Phát hiện sốc: Quái vật hồ Loch Ness có thật, lộ bằng chứng khó cãi?

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Theo các nhà khoa học, hóa thạch xà đầu long hay còn gọi thằn lằn đầu rắn (plesiosaur) được tìm thấy trong hệ thống sông 100 triệu năm tuổi ở sa mạc Sahara của Morocco.Xà đầu long nổi bật nhất với chiếc cổ dài gấp khoảng 2 lần chiều dài thân.Với đặc điểm này, "quái vật" xà đầu long có thể đạt được tốc độ bơi cực nhanh và khả năng săn mồi trong nước cực kỳ chính xác cho dù tổng trọng lượng cơ thể lên tới hàng tấn. Điều này xảy ra khi chúng có lực cản tối thiểu lúc bơi lội dưới nước.Các chuyên gia ước tính xà đầu long xuất hiện vào khoảng 245 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Tam Điệp. Nó là một "người anh em" với khủng long nhưng sống dưới nước, 4 chân tiến hóa thành những chiếc vây.Loài xà đầu long phát triển mạnh từ kỷ Jura, tiếp tục thống trị xuyên kỷ Phấn Trắng cho đến khi tuyệt chủng cùng với loài khủng long vào 66 triệu năm trước.Việc tìm thấy hóa thạch xà đầu long dưới đáy sống khiến các chuyên tin rằng một số sinh vật nước mặn có thể đã sống trong các hệ thống nước ngọt.Từ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath nhận định rằng, một con plesiosaur có thể đã sống trong hồ Loch Ness của Scotland.Tiến sĩ Nick Longrich thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner của Đại học Bath cho biết hiện các chuyên gia chưa thể giải mã lý do vì sao loài plesiosaur có thể sống trong môi trường nước ngọt.Trước bí ẩn này, một số chuyên gia suy đoán xà đầu long có thể sống được cả ở môi trường nước ngọt và nước mặn.Tuy nhiên, để chứng minh quan điểm này, các chuyên gia sẽ cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhằm giải mã bí ẩn về khả năng sinh tồn của loài xà đầu long.Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.


Theo các nhà khoa học, hóa thạch xà đầu long hay còn gọi thằn lằn đầu rắn (plesiosaur) được tìm thấy trong hệ thống sông 100 triệu năm tuổi ở sa mạc Sahara của Morocco.


Xà đầu long nổi bật nhất với chiếc cổ dài gấp khoảng 2 lần chiều dài thân.


Với đặc điểm này, "quái vật" xà đầu long có thể đạt được tốc độ bơi cực nhanh và khả năng săn mồi trong nước cực kỳ chính xác cho dù tổng trọng lượng cơ thể lên tới hàng tấn. Điều này xảy ra khi chúng có lực cản tối thiểu lúc bơi lội dưới nước.


Các chuyên gia ước tính xà đầu long xuất hiện vào khoảng 245 triệu năm trước, tức thuộc kỷ Tam Điệp. Nó là một "người anh em" với khủng long nhưng sống dưới nước, 4 chân tiến hóa thành những chiếc vây.


Loài xà đầu long phát triển mạnh từ kỷ Jura, tiếp tục thống trị xuyên kỷ Phấn Trắng cho đến khi tuyệt chủng cùng với loài khủng long vào 66 triệu năm trước.


Việc tìm thấy hóa thạch xà đầu long dưới đáy sống khiến các chuyên tin rằng một số sinh vật nước mặn có thể đã sống trong các hệ thống nước ngọt.


Từ đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bath nhận định rằng, một con plesiosaur có thể đã sống trong hồ Loch Ness của Scotland.


Tiến sĩ Nick Longrich thuộc Trung tâm Tiến hóa Milner của Đại học Bath cho biết hiện các chuyên gia chưa thể giải mã lý do vì sao loài plesiosaur có thể sống trong môi trường nước ngọt.


Trước bí ẩn này, một số chuyên gia suy đoán xà đầu long có thể sống được cả ở môi trường nước ngọt và nước mặn.


Tuy nhiên, để chứng minh quan điểm này, các chuyên gia sẽ cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn nhằm giải mã bí ẩn về khả năng sinh tồn của loài xà đầu long.


Mời độc giả xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THDT.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top