Nhân dịp này, Hội tiến hành trao giải thưởng 2019 trị giá mỗi giải 18 triệu đồng cho Trương Anh Quốc (tiểu thuyết Sóng), Cao Chiến (tiểu thuyết Chiều đi qua cánh đồng); trao tặng thưởng 2019 trị giá mỗi giải 10 triệu đồng cho Nguyệt Phạm (tập thơ Phơi riêng tư), Phùng Hiệu (tập thơ Biên bản thặng dư) và kết nạp 13 hội viên mới.
Xin giới thiệu bản nhận xét các tác phẩm được giải thưởng và tặng thưởng, do nhà thơ Phạm Sỹ Sáu - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn TPHCM, thay mặt Hội đồng chung khảo trình bày:
Năm 2019 là năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm của Ban chấp hành Hội khoá VII cũng có nghĩa là năm phát giải cuối cùng của nhiệm kỳ này.
1. Về giải thưởng
Đúng như kỳ vọng của chúng ta từ đầu năm ngoái, một mùa bội thu tác phẩm đã chớm đến với 15 tác phẩm văn xuôi, 13 tác phẩm thơ và 5 tác phẩm thuộc lĩnh vực lý luận phê bình và dịch thuật gởi về tham gia giải thưởng năm 2019 của Hội.
Bên cạnh những cách viết truyền thống, các tác giả đã mạnh dạn thể hiện cách nhìn, cách cảm mới với nhiều thể nghiệm. Và những thể nghiệm đã được ghi nhận như những thành quả bước đầu.
Các Hội đồng chuyên môn đã làm việc một cách nghiêm túc và kết quả cuối cùng đã được Hội đồng chung khảo thông qua với sự đồng thuận cao về sự vượt trội của các tác phẩm văn xuôi.
Lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng văn học của Hội, chuyên ngành văn xuôi được trao 2 giải thưởng và cũng lần đầu tiên 2 tác phẩm được trao giải lại là 2 cuốn tiểu thuyết.
“Buổi chiều đi qua cánh đồng”, tiểu thuyết của nhà văn Cao Chiến (Nxb Hội Nhà văn) và "Sóng" của nhà văn Trương Anh Quốc (Nxb Hội Nhà văn).
“Buổi chiều đi qua cánh đồng” là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống dưới góc nhìn của những sinh linh bé nhỏ bị bố mẹ bỏ rơi bên một đống rác ven đường. Dưới cái nhìn của những sinh linh bé nhỏ, lạc loài, cuộc sống dần hiện ra với muôn hình muôn vẻ. Những mưu toan, chụp giựt, lừa lọc, lợi dụng, sự hối hận, ăn năn và bao nhiêu thứ nhân danh những ý tưởng cao đẹp khác cùng trôi qua trước ánh mắt ngỡ ngàng của những sinh linh ngờ nghệch rồi cũng dần trở nên chai sạn, láu cá và đôi khi đảo điên.
“Buổi chiều đi qua cánh đồng” là một dạng tiểu thuyết luận đề. Thông qua các nhân vật tiểu thuyết, tác giả luận giải cuộc sống bằng những luận điểm nhiều khi nặng tính pháp lý khiến người đọc cảm thấy hơi nhiều lý sự, khiến cho mạch truyện thiếu tập trung, có chỗ quá thiên về lý tính. Nhưng có thể nói bằng “Buổi chiều đi qua cánh đồng”, tác giả đã nỗ lực vượt lên chính mình, mạnh dạn tìm tòi, thể hiện, thể nghiệm sự mới lạ trong cách thức và hình thức diễn đạt.
Với “Sóng”, tác giả Trương Anh Quốc đưa người đọc đến những chân trời mới lạ bằng thể loại tiểu thuyết du ký. Đọc "Sóng", ta như cùng nhân vật trải cuộc đời mình qua những vùng đất xa lạ khắp năm châu bốn biển từ Nhật, Hàn, Hoa, Sing, Mã, Ấn, Mỹ, Mễ, Ý, Anh, đến Châu Phi, Châu Úc... gặp gỡ bao nhiêu người, bao nhiêu tính cách. Những vấn đề thời sự của đất nước cũng được tác giả đề cập, thông qua những giao tiếp, những tâm tình trên những nẻo đường làm thuê khắp thế giới như lao động chui, vượt biên, vượt biển, chạy trốn, du học... Chỉ tiếc là nhân vật “Nó” quá trong sạch, quá thanh khiết, không vướng nhiều bụi bặm của dân thuỷ thủ viễn dương nên phần nào đó hạn chế sự cộng hưởng của người đọc.
Có thể nói thông qua 41 mẩu chuyện nhỏ tác giả đã đưa người đọc vào cuộc phiêu lưu mang tên hành trình làm thuê của một lao động Việt từ đó giúp người đọc cảm nhận đầy đủ những hỉ nộ ái ố của đời thủy thủ và thấy ta là ai, ta là gì giữa mênh mông thế giới này!
2. Về tặng thưởng
“Khi cạn kiệt niềm vui
Ta bấu víu vào nỗi buồn mà an ủi
Khoả lấp ngày bằng những bữa tiệc chay đầy màu sắc
Tuyệt đối tránh yêu đương, hờn giận
để nuôi một tẹo niềm tin.
Khi cạn kiệt yêu thương
Những ngày buồn đôi khi chẳng thể nào cụ thể
ngắn ngủi dần những thở than
là những khi ta ngăn mình phát tiết”.
(Cạn kiệt - Phơi riêng tư)
Trong “Phơi riêng tư”, bằng 50 khúc thơ ngắn với 4 chủ đề: Xáo trộn, Thương, Dưỡng và Đi tác giả đã tâm tình cùng chúng ta bao điều trong cuộc sống. Bằng cái nhìn tươi trẻ với tràn đầy cảm xúc thương yêu, tác giả đã trải lòng như tâm sự: “Đến giờ, tôi cũng không rõ mình người mơ mộng hay thực tế, chỉ biết sống đơn giản, dễ thoả mãn, lạc quan và cảm tính. Tôi không đặt mục tiêu gì cả, những quyết định của tôi hết sức rất ngẫu hứng và tập thơ nầy ra đời cũng hết sức bất ngờ”.
“... Những mộng mơ xa như chưa từng đi qua
Chỉ là thoáng trong cơn mơ của một người khác
Em viết tên mình lên những khóc cười sân khấu
Dạo quanh ngày vội vã đến vỡ hơi.
Một bài hát chỉ còn trong tưởng tượng
Chia ly nỗi nhớ bằng những sóng âm"
(Chia ly nỗi nhớ - Phơi riêng tư)
Và cái bất ngờ nhất là “Phơi riêng tư” là tập thơ của người viết chưa phải là hội viên được trao Tặng thưởng.
"Nếu tôi chết xác thân này dâng hiến
Đừng chôn tôi hoang phí một nấm mồ
Trong di ảnh khắc hai từ di nguyện
Để linh hồn luôn hát khúc hư vô..."
(Di nguyện - Biên bản thặng dư)
Bằng vốn sống và con đường mưu sinh từng trải qua, Phùng Hiệu đã đi vào cuộc sống người lao động bằng những bài thơ mang đầy trách nhiệm công dân của mình. Cuộc sống vốn dẫy đầy những niềm vui và nỗi buồn, vốn nhiều trái ngọt và cũng lắm đắng cay. Trái ngọt cho người giàu và đắng cay cho người cùng khổ. Nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong lời giới thiệu tập thơ: “Phùng Hiệu đã không ngủ quên trên tấm thảm nhung dệt lên bởi những mỹ từ mà đang bước trên con đường sỏi đá và gai góc. Toàn bộ những gì anh viết trong tập thơ nầy đã minh chứng điều ấy”.
"Chợt một ngày tôi nhận ra tôi
Từng lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa
Tôi nghe được tiếng hát của mưa
Tiếng cười của nắng
Tiếng nói của cỏ cây
Tiếng rên của mây
Tiếng buồn của đất...
Tiếng núi đồi hoa cỏ yêu nhau!
Tôi nghĩ thế giới nầy có thể sẽ mất đi
Nhưng còn lại vần thơ nhân cách"
(Ngôn ngữ lên ngồi - Biên bản thặng dư)
Tác giả “Biên bản thặng dư” đã nỗ lực trong việc đi vào đời sống của giới nghèo khổ bằng những xúc cảm mang đầy tính nhân đạo và tư cách công dân!
P.S.S
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Xin giới thiệu bản nhận xét các tác phẩm được giải thưởng và tặng thưởng, do nhà thơ Phạm Sỹ Sáu - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà văn TPHCM, thay mặt Hội đồng chung khảo trình bày:
Năm 2019 là năm cuối của nhiệm kỳ 5 năm của Ban chấp hành Hội khoá VII cũng có nghĩa là năm phát giải cuối cùng của nhiệm kỳ này.
1. Về giải thưởng
Đúng như kỳ vọng của chúng ta từ đầu năm ngoái, một mùa bội thu tác phẩm đã chớm đến với 15 tác phẩm văn xuôi, 13 tác phẩm thơ và 5 tác phẩm thuộc lĩnh vực lý luận phê bình và dịch thuật gởi về tham gia giải thưởng năm 2019 của Hội.
Bên cạnh những cách viết truyền thống, các tác giả đã mạnh dạn thể hiện cách nhìn, cách cảm mới với nhiều thể nghiệm. Và những thể nghiệm đã được ghi nhận như những thành quả bước đầu.
Các Hội đồng chuyên môn đã làm việc một cách nghiêm túc và kết quả cuối cùng đã được Hội đồng chung khảo thông qua với sự đồng thuận cao về sự vượt trội của các tác phẩm văn xuôi.
Lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng văn học của Hội, chuyên ngành văn xuôi được trao 2 giải thưởng và cũng lần đầu tiên 2 tác phẩm được trao giải lại là 2 cuốn tiểu thuyết.
“Buổi chiều đi qua cánh đồng”, tiểu thuyết của nhà văn Cao Chiến (Nxb Hội Nhà văn) và "Sóng" của nhà văn Trương Anh Quốc (Nxb Hội Nhà văn).
“Buổi chiều đi qua cánh đồng” là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống dưới góc nhìn của những sinh linh bé nhỏ bị bố mẹ bỏ rơi bên một đống rác ven đường. Dưới cái nhìn của những sinh linh bé nhỏ, lạc loài, cuộc sống dần hiện ra với muôn hình muôn vẻ. Những mưu toan, chụp giựt, lừa lọc, lợi dụng, sự hối hận, ăn năn và bao nhiêu thứ nhân danh những ý tưởng cao đẹp khác cùng trôi qua trước ánh mắt ngỡ ngàng của những sinh linh ngờ nghệch rồi cũng dần trở nên chai sạn, láu cá và đôi khi đảo điên.
“Buổi chiều đi qua cánh đồng” là một dạng tiểu thuyết luận đề. Thông qua các nhân vật tiểu thuyết, tác giả luận giải cuộc sống bằng những luận điểm nhiều khi nặng tính pháp lý khiến người đọc cảm thấy hơi nhiều lý sự, khiến cho mạch truyện thiếu tập trung, có chỗ quá thiên về lý tính. Nhưng có thể nói bằng “Buổi chiều đi qua cánh đồng”, tác giả đã nỗ lực vượt lên chính mình, mạnh dạn tìm tòi, thể hiện, thể nghiệm sự mới lạ trong cách thức và hình thức diễn đạt.
Với “Sóng”, tác giả Trương Anh Quốc đưa người đọc đến những chân trời mới lạ bằng thể loại tiểu thuyết du ký. Đọc "Sóng", ta như cùng nhân vật trải cuộc đời mình qua những vùng đất xa lạ khắp năm châu bốn biển từ Nhật, Hàn, Hoa, Sing, Mã, Ấn, Mỹ, Mễ, Ý, Anh, đến Châu Phi, Châu Úc... gặp gỡ bao nhiêu người, bao nhiêu tính cách. Những vấn đề thời sự của đất nước cũng được tác giả đề cập, thông qua những giao tiếp, những tâm tình trên những nẻo đường làm thuê khắp thế giới như lao động chui, vượt biên, vượt biển, chạy trốn, du học... Chỉ tiếc là nhân vật “Nó” quá trong sạch, quá thanh khiết, không vướng nhiều bụi bặm của dân thuỷ thủ viễn dương nên phần nào đó hạn chế sự cộng hưởng của người đọc.
Có thể nói thông qua 41 mẩu chuyện nhỏ tác giả đã đưa người đọc vào cuộc phiêu lưu mang tên hành trình làm thuê của một lao động Việt từ đó giúp người đọc cảm nhận đầy đủ những hỉ nộ ái ố của đời thủy thủ và thấy ta là ai, ta là gì giữa mênh mông thế giới này!
2. Về tặng thưởng
“Khi cạn kiệt niềm vui
Ta bấu víu vào nỗi buồn mà an ủi
Khoả lấp ngày bằng những bữa tiệc chay đầy màu sắc
Tuyệt đối tránh yêu đương, hờn giận
để nuôi một tẹo niềm tin.
Khi cạn kiệt yêu thương
Những ngày buồn đôi khi chẳng thể nào cụ thể
ngắn ngủi dần những thở than
là những khi ta ngăn mình phát tiết”.
(Cạn kiệt - Phơi riêng tư)
Trong “Phơi riêng tư”, bằng 50 khúc thơ ngắn với 4 chủ đề: Xáo trộn, Thương, Dưỡng và Đi tác giả đã tâm tình cùng chúng ta bao điều trong cuộc sống. Bằng cái nhìn tươi trẻ với tràn đầy cảm xúc thương yêu, tác giả đã trải lòng như tâm sự: “Đến giờ, tôi cũng không rõ mình người mơ mộng hay thực tế, chỉ biết sống đơn giản, dễ thoả mãn, lạc quan và cảm tính. Tôi không đặt mục tiêu gì cả, những quyết định của tôi hết sức rất ngẫu hứng và tập thơ nầy ra đời cũng hết sức bất ngờ”.
“... Những mộng mơ xa như chưa từng đi qua
Chỉ là thoáng trong cơn mơ của một người khác
Em viết tên mình lên những khóc cười sân khấu
Dạo quanh ngày vội vã đến vỡ hơi.
Một bài hát chỉ còn trong tưởng tượng
Chia ly nỗi nhớ bằng những sóng âm"
(Chia ly nỗi nhớ - Phơi riêng tư)
Và cái bất ngờ nhất là “Phơi riêng tư” là tập thơ của người viết chưa phải là hội viên được trao Tặng thưởng.
"Nếu tôi chết xác thân này dâng hiến
Đừng chôn tôi hoang phí một nấm mồ
Trong di ảnh khắc hai từ di nguyện
Để linh hồn luôn hát khúc hư vô..."
(Di nguyện - Biên bản thặng dư)
Bằng vốn sống và con đường mưu sinh từng trải qua, Phùng Hiệu đã đi vào cuộc sống người lao động bằng những bài thơ mang đầy trách nhiệm công dân của mình. Cuộc sống vốn dẫy đầy những niềm vui và nỗi buồn, vốn nhiều trái ngọt và cũng lắm đắng cay. Trái ngọt cho người giàu và đắng cay cho người cùng khổ. Nói như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều trong lời giới thiệu tập thơ: “Phùng Hiệu đã không ngủ quên trên tấm thảm nhung dệt lên bởi những mỹ từ mà đang bước trên con đường sỏi đá và gai góc. Toàn bộ những gì anh viết trong tập thơ nầy đã minh chứng điều ấy”.
"Chợt một ngày tôi nhận ra tôi
Từng lang thang dưới bầu trời chữ nghĩa
Tôi nghe được tiếng hát của mưa
Tiếng cười của nắng
Tiếng nói của cỏ cây
Tiếng rên của mây
Tiếng buồn của đất...
Tiếng núi đồi hoa cỏ yêu nhau!
Tôi nghĩ thế giới nầy có thể sẽ mất đi
Nhưng còn lại vần thơ nhân cách"
(Ngôn ngữ lên ngồi - Biên bản thặng dư)
Tác giả “Biên bản thặng dư” đã nỗ lực trong việc đi vào đời sống của giới nghèo khổ bằng những xúc cảm mang đầy tính nhân đạo và tư cách công dân!
P.S.S
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại