Chọn lọc kiến thức
Cô Hoàng Thị Lệ Thỏa, GV Ngữ văn, Trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) cho rằng: Nội dung tinh giản môn Ngữ văn đã giảm được nhiều đơn vị kiến thức. Phần Tiếng Việt, Làm văn, cơ bản HS có thể tự học (có hướng dẫn của GV) để trả lời câu hỏi có liên quan đến kiến thức trong đề thi THPT quốc gia. Riêng phần Văn học của học kỳ II, Bộ GD&ĐT lưu ý không kiểm tra đánh giá với những phần không học, không làm, không thực hiện, tự đọc...; Song phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể kiểm tra đánh giá và thi.
Thống nhất cách thức tự học, cô Hoàng Thị Lệ Thỏa yêu cầu HS tự học bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và “Rừng xà nu” - được rút gọn lại trong một tiết dạy, với các nội dung như: Đọc đoạn mở đầu hoặc đoạn đối thoại giữa các nhân vật... HS cần tìm tư liệu về tác giả, tác phẩm, ghi chép lại nội dung chủ yếu về cốt truyện, nhân vật, tự lập dàn ý phân tích các đoạn được lưu ý.
“Để học tốt nội dung này, HS phải có tinh thần tự giác cao, biết chọn lọc kiến thức tìm được trong sách tham khảo và qua Internet, trả lời câu hỏi ngắn gọn, đủ ý và ghi chép vào vở. Khi học với GV, thầy cô chỉ đủ thời gian giới thiệu sơ lược, còn lại sẽ dành thời gian cho HS trình bày kết quả tự học và đánh giá, nhận xét kết quả theo nhóm hoặc từng cá nhân” – cô Thỏa lưu ý.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm dạy học, ôn tập từ đề thi tham khảo môn Ngữ văn, cô Thỏa cho biết đã trao đổi trực tuyến với HS, cùng thảo luận về đề và cho các nhóm tự đưa ra đáp án, xây dựng dàn ý cho câu hỏi nghị luận. Từ đó, hướng dẫn các em cách làm bài và nội dung kiến thức cần bảo đảm trong bài viết; Yêu cầu viết từng phần cụ thể để nhận xét kết quả làm việc từng HS.
“Triển khai ôn tập trực tuyến được tiến hành từ khi HS nghỉ chống dịch. Sau khi có đề minh họa, tôi thống kê nội dung bài cần ôn tập và gửi cho các lớp, đồng thời nêu yêu cầu ôn tập cho từng bài, nhóm bài cụ thể. Từ đó, HS chủ động ôn tập lại kiến thức và có phương pháp học tập hiệu quả.
Với môn Ngữ văn, việc dạy học, ôn tập phải tiến hành song song. HS vừa học kiến thức mới, vừa rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào bài làm cụ thể. Trong đó, rèn kỹ năng được xem là cốt yếu, bởi ngữ liệu đưa vào đề thi khá mới mẻ, độc đáo, HS khi đọc hiểu cần vận dụng khá nhiều kiến thức từ các lớp trước và có kỹ năng trình bày để đạt được yêu cầu của đề. Với câu hỏi nghị luận xã hội, nghị luận văn học, HS cần kỹ năng lập ý, dựng đoạn, hành văn sao cho đúng và trúng vấn đề, bên cạnh việc vận dụng kiến thức đã học. Chính vì vậy, khi dạy học, ôn tập, thầy cô cần xây dựng hệ thống đề luyện tập bao quát kiến thức đã học và có khả năng vận dụng, rèn luyện kỹ năng cho HS một cách toàn diện” – cô Thỏa chia sẻ kinh nghiệm.
Tăng cường học online và trên truyền hình
Tương tự, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo, thầy Nguyễn Đức Thọ, GV Toán, Trường THPT Bình Minh (Hà Nội) tiến hành phân tích, xâu chuỗi, hệ thống hóa các dạng toán, chủ đề có trong đề thi và soạn hệ thống bài tập tương tự. Đồng thời, mở rộng nội dung ôn tập, giúp HS nắm vững dạng bài có mặt trong đề thi. Giúp HS sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi, thầy Thọ tranh thủ vừa cho học bài mới vừa ôn tập lại các kiến thức và một số nội dung lớp 11.
Phân tích kỹ đề thi tham khảo, thầy Nguyễn Đức Thọ cho rằng: Mức độ khó của đề giảm rõ rệt, đặc biệt bỏ hẳn các câu vận dụng cao của kiến thức cuối học kỳ II năm học 2019 - 2020 (bài toán cực trị số phức, cực trị hình Oxyz), do đó HS không cần học 2 phần này. Số lượng các câu cơ bản chiếm 70% (35 câu), nên HS cần phân tích kỹ các câu hỏi thuộc chủ đề, bài nào để ôn tập và xâu chuỗi lại với nhau, sắp xếp thành sơ đồ hoặc bản đồ tư duy để ôn tập tốt hơn. HS tránh tâm lý chủ quan khi đề tham khảo có tới 70% là các câu đơn giản, quen thuộc.
Nói về nội dung tự học có hướng dẫn, thầy Nguyễn Đức Thọ cho biết: Bản thân đã đối chiếu với SGK và lọc ra các phần kiến thức mà Bộ GD&ĐT đã tinh giản. Nhìn chung, với môn Toán, HS vẫn học hết kiến thức SGK, chỉ bỏ một phần nhỏ trong các chủ đề: Quan hệ vuông góc, Khoảng cách, Đạo hàm (lớp 11) và Nguyên hàm - Tích phân, Số phức, Hình Oxyz, Thể tích khối đa diện (lớp 12). Do vậy, HS chuẩn bị ôn thi THPT quốc gia cần tập trung sâu hơn vào kiến thức học kỳ I, đầu học kỳ II - phần kiến thức đã được học chính trên lớp trước khi nghỉ dịch - và các kiến thức cơ bản về tổ hợp, xác suất, dãy số của chương trình lớp 11. Phần kiến thức học kỳ I lớp 12 sẽ ôn nhiều dạng bài vận dụng, vận dụng cao.
Thời gian học tại trường không nhiều nên HS cần có kế hoạch tự ôn tập và lộ trình học tập hợp lý, hiệu quả; Xác định khả năng của mình để học đúng trọng tâm, chất lượng. Đồng thời, các em cần tăng cường học online, trên truyền hình một cách nghiêm túc và tự giác. - Thầy Nguyễn Đức Thọ
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Cô Hoàng Thị Lệ Thỏa, GV Ngữ văn, Trường THPT Yên Dũng số 2 (Bắc Giang) cho rằng: Nội dung tinh giản môn Ngữ văn đã giảm được nhiều đơn vị kiến thức. Phần Tiếng Việt, Làm văn, cơ bản HS có thể tự học (có hướng dẫn của GV) để trả lời câu hỏi có liên quan đến kiến thức trong đề thi THPT quốc gia. Riêng phần Văn học của học kỳ II, Bộ GD&ĐT lưu ý không kiểm tra đánh giá với những phần không học, không làm, không thực hiện, tự đọc...; Song phần tự học có hướng dẫn vẫn có thể kiểm tra đánh giá và thi.
Thống nhất cách thức tự học, cô Hoàng Thị Lệ Thỏa yêu cầu HS tự học bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và “Rừng xà nu” - được rút gọn lại trong một tiết dạy, với các nội dung như: Đọc đoạn mở đầu hoặc đoạn đối thoại giữa các nhân vật... HS cần tìm tư liệu về tác giả, tác phẩm, ghi chép lại nội dung chủ yếu về cốt truyện, nhân vật, tự lập dàn ý phân tích các đoạn được lưu ý.
“Để học tốt nội dung này, HS phải có tinh thần tự giác cao, biết chọn lọc kiến thức tìm được trong sách tham khảo và qua Internet, trả lời câu hỏi ngắn gọn, đủ ý và ghi chép vào vở. Khi học với GV, thầy cô chỉ đủ thời gian giới thiệu sơ lược, còn lại sẽ dành thời gian cho HS trình bày kết quả tự học và đánh giá, nhận xét kết quả theo nhóm hoặc từng cá nhân” – cô Thỏa lưu ý.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm dạy học, ôn tập từ đề thi tham khảo môn Ngữ văn, cô Thỏa cho biết đã trao đổi trực tuyến với HS, cùng thảo luận về đề và cho các nhóm tự đưa ra đáp án, xây dựng dàn ý cho câu hỏi nghị luận. Từ đó, hướng dẫn các em cách làm bài và nội dung kiến thức cần bảo đảm trong bài viết; Yêu cầu viết từng phần cụ thể để nhận xét kết quả làm việc từng HS.
