Nội dung đề tập trung vào lớp 12
Ths. Nguyển Chí Tuấn, GV Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (TPHCM) cho biết: Đề minh họa năm nay gồm 40 câu, tập trung chủ yếu ở lớp 12 với 38 câu. Phần địa lí lớp 11 có 2 câu.
Có thể thấy, nội dung lớp 11 không có câu lí thuyết nào, phần kĩ năng tăng thêm 1 câu so với đề 2019. Như thế, năm nay học sinh sẽ ôn tập nhẹ nhàng hơn nhiều bởi chỉ tập trung vào kĩ năng.
"Đối với nội dung lớp 12, phần tự nhiên năm nay có tới 7 câu. Tổng phần nội dung kì I là 10 câu, tăng hơn so với năm 2019 6 câu. Trong khi đó học kì II với nội dung ngành và vùng còn 14 câu, giảm so với năm ngoái. Điều này cũng phù hợp với định hướng tinh giản của Bộ. Đề minh họa năm nay đã không còn câu về Vùng kinh tế trọng điểm và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Ở phần kĩ năng, đề minh họa tăng thêm 1 câu so với năm 2019 (15 câu). Như vậy, phần lí thuyết sẽ là 24 câu (60%) và kĩ năng là 16 câu (40%). Do đó học sinh chỉ nắm chắc kĩ năng là có thể đạt 4 điểm".
Đề minh họa không quá phức tạp
Theo thầy Nguyển Chí Tuấn, Đề minh họa năm 2020 có 4 câu ở mức độ vận dụng cao (10%), 8 câu vận dụng (20%), 12 câu hiểu (30%) và 16 câu nhận biết (40%). Cấu trúc này cũng rất phổ biến trong ma trận kiểm tra của nhiều đơn vị hiện nay.
Như vậy, đề minh họa năm nay nhìn chung nhẹ nhàng. Các câu vận dụng và vận dụng cao cũng không quá phức tạp. Học sinh chỉ cần liên hệ, phân tích các mối quan hệ nhân quả một chút là có thể giải quyết được.
Phần tự nhiên trong đề minh họa có nhiều điểm mới, với nhiều câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải hiểu kĩ về các mối quan hệ nhân quả giữa khí hậu và địa hình, địa hình với sinh vật, địa hình với phát triển kinh tế như các câu 69, 71, 77, 78, 79. Do đó, để đạt điểm cao, học sinh cần nắm thật chắc nội dung bài học.
"Phần dân cư mọi năm đều là câu hỏi nhận biết thì năm nay cũng tập trung ở mức độ cao hơn với 3 câu, trong đó, đáng chú ý là câu 73 sẽ gây phân vân giữa đáp án A và C. Phần ngành và phần vùng trong đề minh họa tương đối đơn giản, chỉ cần nắm vững kiến thức trọng tâm là làm được.
Các câu hỏi kĩ năng cũng quen thuộc, trừ câu 68, học sinh phải tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên để so sánh. Các câu Atlat cũng là những câu phổ biến, dễ dàng lấy trọn điểm.
Với cấu trúc này, học sinh không khó để đạt điểm 7. Tỉ lệ điểm 9 trở lên sẽ rất cao. Đây thực sự là một niềm động viên để thầy trò cùng ôn tập tốt trong thời gian tới", thầy Nguyển Chí Tuấn cho biết như vậy.
Ôn tập hiệu quả môn Địa lí như thế nào?
Chia sẻ bí quyết để ôn tập bộ môn Địa lý thật tốt, thầy Nguyễn Chí Tuần đưa ra lời khuyên:
Thứ nhất: Học sinh phải thật thành thạo các kĩ năng như đọc Atlat, nhận xét biểu đồ, nhận dạng biểu đồ, xử lí số liệu, …
Thứ 2: Học sinh nên lập các sơ đồ kiến thức để dễ dàng hệ thống, phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên hay lí giải sự phát triển của các ngành kinh tế…
Thứ 3: Học sinh cần luôn đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào nhằm lí giải và đánh giá, phân tích các vấn đề địa lí. Khi đặt vào tình huống cụ thể, các em sẽ không lúng túng khi gặp các câu hỏi tương tự.
Thứ 4: Học sinh cần chủ động làm đề thường xuyên, đều đặn. Việc đọc đề kĩ lưỡng, tìm từ khóa chính xác và chọn lựa đáp án dựa trên việc phân tích một cách nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Học sinh luôn nhớ “Đáp án nằm ngay trong câu hỏi”.
Cuối cùng, các em cũng không được chủ quan. Các em cần chuẩn bị tốt tinh thần, có chiến lược ôn thi khoa học để có thể đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Ths. Nguyển Chí Tuấn, GV Trường THCS và THPT Đinh Thiện Lý (TPHCM) cho biết: Đề minh họa năm nay gồm 40 câu, tập trung chủ yếu ở lớp 12 với 38 câu. Phần địa lí lớp 11 có 2 câu.
Có thể thấy, nội dung lớp 11 không có câu lí thuyết nào, phần kĩ năng tăng thêm 1 câu so với đề 2019. Như thế, năm nay học sinh sẽ ôn tập nhẹ nhàng hơn nhiều bởi chỉ tập trung vào kĩ năng.
"Đối với nội dung lớp 12, phần tự nhiên năm nay có tới 7 câu. Tổng phần nội dung kì I là 10 câu, tăng hơn so với năm 2019 6 câu. Trong khi đó học kì II với nội dung ngành và vùng còn 14 câu, giảm so với năm ngoái. Điều này cũng phù hợp với định hướng tinh giản của Bộ. Đề minh họa năm nay đã không còn câu về Vùng kinh tế trọng điểm và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Ở phần kĩ năng, đề minh họa tăng thêm 1 câu so với năm 2019 (15 câu). Như vậy, phần lí thuyết sẽ là 24 câu (60%) và kĩ năng là 16 câu (40%). Do đó học sinh chỉ nắm chắc kĩ năng là có thể đạt 4 điểm".
Đề minh họa không quá phức tạp
Theo thầy Nguyển Chí Tuấn, Đề minh họa năm 2020 có 4 câu ở mức độ vận dụng cao (10%), 8 câu vận dụng (20%), 12 câu hiểu (30%) và 16 câu nhận biết (40%). Cấu trúc này cũng rất phổ biến trong ma trận kiểm tra của nhiều đơn vị hiện nay.
Như vậy, đề minh họa năm nay nhìn chung nhẹ nhàng. Các câu vận dụng và vận dụng cao cũng không quá phức tạp. Học sinh chỉ cần liên hệ, phân tích các mối quan hệ nhân quả một chút là có thể giải quyết được.
Phần tự nhiên trong đề minh họa có nhiều điểm mới, với nhiều câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải hiểu kĩ về các mối quan hệ nhân quả giữa khí hậu và địa hình, địa hình với sinh vật, địa hình với phát triển kinh tế như các câu 69, 71, 77, 78, 79. Do đó, để đạt điểm cao, học sinh cần nắm thật chắc nội dung bài học.
"Phần dân cư mọi năm đều là câu hỏi nhận biết thì năm nay cũng tập trung ở mức độ cao hơn với 3 câu, trong đó, đáng chú ý là câu 73 sẽ gây phân vân giữa đáp án A và C. Phần ngành và phần vùng trong đề minh họa tương đối đơn giản, chỉ cần nắm vững kiến thức trọng tâm là làm được.
Các câu hỏi kĩ năng cũng quen thuộc, trừ câu 68, học sinh phải tính được tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên để so sánh. Các câu Atlat cũng là những câu phổ biến, dễ dàng lấy trọn điểm.
Với cấu trúc này, học sinh không khó để đạt điểm 7. Tỉ lệ điểm 9 trở lên sẽ rất cao. Đây thực sự là một niềm động viên để thầy trò cùng ôn tập tốt trong thời gian tới", thầy Nguyển Chí Tuấn cho biết như vậy.
Ôn tập hiệu quả môn Địa lí như thế nào?
Chia sẻ bí quyết để ôn tập bộ môn Địa lý thật tốt, thầy Nguyễn Chí Tuần đưa ra lời khuyên:
Thứ nhất: Học sinh phải thật thành thạo các kĩ năng như đọc Atlat, nhận xét biểu đồ, nhận dạng biểu đồ, xử lí số liệu, …
Thứ 2: Học sinh nên lập các sơ đồ kiến thức để dễ dàng hệ thống, phân tích các mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên hay lí giải sự phát triển của các ngành kinh tế…
Thứ 3: Học sinh cần luôn đặt các câu hỏi tại sao, như thế nào nhằm lí giải và đánh giá, phân tích các vấn đề địa lí. Khi đặt vào tình huống cụ thể, các em sẽ không lúng túng khi gặp các câu hỏi tương tự.
Thứ 4: Học sinh cần chủ động làm đề thường xuyên, đều đặn. Việc đọc đề kĩ lưỡng, tìm từ khóa chính xác và chọn lựa đáp án dựa trên việc phân tích một cách nghiêm túc sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Học sinh luôn nhớ “Đáp án nằm ngay trong câu hỏi”.
Cuối cùng, các em cũng không được chủ quan. Các em cần chuẩn bị tốt tinh thần, có chiến lược ôn thi khoa học để có thể đạt kết quả tốt nhất.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại