Với khán giả yêu mến chương trình Gặp nhau cuối năm, hẳn ai cũng sẽ nhớ đến một nghệ sĩ duyên dáng, hài hước với những lời thoại sâu cay - NSƯT Chí Trung. Trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt dịp cuối năm, NSƯT Chí Trung đã có nhiều tâm sự về nghề, về cuộc đời và những yếu tố để tạo nên một nghệ sĩ Chí Trung của hiện tại.
NSƯT Chí Trung tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu và vẫn tiếp tục đóng phim. (Ảnh: Ngọc Linh)
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do không thể đóng vai chính kịch
Có một số ít nghệ sĩ hài trong đó NSND Công Lý là một ví dụ sống, rất thành công khi vào các vai chính kịch. Có khi nào NSƯT Chí Trung nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ thử vào những dạng vai khác đi ở dạng chính kịch?
- Từ những năm 1981-1990 tôi toàn đóng những vai chính kịch trên sân khấu: Romeo, Hamlet, Othello... Còn phim Việt Nam tôi cũng không ít lần vào vai chính kịch, đóng cả vai vua Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ. Nhưng từ những năm 1990-1992, khi thân hình tôi bắt đầu béo lên, giọng thì khàn ra, nên tự nhiên phát hiện bản thân có tố chất hài. Từ đó trở đi cho đến tận bây giờ dù đạo diễn có giao vai chính kịch cho tôi đi chăng nữa thì chỉ cần tôi xuất hiện là khán giả đã cười bò ra không hiểu lý do, nên chẳng ai dám giao cho tôi những vai chính kịch cả.
Tôi cũng mong muốn có một sự đổi vai, lột xác nhưng chắc cũng cần một sự nghiên cứu thật. Từ tác phong, cử chỉ, phong cách ăn mặc, đều phải thay đổi. Anh Lý từng hoá thân vào nhiều dạng vai khác nhau từ ông bố khắc khổ, cho đến giang hồ cũng có và rất thành công. Anh Lý có lợi thế khuôn mặt, vóc dáng khắc khổ. Còn tôi, giờ đóng khổ thì chẳng ai tin. Tôi đóng vai người tử tế thì khán giả kiểu gì cũng đoán đến tập 2 là phản bội, gian tham (cười).
Một người sở hữu khuôn mặt phục hậu ở bên ngoài đến vậy tại sao anh cứ lên hình là khán giả lại nghĩ đến với những vai diễn phản bội, gian tham?
- Lần đầu tiên có một người nói với tôi câu này. Tôi cũng từng tâm sự với nhiều báo chí nhưng không ai viết. Tôi nghĩ tôi là người tử tế, tôi còn là Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ cơ mà, tôi được người ta yêu quý, nể trọng mà sao các đạo diễn lại toàn nhìn thấy cái đểu của tôi.
NSƯT Chí Trung: "Tôi tử tế nhưng các đạo diễn luôn nhìn ra cái đểu của tôi". (Ảnh: Ngọc Linh)
Khán giả vẫn luôn yêu mến NSƯT Chí Trung cả trên truyền hình lẫn sân khấu có lẽ bởi cách diễn tự nhiên, sâu cay và thấm trong từng câu thoại. Với bản thân anh, anh nghĩ điều gì đã tạo nên một Chí Trung như vậy trong nghề diễn?
- Theo tôi, chính những nguyên liệu của cuộc đời, từ bối cảnh xã hội cho đến gia đình đã hun đúc nên từng câu nói của tôi trên sân khấu. Và có một điều quan trọng nữa, tôi là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi chăm đọc. Tôi đọc sách, đọc truyện, đọc báo, theo dõi đủ mọi biến động trên thế giới. Mỗi vai diễn trong Táo Quân được đúc rút từ trong chính con người tôi. Mỗi chữ của tôi nói ra như hàm chứa được đầy đủ cả một cuộc đời.
NSƯT Chí Trung: "Khó ai có thể kế nhiệm tôi trong Táo Quân"
Những nghệ sĩ đóng Táo Quân cùng NSƯT Chí Trung như Xuân Bắc, Công Lý cũng đã dần nghỉ ngơi và tìm ra được người kế nhiệm. Nhưng đến bây giờ để tìm ra một gương mặt thay thế anh trong Táo Quân thì NSƯT Chí Trung sẽ nghĩ đến ai?
- Khó lắm! Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới của đất nước mình. Tôi được chứng kiến, được trải qua những sự kiện quan trọng của cả dân tộc. Dòng chảy lịch sử hun đúc cho tôi nền tảng kiến thức xã hội khá vững vàng.
