Kĩ thuật dạy học mới
Từng đoạt giải Nhì trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học thành phố Hà Nội, cô Nguyễn Thị Như Quỳnh - giáo viên Trường Tiểu học Phú Minh (Sóc Sơn) luôn có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết trong giảng dạy, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Cô luôn nỗ lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
Cô Quỳnh tâm sự: “Đổi mới sáng tạo phải thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị kế hoạch dạy học. Trước khi soạn bài, tôi đều nghiên cứu kĩ nội dung các bài học, xác định mục tiêu cho từng hoạt động, nhiệm vụ của cô và trò. Trên cơ sở đó, xây dựng các hoạt động dạy - học phù hợp. Với mỗi bài dạy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ xây dựng thêm các câu hỏi tình huống, bài tập ở mức 3 và 4 để phát triển năng lực của học sinh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT”.
Trong quá trình dạy học, cô Quỳnh luôn phối hợp các phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt, khéo léo Mô hình Trường học mới, sử dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học như: Khăn trải bàn, các mảnh ghép… nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh. Nhờ đó mà các tiết học của cô, học sinh rất hứng thú tham gia với không khí “học bằng chơi, chơi mà học” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng.
“Trong mỗi tiết học, tôi tạo ra nhiều tình huống thi đua nhằm phát huy hết khả năng của học sinh” - cô Quỳnh chia sẻ, đồng thời cho biết: Cô vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 4. Cô luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cô lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của thành viên trong tổ. Trên cơ sở đó, trao đổi, thảo luận, để cùng đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp dạy các bài khó; Đồng thời, đưa ra biện pháp để phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng thêm học sinh giỏi.
Ngoài ra, cô luôn chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, lan tỏa đến học sinh lòng nhân ái, yêu thương qua các hoạt động thiện nguyện, hoặc lồng ghép trong các bài học để giáo dục học sinh. Bản thân cô luôn là tấm gương sáng cho các con noi theo. Cô động viên người thân trong gia đình và gây dựng Quỹ học bổng “Học sinh nghèo vượt khó”. Hoạt động này đã duy trì suốt 12 năm qua. Hàng năm, quỹ đã trao tặng 60 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó của trường nơi cô công tác và Trường THCS Phú Minh.
Dạy học qua trò chơi
“Tôi luôn trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu cách sử dụng, cơ chế hoạt động của các phần mềm. Từ đó, đề xuất giải pháp và hỗ trợ rất tích cực cho các trường học trên địa bàn huyện Sóc Sơn khi thực hiện các phần mềm mới ứng dụng vào dạy học”. Cô Nguyễn Thị Như Quỳnh
16 năm đứng trên bục giảng, cô Đinh Thị Ngọc Hương - Giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc (Thanh Trì) luôn tâm niệm: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn’’. Cô luôn có ý thức tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục khó khăn, tìm kiếm những phương pháp, cách thức mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cô luôn cố gắng trau dồi bản thân, đem sức mạnh tinh thần, truyền lửa nhiệt huyết đến với bạn bè đồng nghiệp và học sinh để mỗi ngày cô – trò đến trường với tâm thế vui tươi, sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Trong quá trình dạy học, cô luôn tạo cơ hội để học sinh được thể hiện mình thông qua tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm. Cô thường đặt câu hỏi đơn giản hoặc những vấn đề mà các em hứng thú... Đối với những học sinh giỏi, cô đưa ra những tình huống, câu hỏi kích thích tư duy, sáng tạo của các em. Với học sinh có học lực trung bình, cô luôn khơi ngợi, động viên để các em mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của mình, đồng thời chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các bạn và thầy cô giáo. Chính vì vậy, lớp cô chủ nhiệm luôn có tinh thần học tập sôi nổi.
Là khối trưởng, và cũng là giáo viên chủ nhiệm, cô Hương luôn xác định nhiệm vụ chuyên môn phải được đặt lên hàng đầu. Cô tiên phong, gương mẫu trong học tập, nâng cao trình độ; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong trường, trong khối xây dựng bài giảng, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài ôn tập cho học sinh dưới hình thức các trò chơi, để các em được chơi, được học. Theo đó, cô cùng đồng nghiệp đã xây dựng mỗi tuần được 2 tiết trò chơi dựa trên phiên bản game show “Ai là triệu phú”. Hệ thống trò chơi này được học sinh thích thú và đón nhận nồng nhiệt.
Bên cạnh đó, cô còn tích cực đổi mới các hoạt động trên lớp như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; dùng phần mềm để soạn bài, giảng bài. Cô cũng ứng dụng mạng xã hội, tạo nhóm Zalo, Facebook để kết nối giáo viên với phụ huynh. Qua đó có thể trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, để cha mẹ cùng phối hợp giáo dục con cái.
Trong các giờ lên lớp, cô chú trọng thay đổi hình thức tổ chức dạy học để xây dựng những giờ học vui, hấp dẫn học sinh. “Ngay từ ngày đầu đi dạy, tôi đã tự học và sử dụng thành thạo tin học cơ bản: Word, PowerPoint, Excel. Vào những năm tiếp theo, tôi đã tự học và có thể xây dựng các bài giảng E-learning và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng bài giảng E-learning” – cô Hương chia sẻ; Đồng thời cho biết: Cô là một trong những giáo viên đi đầu trong việc cập nhật các phương pháp dạy học mới. Trong giảng dạy cô rất chú trọng đến chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Bằng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, cô cũng nhận thấy việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế, cô tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả, cô đã có 1 sáng kiến kinh nghiệm đoạt loại C cấp thành phố và 4 sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A cấp huyện.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Từng đoạt giải Nhì trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học thành phố Hà Nội, cô Nguyễn Thị Như Quỳnh - giáo viên Trường Tiểu học Phú Minh (Sóc Sơn) luôn có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết trong giảng dạy, gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào. Cô luôn nỗ lực, không ngừng đổi mới, sáng tạo trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
Cô Quỳnh tâm sự: “Đổi mới sáng tạo phải thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị kế hoạch dạy học. Trước khi soạn bài, tôi đều nghiên cứu kĩ nội dung các bài học, xác định mục tiêu cho từng hoạt động, nhiệm vụ của cô và trò. Trên cơ sở đó, xây dựng các hoạt động dạy - học phù hợp. Với mỗi bài dạy, tôi luôn trăn trở suy nghĩ xây dựng thêm các câu hỏi tình huống, bài tập ở mức 3 và 4 để phát triển năng lực của học sinh theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT”.
Trong quá trình dạy học, cô Quỳnh luôn phối hợp các phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt, khéo léo Mô hình Trường học mới, sử dụng đa dạng các kĩ thuật dạy học như: Khăn trải bàn, các mảnh ghép… nhằm tạo hứng thú và phát huy năng lực của học sinh. Nhờ đó mà các tiết học của cô, học sinh rất hứng thú tham gia với không khí “học bằng chơi, chơi mà học” một cách tự nhiên, nhẹ nhàng không căng thẳng.
“Trong mỗi tiết học, tôi tạo ra nhiều tình huống thi đua nhằm phát huy hết khả năng của học sinh” - cô Quỳnh chia sẻ, đồng thời cho biết: Cô vừa là giáo viên giảng dạy, vừa là Tổ trưởng chuyên môn khối 4. Cô luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, đồng nghiệp. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cô lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn, vướng mắc của thành viên trong tổ. Trên cơ sở đó, trao đổi, thảo luận, để cùng đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn, tìm ra phương pháp dạy các bài khó; Đồng thời, đưa ra biện pháp để phụ đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng thêm học sinh giỏi.
Ngoài ra, cô luôn chú trọng giáo dục, bồi dưỡng, lan tỏa đến học sinh lòng nhân ái, yêu thương qua các hoạt động thiện nguyện, hoặc lồng ghép trong các bài học để giáo dục học sinh. Bản thân cô luôn là tấm gương sáng cho các con noi theo. Cô động viên người thân trong gia đình và gây dựng Quỹ học bổng “Học sinh nghèo vượt khó”. Hoạt động này đã duy trì suốt 12 năm qua. Hàng năm, quỹ đã trao tặng 60 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó của trường nơi cô công tác và Trường THCS Phú Minh.
Dạy học qua trò chơi
“Tôi luôn trau dồi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu cách sử dụng, cơ chế hoạt động của các phần mềm. Từ đó, đề xuất giải pháp và hỗ trợ rất tích cực cho các trường học trên địa bàn huyện Sóc Sơn khi thực hiện các phần mềm mới ứng dụng vào dạy học”. Cô Nguyễn Thị Như Quỳnh
16 năm đứng trên bục giảng, cô Đinh Thị Ngọc Hương - Giáo viên Trường Tiểu học Vạn Phúc (Thanh Trì) luôn tâm niệm: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn’’. Cô luôn có ý thức tự tìm tòi, học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục khó khăn, tìm kiếm những phương pháp, cách thức mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cô luôn cố gắng trau dồi bản thân, đem sức mạnh tinh thần, truyền lửa nhiệt huyết đến với bạn bè đồng nghiệp và học sinh để mỗi ngày cô – trò đến trường với tâm thế vui tươi, sẵn sàng cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Trong quá trình dạy học, cô luôn tạo cơ hội để học sinh được thể hiện mình thông qua tổ chức trò chơi, hoạt động nhóm. Cô thường đặt câu hỏi đơn giản hoặc những vấn đề mà các em hứng thú... Đối với những học sinh giỏi, cô đưa ra những tình huống, câu hỏi kích thích tư duy, sáng tạo của các em. Với học sinh có học lực trung bình, cô luôn khơi ngợi, động viên để các em mạnh dạn chia sẻ hiểu biết của mình, đồng thời chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía các bạn và thầy cô giáo. Chính vì vậy, lớp cô chủ nhiệm luôn có tinh thần học tập sôi nổi.
Là khối trưởng, và cũng là giáo viên chủ nhiệm, cô Hương luôn xác định nhiệm vụ chuyên môn phải được đặt lên hàng đầu. Cô tiên phong, gương mẫu trong học tập, nâng cao trình độ; sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp trong trường, trong khối xây dựng bài giảng, đặc biệt là xây dựng hệ thống bài ôn tập cho học sinh dưới hình thức các trò chơi, để các em được chơi, được học. Theo đó, cô cùng đồng nghiệp đã xây dựng mỗi tuần được 2 tiết trò chơi dựa trên phiên bản game show “Ai là triệu phú”. Hệ thống trò chơi này được học sinh thích thú và đón nhận nồng nhiệt.
Bên cạnh đó, cô còn tích cực đổi mới các hoạt động trên lớp như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; dùng phần mềm để soạn bài, giảng bài. Cô cũng ứng dụng mạng xã hội, tạo nhóm Zalo, Facebook để kết nối giáo viên với phụ huynh. Qua đó có thể trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh, để cha mẹ cùng phối hợp giáo dục con cái.
Trong các giờ lên lớp, cô chú trọng thay đổi hình thức tổ chức dạy học để xây dựng những giờ học vui, hấp dẫn học sinh. “Ngay từ ngày đầu đi dạy, tôi đã tự học và sử dụng thành thạo tin học cơ bản: Word, PowerPoint, Excel. Vào những năm tiếp theo, tôi đã tự học và có thể xây dựng các bài giảng E-learning và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng bài giảng E-learning” – cô Hương chia sẻ; Đồng thời cho biết: Cô là một trong những giáo viên đi đầu trong việc cập nhật các phương pháp dạy học mới. Trong giảng dạy cô rất chú trọng đến chất lượng giáo dục mũi nhọn.
Bằng nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp, cô cũng nhận thấy việc nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm có vai trò vô cùng quan trọng, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì thế, cô tích cực tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm. Kết quả, cô đã có 1 sáng kiến kinh nghiệm đoạt loại C cấp thành phố và 4 sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A cấp huyện.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại