NH2 và một nhóm COOH có công thức là: NH2-R-COOH thì công thức tổng quát của peptit là [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O. Nếu α-amino axit là no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH thì có công thức tổng quát là: [CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O (Với n là số gốc α-amino axit cấu tạo nên peptit).
Bước 2: Viết phương trình phản ứng thủy phân
Phương trình phản ứng thủy phân hoàn toàn:
Thầy Nguyễn Quang Nam lưu ý: Dựa vào phương trình thủy phân để tìm mối quan hệ số mol của các chất trong một phương trình phản ứng để xác định số mol hoặc loại peptit.
Khối lượng mol của n-peptit = α-amino axit×n - 18(n-1). Đốt cháy peptit tạo ra từ α-amino axit no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH theo phương trình tổng quát sau:
[CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O + (3a.n-1,5n)/2 O2 → a.n CO2 +(2a.n-n+2)/2 H2O + n/2 N2
Nguồn: giaoducthoidai.vn
Giải bài tập sẽ giúp học sinh được củng cố kiến thức lí thuyết đã được học vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài.
Một số lưu ý chung
Thầy Nguyễn Quang Nam - giáo viên Trường THPT Hoằng Hóa 4 (Thanh Hóa) - cho rằng: Để giải được bài tập, đòi hỏi học sinh không chỉ nắm vững tính chất hoá học của các đơn chất, hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, mà còn biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học.
Để giải nhanh được một bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học, bước đầu tiên, học sinh phải viết được chính xác phương trình hoá học rồi mới tới các bước tiếp theo; nếu viết phương trình sai, việc tính toán của học sinh trở nên vô nghĩa.
Đối với những bài tập đơn giản, học sinh thường đi theo mô hình đơn giản như: Viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất; sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài.
Nhưng đối với nhiều dạng bài tập, nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường giải sai, ví dụ dạng bài tập như thủy phân peptit và protein.
Giải nhanh toán thủy phân peptit và protein
Theo thầy Nguyễn Quang Nam, thủy phân peptit và protein là loại toán lạ và khó, nhưng trong một vài năm gần đây dạng toán này thường xuất hiện trong các kỳ thi đại học và cao đẳng gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho học sinh.
Với dạng toán này, để viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải hiểu được bản chất của phản ứng; nghĩa là phản ứng diễn ra trong điều kiện nào, có sự tham gia của môi trường hay không.
Điều khó với học sinh là phải biết xác định xem phản ứng thủy phân xảy ra thì tạo ra những sản phẩm nào, từ đó mới viết được phương trình hoá học chính xác.
Mặt khác, kỹ năng giải toán hoá học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hoá học của chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập.
Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một bài toán, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học.
Do đó, để hình thành được kỹ năng giải nhanh bài tập thủy phân peptit và protein, ngoài giúp học sinh nắm được bản chất của phản ứng, giáo viên phải hình thành cho học sinh một phương pháp giải nhanh; bên cạnh đó rèn luyện tư duy định hướng cho học sinh khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
Các bước giải nhanh
Thầy Nguyễn Quang Nam cho biết: Trong các loại aminoaxit thì chỉ có loại α-amino axit mới là đơn phân cấu tạo nên peptit và protein.
Trong phân tử peptit hay protein, liên kết peptit là mối liên kết yếu nhất, dễ bị đứt dẫn đến tính chất cơ bản nhất của peptit và protein là phản ứng thủy phân trong môi trường axit và bazơ.
Để giải nhanh được các bài tập thủy phân peptit và protein cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Đặt công thức tổng quát cho peptit
Giả sử đơn phân cấu tạo nên peptit chức một nhóm NH2 và một nhóm COOH có công thức là: NH2-R-COOH thì công thức tổng quát của peptit là [NH2-R-COOH]n(1-n)H2O. Nếu α-amino axit là no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH thì có công thức tổng quát là: [CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O (Với n là số gốc α-amino axit cấu tạo nên peptit).
Bước 2: Viết phương trình phản ứng thủy phân
Phương trình phản ứng thủy phân hoàn toàn:
Thầy Nguyễn Quang Nam lưu ý: Dựa vào phương trình thủy phân để tìm mối quan hệ số mol của các chất trong một phương trình phản ứng để xác định số mol hoặc loại peptit.
Khối lượng mol của n-peptit = α-amino axit×n - 18(n-1). Đốt cháy peptit tạo ra từ α-amino axit no, mạch hở chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH theo phương trình tổng quát sau:
[CaH2a+1O2N]n(1-n)H2O + (3a.n-1,5n)/2 O2 → a.n CO2 +(2a.n-n+2)/2 H2O + n/2 N2
Nguồn: giaoducthoidai.vn