Phát hiện khu mộ gia tộc 1000 năm: Mộ chồng lên mộ

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
"Mộ chồng mộ" - thiết kế chống trộm độc đáo

Tháng 11/2006, công an thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc đã bắt được một vụ buôn lậu 129 di tích văn hóa bao gồm cả văn bia trong một lăng mộ thời Tống. Theo lời khai của những kẻ này, 129 món đồ tạo tác đều được lấy ra từ một ngôi mộ cổ gần đó, do một người đàn ông có họ hàng xa với chủ mộ đào lên rồi bán lại.

Cục Di tích Văn hóa tỉnh Thiểm Tây vốn đã quen với những vụ đào mộ, phát hiện mộ bất ngờ trên công trường nên không mất nhiều thời gian để họ tìm đến hiện trường, chuẩn bị khai quật cứu hộ.

Đây thực chất là một khu nghĩa trang rộng gần 90.000m2 nằm ở huyện Lam Điền, tỉnh Thiểm Tây. Khu mộ dành cho 5 thế hệ trong gia tộc họ Lữ thời nhà Tống với các lăng xếp theo trục.



Trên một trục trung tâm từ nam sang bắc, lăng mộ trưởng nam và cháu trai trưởng được xếp theo trục dọc, còn lại xét theo vai vế mà xếp vào trục ngang.

Hệ thống lăng mộ này đã ứng dụng kiểu thiết kế chống trộm độc đáo "mộ chồng mộ".


Theo đó, các lăng mộ đều chôn rất sâu dưới lớp đá cứng, lăng sâu nhất tới 15,5m; nông nhất 7,5m. Lăng xây phức tạp với nhiều buồng trước, buồng sau, buồng song song... những buồng bên trên thường là hầm trống, chỉ có hầm dưới cùng mới chứa quan tài và đồ tùy táng quan trọng.

Bằng cách này những tên trộm sẽ phải đào từ tầng này qua tầng mộ khác mà không biết rõ đâu mới là mộ thật.

Những kẻ trộm mộ thời cổ đại chỉ có chiếc xẻng thủ công khó lòng mà đào xuống vị trí của phòng mộ chính. Trong trường hợp có thể đào xuống, chúng cũng dễ dàng cũng bị chôn sống do sạt lở đất hoặc chết ngạt vì thiếu dưỡng khí - tình trạng trúng khí độc trong lăng thực tế thường chỉ là thiếu oxy khi ở trong lòng đất quá lâu.

Trong quá trình khai quật lăng, chính các nhà khảo cổ cũng suýt chị chôn sống bởi cạm bẫy chống trộm tài tình này.
Những khu mộ kì lạ khác ở Trung Quốc

Năm 1975, một đội khảo cổ đến từ Thiểm Tây đã tìm kiếm di tích của tổ tiên nhà Tần. Khi đó, nơi nghi ngờ có di tích của tổ tiên nhà Tần là huyện Phong Tường (Fengxiang), thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Tuy nhiên, đoàn khảo cổ gần như đã xới tung cả huyện Phong Tường, nhưng không tìm thấy di tích nào của tổ tiên Tần quốc.

Cho đến năm 1976, một tin tức kỳ lạ từ một người dân trong làng đã mang lại hy vọng mới cho nhóm khảo cổ. Người nông dân mang họ Triệu, là một dân làng ở phía nam huyện Phong Tường. Ông Triệu cho biết, có một mảnh đất canh tác trong làng của họ và dân làng trồng gì trên đó cũng không lên mầm. Dù là bón phân, tưới nước nhưng không loại cây nào mọc, sau này đất canh tác hoang tàn không có người trồng.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mảnh đất này cũng không có một ngọn cỏ dại nào. Những mảnh đất kế bên cỏ dại mọc um tùm, duy chỉ có mảnh đất này không một ngọn cỏ dại tồn tại, khiến dân làng vô cùng ngạc nhiên.

Về sau, dân làng sửa sang lại nhà cửa, sân bãi, bọn họ đều tới bãi đất trống này để lấy đất. Chuyện này lâu dần cũng trở thành chủ đề bàn tán của dân làng, sau đó đến tai một vị chuyên gia đi ngang qua đó. Vị chuyên gia dựa vào kinh nghiệm của mình phán đoán rất có thể phía dưới vùng đất này là mộ cổ.



Ngay sau đó, một đoàn khảo cổ đã tới đây tiến hành các cuộc thăm dò. Kết quả thăm dò của chuyên gia rất gây sốc: phía dưới quả thật có một hạ tầng kiến trúc, hơn nữa kích thước cũng phải ngang ngửa cỡ hai sân bóng rổ. Các chuyên gia đã tiếp tục khai quật, khảo sát và dần dần sơ bộ vạch ra được sơ đồ của công trình dưới lòng đất.
Trong đợt công tác sau đó, các nhân viên đã thu dọn được hơn 20 hài cốt được sắp đặt và hình thành ngẫu nhiên, sau đó lại phát hiện thêm nhiều hài cốt lớn khác. Sau khi thống kê có tới 186 hài cốt, các chuyên gia khẳng định đây là những người bị tuẫn tang theo tục lệ cổ xưa. Sau đó, một số lượng lớn đồ đồng cũng được tìm thấy bên trong.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top