Những thành phố anh hùng của Liên Xô trong chiến tranh Vệ quốc

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thành phố Kiev. Thành phố Kiev bị đánh bom một vài giờ ngay sau khi cuộc chiến tranh bắt đầu. Sau hơn hai tháng phòng vệ quả cảm, thành phố anh hùng đã bị phát-xít Đức chiếm đóng. Sau 778 ngày đau thương, Kiev đã được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi gót sắt của kẻ thù. Ảnh: Информатор Киев. Pháo đài Brest. Ngày 22/6/1941, vào 4h15 sáng, loạt pháo của phát-xít Đức bắt đầu nã dồn dập vào pháo đài. Ngay trong những giờ phút đầu tiên, đơn vị đồn trú của pháo đài Brest đã phải chịu tổn thất rất nặng nề nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Các chiến sĩ bảo vệ pháo đài đã chống trả quyết liệt, cầm chân địch cho đến ngày 30/6. Ảnh: Путешествия по Беларуси. Thành phố Minsk. Quân Đức chiếm đóng Minsk 6 ngày sau khi chiến tranh nổ ra. Trong thời gian chiếm đóng, chúng lập ra nhiều trại tập trung và tiến hành những cuộc khủng bố đẫm máu nhằm vào 100.000 người Do Thái bị giam giữ. Trong ba năm dưới ách cai trị của phát-xít, du kích địa phương đã dũng cảm chiến đấu, không để cho kẻ thù yên ổn một ngày nào. Ảnh: LiveJournal. Thành phố Smolensk. Trận chiến Smolensk nổ ra từ ngày 10/7/1941. Đội quân Xô-viết đã chiến đấu anh dũng trong vòng hai tháng, cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công về hướng Moskva. Cuộc tấn công của quân phát-xít đã biến Smolensk thành đống đổ nát. Sau khi thành phố bị chiếm đóng, hàng ngàn người dân của đã bị hành hạ khổ cực trong các trại tập trung. Ảnh: Радиостанция КНЛС. Thành phố Odessa. Ngày 13/8/1941 quân Romania và Đức bao vây thành phố bằng đường bộ, chặn đường tiếp viện của hải quân. Trước sức mạnh áp đảo của kẻ thù, các chiến sĩ Hồng quân và người dân Odessa đã kiên cường chiến đấu trong suốt 73 ngày đêm. Ảnh: УСИ Online. Thành phố Stalingrad. Trong 200 ngày đêm khói lửa của mặt trận khốc liệt bậc nhất thời Thế chiến II (23/8/1942 – 2/2/1943), Stalingrad đã hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng đổi lại, Hồng quân đã có một chiến thắng vĩ đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng quyết định tương lai của cuộc chiến cũng như vận mệnh thế giới. Ảnh: МАУ Экоцентр. Thành phố Leningrad. Ngày 8/9/1941, vòng vây phát-xít phong tỏa Leningrad khép chặt. Kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài chỉ còn duy nhất một “sinh lộ” nguy hiểm trên hồ Ladoga. 900.000 người Leningrad đã chết vì bom đạn, vì đói, vì lạnh trong 2 năm rưỡi bị phong tỏa. Nhưng thành phố anh hùng đã không đầu hàng. Ảnh: Викиванд. Thành phố Moskva. Phát-xit Đức đã lên kế hoạch đánh bại Moskva ngay trong vài tháng đầu tiên của cuộc chiến. Từ ngày 30/9-20/4/1942, dù lực lượng không cân bằng, quân đội Liên Xô chiến đấu với sự kiên trì phi thường và lòng dũng cảm đã dành chiến thắng vẻ vang, khiến kế hoạch chiến tranh thần tốc của Đức Quốc xã thất bại thảm hại. Ảnh: Mk.ru. Thành phố Tula. Nằm trên đường tiến quân của Đức về Moskva, đồng thời là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn, Tula đã trở thành một mục tiêu quan trọng của quân Đức vào mùa thu năm 1941. Quân và dân thành phố đã lập phòng tuyến và trụ vững trong 6 tuần trước các cuộc tấn công, góp phần làm cho kế hoạch đánh chiếm Moskva của kẻ thù sụp đổ. Ảnh: Bankgorodov.ru. Thành phố Murmansk. Mùa thu năm 1941, quân Đức lên kế hoạch chiếm Murmansk, một đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc của Liên Xô, trong ba tuần. Nhưng rốt cục chúng đã bị cầm chân tại đây ba năm. Mùa thu năm 1944, khi quân Đức bị đánh lui, Murmansk đã gần như bị phá hủy hoàn toàn vì lượng bom đạn phải hứng chịu chỉ sau Stalingrad. Ảnh: Visit Murmansk. Thành phố Sevastopol. Quân Đức đã bị đẩy lùi trong những nỗ lực đánh chiếm thành phố có ý nghĩa chiến lược Sevastopol và tháng 11-12/1941, và tháng 5-6/1942. Công cuộc bảo vệ Sevastopol đã trở thành một biểu tượng về lòng dũng cảm của nhân dân Xô-viết. Ảnh: Mk.ru. Thành phố Novorossiysk. Vào mùa hè năm 1942, Hitler đã phát động cuộc tấn công về phía Nam, cố gắng chiếm khu vực nhiều tài nguyên dầu mỏ mà Novorossiysk là thành phố có ý nghĩa chiến lược. Cuộc phòng thủ ở nơi đây kéo dài hơn một năm. Dù chiếm được quân cảng Novorossiysk, quân Đức đã bị tổn thất nặng nề và đánh mất lợi thế chiến lược ở khu vực. Ảnh: Zeppelin Blog. Thành phố Kerch. Là đô thị cổ được thành lập từ thế kỷ thứ 7 TCN, Kerch đã trải qua những thời khắc gian khổ và hào hùng nhất trong lịch sử của mình với cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Thành phố đã bốn lần bị chiếm đóng, và cùng với đó là bốn lần vùng lên đấu tranh giành tự do.Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.


Thành phố Kiev. Thành phố Kiev bị đánh bom một vài giờ ngay sau khi cuộc chiến tranh bắt đầu. Sau hơn hai tháng phòng vệ quả cảm, thành phố anh hùng đã bị phát-xít Đức chiếm đóng. Sau 778 ngày đau thương, Kiev đã được Hồng quân Liên Xô giải phóng khỏi gót sắt của kẻ thù. Ảnh: Информатор Киев.


Pháo đài Brest. Ngày 22/6/1941, vào 4h15 sáng, loạt pháo của phát-xít Đức bắt đầu nã dồn dập vào pháo đài. Ngay trong những giờ phút đầu tiên, đơn vị đồn trú của pháo đài Brest đã phải chịu tổn thất rất nặng nề nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Các chiến sĩ bảo vệ pháo đài đã chống trả quyết liệt, cầm chân địch cho đến ngày 30/6. Ảnh: Путешествия по Беларуси.


Thành phố Minsk. Quân Đức chiếm đóng Minsk 6 ngày sau khi chiến tranh nổ ra. Trong thời gian chiếm đóng, chúng lập ra nhiều trại tập trung và tiến hành những cuộc khủng bố đẫm máu nhằm vào 100.000 người Do Thái bị giam giữ. Trong ba năm dưới ách cai trị của phát-xít, du kích địa phương đã dũng cảm chiến đấu, không để cho kẻ thù yên ổn một ngày nào. Ảnh: LiveJournal.


Thành phố Smolensk. Trận chiến Smolensk nổ ra từ ngày 10/7/1941. Đội quân Xô-viết đã chiến đấu anh dũng trong vòng hai tháng, cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công về hướng Moskva. Cuộc tấn công của quân phát-xít đã biến Smolensk thành đống đổ nát. Sau khi thành phố bị chiếm đóng, hàng ngàn người dân của đã bị hành hạ khổ cực trong các trại tập trung. Ảnh: Радиостанция КНЛС.


Thành phố Odessa. Ngày 13/8/1941 quân Romania và Đức bao vây thành phố bằng đường bộ, chặn đường tiếp viện của hải quân. Trước sức mạnh áp đảo của kẻ thù, các chiến sĩ Hồng quân và người dân Odessa đã kiên cường chiến đấu trong suốt 73 ngày đêm. Ảnh: УСИ Online.


Thành phố Stalingrad. Trong 200 ngày đêm khói lửa của mặt trận khốc liệt bậc nhất thời Thế chiến II (23/8/1942 – 2/2/1943), Stalingrad đã hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng đổi lại, Hồng quân đã có một chiến thắng vĩ đại, tạo ra bước ngoặt quan trọng quyết định tương lai của cuộc chiến cũng như vận mệnh thế giới. Ảnh: МАУ Экоцентр.


Thành phố Leningrad. Ngày 8/9/1941, vòng vây phát-xít phong tỏa Leningrad khép chặt. Kết nối duy nhất với thế giới bên ngoài chỉ còn duy nhất một “sinh lộ” nguy hiểm trên hồ Ladoga. 900.000 người Leningrad đã chết vì bom đạn, vì đói, vì lạnh trong 2 năm rưỡi bị phong tỏa. Nhưng thành phố anh hùng đã không đầu hàng. Ảnh: Викиванд.


Thành phố Moskva. Phát-xit Đức đã lên kế hoạch đánh bại Moskva ngay trong vài tháng đầu tiên của cuộc chiến. Từ ngày 30/9-20/4/1942, dù lực lượng không cân bằng, quân đội Liên Xô chiến đấu với sự kiên trì phi thường và lòng dũng cảm đã dành chiến thắng vẻ vang, khiến kế hoạch chiến tranh thần tốc của Đức Quốc xã thất bại thảm hại. Ảnh: Mk.ru.


Thành phố Tula. Nằm trên đường tiến quân của Đức về Moskva, đồng thời là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn, Tula đã trở thành một mục tiêu quan trọng của quân Đức vào mùa thu năm 1941. Quân và dân thành phố đã lập phòng tuyến và trụ vững trong 6 tuần trước các cuộc tấn công, góp phần làm cho kế hoạch đánh chiếm Moskva của kẻ thù sụp đổ. Ảnh: Bankgorodov.ru.


Thành phố Murmansk. Mùa thu năm 1941, quân Đức lên kế hoạch chiếm Murmansk, một đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc của Liên Xô, trong ba tuần. Nhưng rốt cục chúng đã bị cầm chân tại đây ba năm. Mùa thu năm 1944, khi quân Đức bị đánh lui, Murmansk đã gần như bị phá hủy hoàn toàn vì lượng bom đạn phải hứng chịu chỉ sau Stalingrad. Ảnh: Visit Murmansk.


Thành phố Sevastopol. Quân Đức đã bị đẩy lùi trong những nỗ lực đánh chiếm thành phố có ý nghĩa chiến lược Sevastopol và tháng 11-12/1941, và tháng 5-6/1942. Công cuộc bảo vệ Sevastopol đã trở thành một biểu tượng về lòng dũng cảm của nhân dân Xô-viết. Ảnh: Mk.ru.


Thành phố Novorossiysk. Vào mùa hè năm 1942, Hitler đã phát động cuộc tấn công về phía Nam, cố gắng chiếm khu vực nhiều tài nguyên dầu mỏ mà Novorossiysk là thành phố có ý nghĩa chiến lược. Cuộc phòng thủ ở nơi đây kéo dài hơn một năm. Dù chiếm được quân cảng Novorossiysk, quân Đức đã bị tổn thất nặng nề và đánh mất lợi thế chiến lược ở khu vực. Ảnh: Zeppelin Blog.


Thành phố Kerch. Là đô thị cổ được thành lập từ thế kỷ thứ 7 TCN, Kerch đã trải qua những thời khắc gian khổ và hào hùng nhất trong lịch sử của mình với cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Thành phố đã bốn lần bị chiếm đóng, và cùng với đó là bốn lần vùng lên đấu tranh giành tự do.


Mời quý độc giả xem video: Tổng thống Vladimir Putin sau 2 thập kỷ dẫn dắt nước Nga | VTV TSTC.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top