Gia đình của tôi cũng có rất nhiều những biến cố. Từ năm 4 tuổi tôi đã hiểu bố mẹ chia tay là thế nào. Lúc tôi ở với bố, lúc lại ở với mẹ hình thành trong tôi sự độc lập từ chính trong suy nghĩ.
Hoàn cảnh như vậy nên những suy nghĩ của tôi về mọi chuyện trong đời sống đều rất nghiêm túc và chuẩn chỉ, thậm chí, là khắc kỷ. Nếu không nhầm thì chắc có lẽ tôi là một trong những bệnh nhân tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam, chẳng qua thời ấy người ta không biết gọi tên căn bệnh tự kỷ.
Ngày 30 Tết trời Hà Nội se lạnh, mưa phùn, tôi bước ra đường mà cứ vừa đi vừa khóc. Mưa và nước mắt cứ thế hoà vào nhau. Hay kể cả bây giờ dù có làm nghệ sĩ hài nhưng cứ mỗi dịp vui, mọi người vui tôi lại thấy buồn. Vì cuộc sống của tôi chẳng đủ đầy và cả một đời cứ vất vả. Từ lúc trẻ cho đến khi trưởng thành và đến bây giờ vẫn vất vả.
Những năm 82-83 tôi vừa công tác ở Nhà hát, vừa lăn lộn kiếm tiền. Tối lên đồ đóng Romeo, sáng lên chợ trời buôn xe máy. Tôi buôn gạo, buôn đồ điện tử, buôn bóng đèn... đủ cả. Những gì tôi trải qua đã tạo nên một Chí Trung khó có người nào có thể kế nhiệm.
NSƯT Chí Trung đã trải qua hành trình làm nghề suốt 44 năm gắn bó với sân khấu kịch. (Ảnh: Ngọc Linh)
Ở tuổi này NSƯT Chí Trung có ước mơ hay mong muốn gì đó riêng cho bản thân không?
- Ước mơ lớn nhất của tôi là được nghỉ để nằm xem phim (cười). Tôi sẽ xem tất cả các loại phim, được đọc tất cả các cuốn sách hay mà tôi chưa đọc.
Có vẻ như với những người thời trẻ càng vất vả khi đến một độ trung tuổi nào đó người ta rất khao khát tự do và được làm những điều mình thích?
- Tôi đã từng tâm sự với báo chí rất nhiều lần. 44 năm làm nghề, 61 năm cuộc đời, tôi mới phát hiện ra rằng tôi đã bỏ quên một người. Đó là chính tôi.
Mấy chục năm trước khi tôi làm trưởng đoàn dẫn đoàn đi diễn khắp 63 tỉnh thành, tôi thuộc từng mô đất, từng lùm cây, từng bụi cỏ từ mũi Cà Mau đến địa đầu Lũng Cú. Tôi gọi điện cho từng doanh nghiệp, từng lãnh đạo địa phương để họ tiếp cận với nghệ thuật và có thể bán vé cho nhà hát. Thói quen suốt ngần ấy năm, cứ 6 rưỡi sáng tôi đến nhà hát pha cà phê, đến 11 giờ đêm khi buổi diễn cuối cùng kết thúc, khán giả đi về tôi cũng mới rời đi. Trong 44 năm như thế, khi nghỉ hưu tôi mới phát hiện ra là cuộc sống này còn có quá nhiều thứ mà bản thân mình phải trân trọng.
Những thứ anh cho rằng bản thân mình cần phải trân trọng là gì?
- Đầu tiên là sức khoẻ của chính mình, tôi cứ lao đầu vào công việc, lăn lộn suốt ngày mà không trân trọng sức khoẻ. Khi tôi nghỉ hưu, bước ra khỏi Nhà hát tôi nhìn lên bầu trời tôi thấy một màu xanh, tôi đi biển tôi thấy biển đẹp đến lạ, nhìn cây cỏ tôi thấy tươi mát. Bởi vì đến lúc nghỉ hưu, tôi không còn phải nghĩ đến vé, không còn phải nhìn ai để mời bán. Tôi thấy cuộc đời dễ dàng lắm!
Cho nên từ khi nghỉ hưu, tôi không dám quay lại môi trường làm việc của mình. Quay lại môi trường cũ tôi nhìn các em tôi thương vô cùng. Vì làm nghề này quá vất vả. Quần quật tập luyện mấy tháng trời để đổi lại lấy 200.000 đồng cho một tối diễn. Tôi có nói với Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Nguyễn Sĩ Tiến rằng: "Khi nào thật cần em hãy gọi anh". Còn đừng gọi nữa vì anh sợ lắm rồi! Anh thương các em thì rất thương nhưng thôi bây giờ hãy cho anh được sống bình thường.
Xin cảm ơn NSƯT Chí Trung đã chia sẻ thông tin!
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức
NSƯT Chí Trung tận hưởng cuộc sống sau khi nghỉ hưu và vẫn tiếp tục đóng phim. (Ảnh: Ngọc Linh)
NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do không thể đóng vai chính kịch
Có một số ít nghệ sĩ hài trong đó NSND Công Lý là một ví dụ sống, rất thành công khi vào các vai chính kịch. Có khi nào NSƯT Chí Trung nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ thử vào những dạng vai khác đi ở dạng chính kịch?
- Từ những năm 1981-1990 tôi toàn đóng những vai chính kịch trên sân khấu: Romeo, Hamlet, Othello... Còn phim Việt Nam tôi cũng không ít lần vào vai chính kịch, đóng cả vai vua Trần Nhân Tông, Trần Thủ Độ. Nhưng từ những năm 1990-1992, khi thân hình tôi bắt đầu béo lên, giọng thì khàn ra, nên tự nhiên phát hiện bản thân có tố chất hài. Từ đó trở đi cho đến tận bây giờ dù đạo diễn có giao vai chính kịch cho tôi đi chăng nữa thì chỉ cần tôi xuất hiện là khán giả đã cười bò ra không hiểu lý do, nên chẳng ai dám giao cho tôi những vai chính kịch cả.
Tôi cũng mong muốn có một sự đổi vai, lột xác nhưng chắc cũng cần một sự nghiên cứu thật. Từ tác phong, cử chỉ, phong cách ăn mặc, đều phải thay đổi. Anh Lý từng hoá thân vào nhiều dạng vai khác nhau từ ông bố khắc khổ, cho đến giang hồ cũng có và rất thành công. Anh Lý có lợi thế khuôn mặt, vóc dáng khắc khổ. Còn tôi, giờ đóng khổ thì chẳng ai tin. Tôi đóng vai người tử tế thì khán giả kiểu gì cũng đoán đến tập 2 là phản bội, gian tham (cười).
Một người sở hữu khuôn mặt phục hậu ở bên ngoài đến vậy tại sao anh cứ lên hình là khán giả lại nghĩ đến với những vai diễn phản bội, gian tham?
- Lần đầu tiên có một người nói với tôi câu này. Tôi cũng từng tâm sự với nhiều báo chí nhưng không ai viết. Tôi nghĩ tôi là người tử tế, tôi còn là Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ cơ mà, tôi được người ta yêu quý, nể trọng mà sao các đạo diễn lại toàn nhìn thấy cái đểu của tôi.
NSƯT Chí Trung: "Tôi tử tế nhưng các đạo diễn luôn nhìn ra cái đểu của tôi". (Ảnh: Ngọc Linh)
Khán giả vẫn luôn yêu mến NSƯT Chí Trung cả trên truyền hình lẫn sân khấu có lẽ bởi cách diễn tự nhiên, sâu cay và thấm trong từng câu thoại. Với bản thân anh, anh nghĩ điều gì đã tạo nên một Chí Trung như vậy trong nghề diễn?
- Theo tôi, chính những nguyên liệu của cuộc đời, từ bối cảnh xã hội cho đến gia đình đã hun đúc nên từng câu nói của tôi trên sân khấu. Và có một điều quan trọng nữa, tôi là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi chăm đọc. Tôi đọc sách, đọc truyện, đọc báo, theo dõi đủ mọi biến động trên thế giới. Mỗi vai diễn trong Táo Quân được đúc rút từ trong chính con người tôi. Mỗi chữ của tôi nói ra như hàm chứa được đầy đủ cả một cuộc đời.
NSƯT Chí Trung: "Khó ai có thể kế nhiệm tôi trong Táo Quân"
Những nghệ sĩ đóng Táo Quân cùng NSƯT Chí Trung như Xuân Bắc, Công Lý cũng đã dần nghỉ ngơi và tìm ra được người kế nhiệm. Nhưng đến bây giờ để tìm ra một gương mặt thay thế anh trong Táo Quân thì NSƯT Chí Trung sẽ nghĩ đến ai?
- Khó lắm! Tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới của đất nước mình. Tôi được chứng kiến, được trải qua những sự kiện quan trọng của cả dân tộc. Dòng chảy lịch sử hun đúc cho tôi nền tảng kiến thức xã hội khá vững vàng.
NSƯT Quốc Khánh nghỉ hưu, Ngọc Hoàng của Táo Quân sẽ giao người khác đóng?
Gia đình của tôi cũng có rất nhiều những biến cố. Từ năm 4 tuổi tôi đã hiểu bố mẹ chia tay là thế nào. Lúc tôi ở với bố, lúc lại ở với mẹ hình thành trong tôi sự độc lập từ chính trong suy nghĩ.
Hoàn cảnh như vậy nên những suy nghĩ của tôi về mọi chuyện trong đời sống đều rất nghiêm túc và chuẩn chỉ, thậm chí, là khắc kỷ. Nếu không nhầm thì chắc có lẽ tôi là một trong những bệnh nhân tự kỷ đầu tiên ở Việt Nam, chẳng qua thời ấy người ta không biết gọi tên căn bệnh tự kỷ.
Ngày 30 Tết trời Hà Nội se lạnh, mưa phùn, tôi bước ra đường mà cứ vừa đi vừa khóc. Mưa và nước mắt cứ thế hoà vào nhau. Hay kể cả bây giờ dù có làm nghệ sĩ hài nhưng cứ mỗi dịp vui, mọi người vui tôi lại thấy buồn. Vì cuộc sống của tôi chẳng đủ đầy và cả một đời cứ vất vả. Từ lúc trẻ cho đến khi trưởng thành và đến bây giờ vẫn vất vả.
Những năm 82-83 tôi vừa công tác ở Nhà hát, vừa lăn lộn kiếm tiền. Tối lên đồ đóng Romeo, sáng lên chợ trời buôn xe máy. Tôi buôn gạo, buôn đồ điện tử, buôn bóng đèn... đủ cả. Những gì tôi trải qua đã tạo nên một Chí Trung khó có người nào có thể kế nhiệm.
NSƯT Chí Trung đã trải qua hành trình làm nghề suốt 44 năm gắn bó với sân khấu kịch. (Ảnh: Ngọc Linh)
Ở tuổi này NSƯT Chí Trung có ước mơ hay mong muốn gì đó riêng cho bản thân không?
- Ước mơ lớn nhất của tôi là được nghỉ để nằm xem phim (cười). Tôi sẽ xem tất cả các loại phim, được đọc tất cả các cuốn sách hay mà tôi chưa đọc.
Có vẻ như với những người thời trẻ càng vất vả khi đến một độ trung tuổi nào đó người ta rất khao khát tự do và được làm những điều mình thích?
- Tôi đã từng tâm sự với báo chí rất nhiều lần. 44 năm làm nghề, 61 năm cuộc đời, tôi mới phát hiện ra rằng tôi đã bỏ quên một người. Đó là chính tôi.
Mấy chục năm trước khi tôi làm trưởng đoàn dẫn đoàn đi diễn khắp 63 tỉnh thành, tôi thuộc từng mô đất, từng lùm cây, từng bụi cỏ từ mũi Cà Mau đến địa đầu Lũng Cú. Tôi gọi điện cho từng doanh nghiệp, từng lãnh đạo địa phương để họ tiếp cận với nghệ thuật và có thể bán vé cho nhà hát. Thói quen suốt ngần ấy năm, cứ 6 rưỡi sáng tôi đến nhà hát pha cà phê, đến 11 giờ đêm khi buổi diễn cuối cùng kết thúc, khán giả đi về tôi cũng mới rời đi. Trong 44 năm như thế, khi nghỉ hưu tôi mới phát hiện ra là cuộc sống này còn có quá nhiều thứ mà bản thân mình phải trân trọng.
Những thứ anh cho rằng bản thân mình cần phải trân trọng là gì?
- Đầu tiên là sức khoẻ của chính mình, tôi cứ lao đầu vào công việc, lăn lộn suốt ngày mà không trân trọng sức khoẻ. Khi tôi nghỉ hưu, bước ra khỏi Nhà hát tôi nhìn lên bầu trời tôi thấy một màu xanh, tôi đi biển tôi thấy biển đẹp đến lạ, nhìn cây cỏ tôi thấy tươi mát. Bởi vì đến lúc nghỉ hưu, tôi không còn phải nghĩ đến vé, không còn phải nhìn ai để mời bán. Tôi thấy cuộc đời dễ dàng lắm!
Cho nên từ khi nghỉ hưu, tôi không dám quay lại môi trường làm việc của mình. Quay lại môi trường cũ tôi nhìn các em tôi thương vô cùng. Vì làm nghề này quá vất vả. Quần quật tập luyện mấy tháng trời để đổi lại lấy 200.000 đồng cho một tối diễn. Tôi có nói với Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ Nguyễn Sĩ Tiến rằng: "Khi nào thật cần em hãy gọi anh". Còn đừng gọi nữa vì anh sợ lắm rồi! Anh thương các em thì rất thương nhưng thôi bây giờ hãy cho anh được sống bình thường.
Xin cảm ơn NSƯT Chí Trung đã chia sẻ thông tin!
Nguồn: Báo điện tử Kiến thức