Thứ hai, 14/6/2010, 17:56 GMT+7
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa bay tới Australia hôm nay để thu hồi tàu vũ trụ vừa trở về trái đất sau khi đáp lên một thiên thạch.
Hình minh họa tàu Hayabusa lấy mẫu đất, đá trên thiên thạch Itokawa. Ảnh: AP.Tàu vũ trụ Hayabusa trở về trái đất tối qua sau cuộc hành trình kéo dài 7 năm với quãng đường lên tới 6 tỷ km. Đây là lần đầu tiên một tàu vũ trụ hạ cánh thành công lên một thiên thạch và trở về địa cầu.
AP cho biết, hai máy bay trực thăng đưa các nhà khoa học tới vị trí hạ cánh của tàu Hayabusa tại một khu vực quân sự cách thành phố Adelaide khoảng 485 km về phía tây bắc. Các nhà khoa học hy vọng những mẫu bụi mà tàu mang về sẽ cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Seiichi Sakamoto, một nhà khoa học của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAEA), nói rằng hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch trở về của Hayabusa bị hoãn tới ba năm. JAEA phóng Hayabusa từ năm 2003 và theo kế hoạch nó phải trở về từ năm 2007.
“Hành trình trở về của tàu Hayabusa là một thách thức cực lớn về kỹ thuật. Chúng tôi đã làm mọi thứ để vượt qua từng khó khăn”, Sakamoto nói.
JAEA đã chi 200 triệu USD cho dự án chế tạo tàu Hayabusa. Mục đích của dự án là tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Theo AP, các nhà khoa học sẽ phải mất nhiều giờ để thu hồi tàu vũ trụ và lấy các mẫu đất. Sau đó họ sẽ đưa chúng về Nhật Bản để nghiên cứu.
Hayabusa tới một thiên thạch có tên Itokawa – có độ dài 500 m - vào năm 2005. Sau khi chụp ảnh thiên thạch từ mọi góc độ, Hayabusa hạ cánh lên đó hai lần.
Theo kế hoạch, tàu Hayabusa phải bắn một viên đạn vào bề mặt thiên thạch để làm đất, đá bắn lên một ống dài. Từ ống này đất, đá được hút vào một thùng chứa trên tàu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc rằng viên đạn đã được bắn ra. Họ cho rằng khi ống tiếp xúc với bề mặt thiên thạch, vật chất trên đó vẫn bắn ra và chui vào thùng chứa. Nhờ đó mà tàu vẫn lấy được mẫu đất, đá.
Sakamoto nói mọi mẫu đất, đá từ một thiên thạch bất kỳ - thành phần tạo nên các hành tinh – đều có thể giúp con người tìm hiểu về nguồn gốc của trái đất. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu có thể giúp họ biết thời điểm và cách thức mà thiên thạch hình thành, những thiên thể mà nó từng va chạm, tác động của gió và bức xạ mặt trời đối với nó.
Các nhà khoa học Nhật Bản vừa bay tới Australia hôm nay để thu hồi tàu vũ trụ vừa trở về trái đất sau khi đáp lên một thiên thạch.
AP cho biết, hai máy bay trực thăng đưa các nhà khoa học tới vị trí hạ cánh của tàu Hayabusa tại một khu vực quân sự cách thành phố Adelaide khoảng 485 km về phía tây bắc. Các nhà khoa học hy vọng những mẫu bụi mà tàu mang về sẽ cung cấp nhiều thông tin về quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Seiichi Sakamoto, một nhà khoa học của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản (JAEA), nói rằng hàng loạt vấn đề kỹ thuật khiến kế hoạch trở về của Hayabusa bị hoãn tới ba năm. JAEA phóng Hayabusa từ năm 2003 và theo kế hoạch nó phải trở về từ năm 2007.
“Hành trình trở về của tàu Hayabusa là một thách thức cực lớn về kỹ thuật. Chúng tôi đã làm mọi thứ để vượt qua từng khó khăn”, Sakamoto nói.
JAEA đã chi 200 triệu USD cho dự án chế tạo tàu Hayabusa. Mục đích của dự án là tìm hiểu nguồn gốc và quá trình tiến hóa của hệ Mặt Trời.
Theo AP, các nhà khoa học sẽ phải mất nhiều giờ để thu hồi tàu vũ trụ và lấy các mẫu đất. Sau đó họ sẽ đưa chúng về Nhật Bản để nghiên cứu.
Hayabusa tới một thiên thạch có tên Itokawa – có độ dài 500 m - vào năm 2005. Sau khi chụp ảnh thiên thạch từ mọi góc độ, Hayabusa hạ cánh lên đó hai lần.
Theo kế hoạch, tàu Hayabusa phải bắn một viên đạn vào bề mặt thiên thạch để làm đất, đá bắn lên một ống dài. Từ ống này đất, đá được hút vào một thùng chứa trên tàu. Tuy nhiên, các nhà khoa học không chắc rằng viên đạn đã được bắn ra. Họ cho rằng khi ống tiếp xúc với bề mặt thiên thạch, vật chất trên đó vẫn bắn ra và chui vào thùng chứa. Nhờ đó mà tàu vẫn lấy được mẫu đất, đá.
Sakamoto nói mọi mẫu đất, đá từ một thiên thạch bất kỳ - thành phần tạo nên các hành tinh – đều có thể giúp con người tìm hiểu về nguồn gốc của trái đất. Các nhà khoa học hy vọng các mẫu có thể giúp họ biết thời điểm và cách thức mà thiên thạch hình thành, những thiên thể mà nó từng va chạm, tác động của gió và bức xạ mặt trời đối với nó.
Minh Long