Những điểm cần lưu ý khi dạy học theo nhóm

bu0n_c4_+)0j

Thành viên
#1
Việc chia nhóm nên được tiến hành như thế nào, dựa vào những yếu tố gì để mang lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Hãy cùng Global Education tìm hiểu một số yếu tố mà bạn cần cân nhắc trước khi chia nhóm học viên của mình!


  1. Mục đích giảng dạy
Việc chia nhóm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn xác định rõ mục đích của bài giảng và mục đích của từng hoạt động trong bài giảng.
  1. Khả năng và trình độ học viên
Đây cũng là một nhân tố khác cần lưu ý. Phần lớn các lớp ngoại ngữ đều có rất nhiều học viên với nhiều trình độ khác nhau. Bạn có thể chia nhóm tùy theo tính chất, yêu cầu của bài tập sao cho học viên cùng một nhóm có trình độ đa dạng khác nhau để giúp đỡ, bổ trợ cho nhau hoặc gần tương đương với nhau để cùng phấn đấu tiến bộ.
  1. Tính cách, phong cách của học viên
Mỗi học viên có mỗi tính cách, cá tính khác nhau, vì vậy bạn cũng nên cân nhắc đến điều này khi chia nhóm. Phần lớn các học viên đều có thể làm việc hòa hợp với nhau nhưng đôi khi có những học viên lại không làm việc một cách tích cực. Ví dụ như cùng 1 nhóm nhưng có người lại khá rụt rè bên cạnh một người khác lại khá trội và thường chi phối những thành viên khác trong nhóm. Khi đó bạn cần suy nghĩ thấu đáo để xếp nhóm những học viên này.
  1. Qui mô lớp học
Với những lớp có từ 20 – 30 học viên thì bạn có thể quản lí các cặp và nhóm một cách khá dễ dàng. Nhưng đối với những lớp có đông học viên hơn thế, bạn cần lên kế hoạch thật kỹ càng để tránh tình trạng có những nhóm chỉ có số ít thành viên “lao động nghiêm túc”, những người còn lại chỉ ngồi chơi mà vẫn được hưởng kết quả chung của cả nhóm.
Quà tặng đặc biệt
Phần mềm học tiếng Anh
Luyện nói tiếng Anh


  1. Kinh nghiệm làm việc nhóm trước đây của chính học viên
Nếu như học viên chưa từng làm quen với mô hình làm việc theo nhóm thì đây là lúc bạn cần phát huy tích cực vai trò của mình trong việc giới thiệu những nguyên lý và phương pháp cơ bản của làm việc theo nhóm. Trong trường hợp học viên đã từng làm nhóm trước đó và thu lượm được những kinh nghiệm nhất định, bạn nên dành thêm thời gian để họ chia sẻ và trao đổi thêm kinh nghiệm, thông tin với các học viên khác về phương pháp làm việc này.
  1. Đặc điểm của bài tập giao cho học viên
Một bài tập thảo luận có thể được chia làm theo nhóm, nhưng một bài tập role-play hay pair-work lại được làm theo cặp đôi. Tuy nhiên tùy theo nhu cầu của các nhóm cũng như mục đích của bài học, các bài tập giao cho học viên làm có thể được tiến hành theo cách khác, khi đó một bài tập role-play có thể được làm theo nhóm hoặc cả lớp, và bài tập thảo luận lại có thể được làm theo đôi.
  1. Sự cân bằng của những mô hình tương tác trong bài học
Trong một buổi dạy, nếu như học viên phải làm bài tập cá nhân từ đầu đến cuối, họ sẽ mất tập trung và sớm cảm thấy nhàm chán; việc làm theo cặp từ đầu đến cuối buổi học cũng cho kết quả tương tự, học viên sẽ có thể chuyển sang nói chuyện riêng ngay khi họ cảm thấy nhàm chán và điều này cũng không có nghĩa là việc duy trì vai trò trung tâm của giáo viên từ đầu đến cuối sẽ là một giải pháp hay. Họ cần một sự cân bằng giữa các mô hình tương tác trong cùng 1 giờ học.
  1. Động lực làm việc theo nhóm của lớp
Nói cách khác là những mối quan hệ giữa các học viên và cách những học viên trong cùng lớp cư xử với nhau trong lớp cũng như ngoài giờ học. Kết quả làm việc của một nhóm mà mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm đó tốt bao giờ cũng cao hơn kết quả của nhóm mà các thành viên luôn ganh ghét, đố kị với nhau bởi chính sự ganh ghét, đố kị sẽ khiến họ khó mà thống nhất được ý kiến, khó mà bỏ qua được cái tôi cá nhân vì lợi ích tập thể.
Vậy là với 8 điểm cầu lưu ý trên đây, Global Education đã phần nào giúp bạn tìm hiểu những yếu tố có thể có ảnh hưởng (tốt hoặc không tốt) đến chất lượng và hiệu quả của việc phân chia học viên làm bài tập nhóm. Chúc các bạn luôn thành công với bài giảng của mình!



Minh Thu - Global Education (Tổng hợp)
 

Bình luận bằng Facebook

Top