“Triển khai ôn tập trực tuyến được tiến hành từ khi HS nghỉ chống dịch. Sau khi có đề minh họa, tôi thống kê nội dung bài cần ôn tập và gửi cho các lớp, đồng thời nêu yêu cầu ôn tập cho từng bài, nhóm bài cụ thể. Từ đó, HS chủ động ôn tập lại kiến thức và có phương pháp học tập hiệu quả.
Với môn Ngữ văn, việc dạy học, ôn tập phải tiến hành song song. HS vừa học kiến thức mới, vừa rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào bài làm cụ thể. Trong đó, rèn kỹ năng được xem là cốt yếu, bởi ngữ liệu đưa vào đề thi khá mới mẻ, độc đáo, HS khi đọc hiểu cần vận dụng khá nhiều kiến thức từ các lớp trước và có kỹ năng trình bày để đạt được yêu cầu của đề. Với câu hỏi nghị luận xã hội, nghị luận văn học, HS cần kỹ năng lập ý, dựng đoạn, hành văn sao cho đúng và trúng vấn đề, bên cạnh việc vận dụng kiến thức đã học. Chính vì vậy, khi dạy học, ôn tập, thầy cô cần xây dựng hệ thống đề luyện tập bao quát kiến thức đã học và có khả năng vận dụng, rèn luyện kỹ năng cho HS một cách toàn diện” – cô Thỏa chia sẻ kinh nghiệm.
Tăng cường học online và trên truyền hình
Tương tự, sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề tham khảo, thầy Nguyễn Đức Thọ, GV Toán, Trường THPT Bình Minh (Hà Nội) tiến hành phân tích, xâu chuỗi, hệ thống hóa các dạng toán, chủ đề có trong đề thi và soạn hệ thống bài tập tương tự. Đồng thời, mở rộng nội dung ôn tập, giúp HS nắm vững dạng bài có mặt trong đề thi. Giúp HS sẵn sàng tâm thế bước vào kỳ thi, thầy Thọ tranh thủ vừa cho học bài mới vừa ôn tập lại các kiến thức và một số nội dung lớp 11.
Phân tích kỹ đề thi tham khảo, thầy Nguyễn Đức Thọ cho rằng: Mức độ khó của đề giảm rõ rệt, đặc biệt bỏ hẳn các câu vận dụng cao của kiến thức cuối học kỳ II năm học 2019 - 2020 (bài toán cực trị số phức, cực trị hình Oxyz), do đó HS không cần học 2 phần này. Số lượng các câu cơ bản chiếm 70% (35 câu), nên HS cần phân tích kỹ các câu hỏi thuộc chủ đề, bài nào để ôn tập và xâu chuỗi lại với nhau, sắp xếp thành sơ đồ hoặc bản đồ tư duy để ôn tập tốt hơn. HS tránh tâm lý chủ quan khi đề tham khảo có tới 70% là các câu đơn giản, quen thuộc.
Nói về nội dung tự học có hướng dẫn, thầy Nguyễn Đức Thọ cho biết: Bản thân đã đối chiếu với SGK và lọc ra các phần kiến thức mà Bộ GD&ĐT đã tinh giản. Nhìn chung, với môn Toán, HS vẫn học hết kiến thức SGK, chỉ bỏ một phần nhỏ trong các chủ đề: Quan hệ vuông góc, Khoảng cách, Đạo hàm (lớp 11) và Nguyên hàm - Tích phân, Số phức, Hình Oxyz, Thể tích khối đa diện (lớp 12). Do vậy, HS chuẩn bị ôn thi THPT quốc gia cần tập trung sâu hơn vào kiến thức học kỳ I, đầu học kỳ II - phần kiến thức đã được học chính trên lớp trước khi nghỉ dịch - và các kiến thức cơ bản về tổ hợp, xác suất, dãy số của chương trình lớp 11. Phần kiến thức học kỳ I lớp 12 sẽ ôn nhiều dạng bài vận dụng, vận dụng cao.
Thời gian học tại trường không nhiều nên HS cần có kế hoạch tự ôn tập và lộ trình học tập hợp lý, hiệu quả; Xác định khả năng của mình để học đúng trọng tâm, chất lượng. Đồng thời, các em cần tăng cường học online, trên truyền hình một cách nghiêm túc và tự giác. - Thầy Nguyễn Đức Thọ
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại