Những gương mặt then chốt của Việt Minh trong Cách mạng tháng 8

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Là linh hồn của cuộc Cách mạng tháng 8, Người đã viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.Nhà cách mạng Trường Chinh (1907-1988) là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc Cách mạng tháng 8. Trước thềm của cuộc cách mạng, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng.Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là một trong những người góp công thành lập nước VNDCCH. Ngày 14/8/1945, ông trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984) là một tướng lĩnh chủ chốt của Việt Minh trong Cách mạng tháng 8. Là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, sau khi cách mạng thắng lợi, ông giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong năm 1948 và cũng là một trong 2 Thượng tướng đầu tiên.Tháng 8/1945, nhà hoạt động cách mạng và quân sự Trần Đăng Ninh (1910-1955) được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông được phân công cùng tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng, tiến đánh tỉnh lỵ Thái Nguyên, sau đó bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Sau cách mạng, ông làm Đặc phái viên của BCH TW Đảng vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ.Nhà cách mạng Lê Thanh Nghị (1911-1989) là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, ông là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách miền duyên hải; năm 1946 là Thường vụ Xứ ủy.Nhà cách mạng Trần Huy Liệu (1901 - 1969) là người soạn Quân lệnh số 1 phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8. Ngày 25/8/1945, ông thay mặt Chính phủ cùng với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào kinh đô Huế chấp nhận sự thoái vị và nhận ấn tín của vua Bảo Đại. Sau cách mạng ông làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời.Nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là thành viên Ban thường trực của Uỷ ban dân tộc giải phóng trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, ông giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô giai đoạn 1952-1956.Nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt (1905-1992) là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Việt Minh trong tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở miền Nam. Sau cách mạng, ông đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...Nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh (1906-2008) là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và Ủy viên Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước. (Trong bức ảnh chụp cùng các đại biểu Quốc hội năm 1960, ông là người đứng giữa mang cà vạt, ở hàng sau).Nhà cách mạng Nguyễn Thị Thập (1908-1996) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lâu nhất (1956-1974) và cũng là người phụ nữ đầu tiên được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng vào năm 1985.Nhà cách mạng Nguyễn Khang (1919-1976) là người đầu tiên trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng phủ...Tướng Trần Tử Bình (1907-1967) là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông là một trong những cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội tại cuộc khởi nghĩa tháng 8/1945. Sau Cách mạng tháng 8, ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ của quân đội và Nhà nước.Nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Quyết (sinh năm 1922) là một nhà chính trị, nhà quân sự của Việt Nam. Năm 1945, ông là Bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội.Nhà cách mạng, nhà giáo Trần Văn Giàu (1911 – 2010) là người chỉ đạo cuộc nổi dậy của tổ chức Thanh Niên Tiền phong - lực lượng cốt cán của cuộc Cách mạng tháng 8 ở Sài Gòn. Sau cách mạng, ông làm Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ. Ngày 23/91945, ông viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) là một vị tướng lỗi lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 8/1945, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.Trong cuộc Cách mạng tháng 8, nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, nơi đặt kinh đô của triều đình nhà Nguyễn trước 1945.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là người thành lập tổ chức Thanh niên Tiền phong tháng 4/1945. Đây là tổ chức nòng cốt của cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Sài Gòn trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.


Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Là linh hồn của cuộc Cách mạng tháng 8, Người đã viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội.


Nhà cách mạng Trường Chinh (1907-1988) là Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc Cách mạng tháng 8. Trước thềm của cuộc cách mạng, tại Hội nghị toàn quốc của Đảng, ông được cử phụ trách Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau cách mạng, Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật, chuyển thành Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương do ông làm Hội trưởng.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) là một trong những người góp công thành lập nước VNDCCH. Ngày 14/8/1945, ông trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương ĐCS Đông Dương, sau đó là ủy viên Thường vụ Trung ương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Cách mạng thành công, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Phó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời và là Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân tự vệ năm 1946.


Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984) là một tướng lĩnh chủ chốt của Việt Minh trong Cách mạng tháng 8. Là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, sau khi cách mạng thắng lợi, ông giữ trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong năm 1948 và cũng là một trong 2 Thượng tướng đầu tiên.


Tháng 8/1945, nhà hoạt động cách mạng và quân sự Trần Đăng Ninh (1910-1955) được cử vào Tổng bộ Việt Minh, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa Toàn quốc và Đại hội Quốc dân Tân Trào. Cách mạng tháng 8 nổ ra, ông được phân công cùng tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy quân giải phóng, tiến đánh tỉnh lỵ Thái Nguyên, sau đó bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội. Sau cách mạng, ông làm Đặc phái viên của BCH TW Đảng vào công tác ở Trung Bộ và Nam Bộ.


Nhà cách mạng Lê Thanh Nghị (1911-1989) là một thành viên của Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, ông là Xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách miền duyên hải; năm 1946 là Thường vụ Xứ ủy.


Nhà cách mạng Trần Huy Liệu (1901 - 1969) là người soạn Quân lệnh số 1 phát lệnh Tổng khởi nghĩa toàn quốc trong cuộc Cách mạng tháng 8. Ngày 25/8/1945, ông thay mặt Chính phủ cùng với các đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận vào kinh đô Huế chấp nhận sự thoái vị và nhận ấn tín của vua Bảo Đại. Sau cách mạng ông làm Bộ trưởng Bộ Thông tin Tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời.


Nhà cách mạng Nguyễn Lương Bằng (1904-1979) là thành viên Ban thường trực của Uỷ ban dân tộc giải phóng trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau Cách mạng, ông giữ chức vụ Tổng giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam, đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô giai đoạn 1952-1956.


Nhà cách mạng Hoàng Quốc Việt (1905-1992) là một trong những lãnh đạo chủ chốt của Việt Minh trong tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 ở miền Nam. Sau cách mạng, ông đảm nhiệm các vai trò Bí thư Tổng bộ Việt Minh, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...


Nhà cách mạng Cao Hồng Lãnh (1906-2008) là Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ và Ủy viên Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam trong cuộc Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng của Đảng và Nhà nước. (Trong bức ảnh chụp cùng các đại biểu Quốc hội năm 1960, ông là người đứng giữa mang cà vạt, ở hàng sau).


Nhà cách mạng Nguyễn Thị Thập (1908-1996) là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại tỉnh Mỹ Tho trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, bà được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Bà là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam lâu nhất (1956-1974) và cũng là người phụ nữ đầu tiên được nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng vào năm 1985.


Nhà cách mạng Nguyễn Khang (1919-1976) là người đầu tiên trực tiếp lãnh đạo thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Hà Nội trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa II, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng phủ...


Tướng Trần Tử Bình (1907-1967) là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông là một trong những cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội tại cuộc khởi nghĩa tháng 8/1945. Sau Cách mạng tháng 8, ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ của quân đội và Nhà nước.


Nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Quyết (sinh năm 1922) là một nhà chính trị, nhà quân sự của Việt Nam. Năm 1945, ông là Bí thư thành ủy Hà Nội, ủy viên Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Hà Nội.


Nhà cách mạng, nhà giáo Trần Văn Giàu (1911 – 2010) là người chỉ đạo cuộc nổi dậy của tổ chức Thanh Niên Tiền phong - lực lượng cốt cán của cuộc Cách mạng tháng 8 ở Sài Gòn. Sau cách mạng, ông làm Chủ tịch Lâm ủy hành chính Nam Bộ. Ngày 23/91945, ông viết lời kêu gọi Nam Bộ kháng chiến: "Hãy nắm chặt vũ khí trong tay, xông lên đánh đuổi thực dân Pháp, cứu nước. Cuộc kháng chiến bắt đầu..."


Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) là một vị tướng lỗi lạc của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tháng 8/1945, ông được bầu làm Bí thư Khu ủy khu IV và được cử đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Trong Đại hội Đảng ở Tân Trào, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ có nhiệm vụ theo dõi và tổ chức giành chính quyền tại Trung Kỳ trong Cách mạng tháng 8.


Trong cuộc Cách mạng tháng 8, nhà thơ Tố Hữu (1920 – 2002) là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên - Huế, nơi đặt kinh đô của triều đình nhà Nguyễn trước 1945.


Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là người thành lập tổ chức Thanh niên Tiền phong tháng 4/1945. Đây là tổ chức nòng cốt của cuộc nổi dậy giành chính quyền ở Sài Gòn trong Cách mạng tháng 8. Sau cách mạng, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Y tế trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top