Những lưu ý giúp ôn tập tốt Ngữ văn thi THPT quốc gia 2017

Hoài An

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Lưu ý với học sinh

Theo đó, học sinh cần đọc kỹ văn bản, suy nghĩ kỹ về giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của văn bản, tìm ra và hiểu được ý nghĩa những câu văn, những thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới người đọc qua tác phẩm.

Cần kết hợp học tập kiến thức với rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, viết đoạn văn, bài văn theo yêu cầu đề.

Học sinh phải tự giác, tích cực học tập, tự học chủ động tiếp cận văn bản trước qua việc chuẩn bị bài, kết hợp cách tổ chức hướng dẫn của giáo viên để tiếp nhận tác phẩm.

Chú trọng những thông điệp nhà văn muốn gửi tới người đọc qua tác phẩm; không ngừng rèn luyện kỹ năng làm văn theo cấu trúc đề thi.

Lưu ý với giáo viên

Để đáp ứng với những thay đổi trong đề thi, cô Phạm Thị Chiến cho rằng, giáo viên giảng dạy bộ môn cần đặc biệt quan tâm tới việc phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, nhất là năng lực chuyên biệt như năng lực cảm thụ thẩm mỹ, giao tiếp tiếng Việt,… qua cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; sử dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực theo hướng phát triển năng lực học sinh. Kết hợp hình thành kiến thức với rèn luyện kỹ năng cho học sinh.

Tìm phương pháp dạy phù hợp, dễ tiếp thu nhất với từng đối tượng học sinh, tao niềm hứng thú học tập trong giờ văn, cho học sinh thấy văn học gần gũi với đời sống.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi mới, đặc biệt từ khi có đề thi minh họa bộ môn Ngữ văn, cô Phạm Thị Chiến chia sẻ cách giảng dạy của mình như sau:

Cho học sinh tìm hiểu, nắm vững cấu trúc đề thi minh họa và cách làm bài từng phần theo cấu trúc đề thi.

Dạy kiến thức và kỹ năng cho học sinh đảm bảo vừa thông hiểu, vận dụng thấp vừa vận dụng cao theo cấu trúc đề thi, giao nhiệm vụ cho học sinh có giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập…

Phát hiện điểm mạnh và những khó khăn của học sinh, từ đó tìm cách phát huy thế mạnh hoặc giúp học sinh tháo gỡ khó khăn.

Kinh nghiệm biên soạn đề kiểm tra

Chia sẻ thâm kinh nghiệm trong việc biên soạn đề kiểm tra cho học sinh, cô Phạm Thị Chiến nhấn mạnh việc bám sát cấu trúc đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT; lựa chọn kiến thức cơ bản, trọng tâm trong từng bài học để khắc sâu, nhấn mạnh trong đề kiểm tra.

Bên cạnh đó, lựa chọn câu hỏi có tình huống, có vấn đề, khơi gợi sự suy nghĩ, cảm nhận và sáng tạo trong cách cảm nhận của học sinh, hướng tới phát triển năng lực học sinh.

Biên soạn đề kiểm tra theo các mức độ đòi hỏi về cả kiến thức và kỹ năng cho phù hợp với các đối tượng học sinh (chỉ thi tốt nghiệp/thi tuyển vào trường đại học).

Sự thay đổi trong đề thi minh họa môn Ngữ văn năm 2017, theo tôi không ảnh hưởng nhiều tới cách dạy và cách học trong nhà trường hiện nay. Bởi đề thi tuy có thay đổi về thời gian làm bài và giảm yêu cầu về dung lượng phần nghị luận xã hội nhưng cấu trúc cơ bản không có gì thay đổi.


Cô Phạm Thị Chiến
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
 

Bình luận bằng Facebook

Top