Những chuyện li kì, rùng rợn trong Tử cấm thành

thanh huyen

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Thứ nhất: "Chuột". Nghe nói hồi mới giải phóng, đêm đêm, khi nhân viên bảo vệ đi tuần tra thường trông thấy một loài động vật rất kỳ lạ, nếu nói nó là chuột thì có vẻ quá lớn, còn bảo là heo thì nó lại chạy quá nhanh. Người ta nói đây là loài thú do hoàng tộc nuôi để "trấn cung". Có rất nhiều người muốn bắt thử một hai con xem thế nào nhưng đã mấy chục năm ròng trôi qua, người trông thấy chúng ngày một nhiều nhưng thật sự bắt được chúng lại chẳng có ai.


Thứ hai: Người gác cửa.

5 giờ chiều là thời điểm Cố Cung đóng cửa. Nghe nói ấy là lúc âm khí nặng nhất. Có rất nhiều du khách cảm giác được rằng dù đương trong mùa hè oi bức thì từ 5 giờ trở đi, Cố Cung cũng sẽ toát ra sự lạnh lẽo lạ lùng. Đó là do bởi khi đã qua 5 giờ, dương khí của con người sẽ giảm và là lúc âm khí trỗi dậy. Ngày trước Cố Cung cũng từng có người gác cửa nhưng nghe những người lớn tuổi kể rằng, những người làm nghề này đều nhiễm âm khí rất nặng và lây sang cả con cháu đời sau nên nghề này dần chẳng còn ai làm nữa, đến tận bây giờ thì Cố Cung hoàn toàn không có một ai giữ cửa.



Thứ ba: Cái giếng cổ quái.

Trong Cố Cung có rất nhiều giếng, bình thường ban ngày nhìn xuống thì chỉ thấy có đá và cỏ mà thôi, thế nhưng cứ đến 12 giờ khuya, khi nhìn xuống dưới, chỉ cần trên trời có ánh trăng thì thứ hiện dưới giếng không phải đá, cũng chả phải cỏ, mà là nước… và mặt nước ấy sẽ phản chiếu gương mặt của chính bạn…

Thứ tư: Bóng ma cung nữ.

Một đêm khuya năm 1983, có người đi ngang qua khu vực gần Côi Bảo Quán (nơi cất giữ châu báu) thì bỗng phát hiện ở phía xa có một người cầm đèn lồng, anh ta nhớ là thời đại này người nào cũng dùng đèn pin hết cả rồi, ai lại dùng đèn lồng cơ chứ, chẵng nhẽ… Nhưng lại tự trấn tĩnh trên đời tuyệt không có quỷ thần, chắc chắn là anh ta hoa mắt hoặc có lẽ là hiện tượng tự nhiên gì đó mà thôi, vì vậy bèn vững dạ tiến tới xem thử, nhưng đi mãi mà anh ta vẫn không đuổi kịp được người cầm đèn lồng đó. Thế là anh ta bèn căng mắt chăm chú nhìn hồi lâu, đích thật là một cô cung nữ mặc sườn xám đời Thanh, trên tay cầm một chiếc đèn lồng dẹt theo chuẩn quy tắc cung đình. Phát hiện này khiến anh ta sợ hãi ngã thụp xuống đất và không dám đuổi theo nữa, mãi đến khi không nhìn thấy ánh đèn lồng nữa mới lê bước về nhà theo con đường khác.

Thứ năm: Ai đã báo động?

Ở Cố Cung đã từng xảy ra một án trộm châu báu, kẻ tình nghi đã trốn ở khe hở giữa hai nhà vệ sinh tại Côi Bảo Quán, khi nhân viên tan làm thì bước ra ngoài hành sự, trước khi chui vào Côi Bảo Quán thì hắn ta đã thó không ít thứ quý giá ở Chung Bảo Quán, song đi chưa được bao xa thì đã bị nhân viên tuần tra phát hiện. Quá trình phát hiện cũng rất kỳ lạ, vốn nhân viên tuần tra kia không định ngẩng đầu nhìn nhưng một âm thanh nào đó đã vang lên báo cho anh ta biết một cách rất trùng hợp: “Có người lấy đồ của ta, hắn ở ngay trên tường…”, cảm giác đó rất rõ rệt và dai dẳng, vì thế anh ta đã chiếu đèn pin lên tường và thực sự phát hiện ra kẻ hiềm nghi kia. Nhưng giữa đêm giữa hôm mà trên tường lại bất thình lình xuất hiện một bóng người nên anh ta cũng sợ hãi vì vậy mà anh ta đã kêu toáng lên, bóng người kia cũng hoảng hốt nhảy xuống tường. Sau đó nghe nói phía cảnh sát đã điều người tới phong tỏa Cố Cung tầng tầng lớp lớp. Còn kẻ hiềm nghi kia tất nhiên không bị ngã chết nhưng lại bị thương ở chân, thế là bị tóm!

Thứ sáu: Chuyện lạ ở Trữ Tú cung.

Vào những năm 80, cứ đến đêm là Tử Cấm Thành sẽ luôn có một đội tuần tra, cũng có hẳn cả đội cứu hỏa túc trực. Mùa hè nọ, sau khi những nhân viên đội cứu hỏa diễn tập cứu hỏa ở Trữ Tú cung thì ngủ tại đây. Bởi khá nóng nên không ai dùng chăn, chỉ trải chiếu rồi ngủ thôi. Hai giờ sáng, có một đội viên bị gió lay tỉnh, khi anh ta mơ màng mở mắt thì bỗng ồ lên: “Sao tui lại ngủ ngoài hành lang thế này? Rõ ràng tui nằm ở bên trong cơ mà?”. Dù sợ nhưng nói cho cùng thì anh ta cũng là lính, thế nên cũng mắt nhắm mắt mở làm lơ ôm chiếu vô lại trong điện. Sáng tỉnh dậy cũng thấy mình bị đá ra ngoài hành lang nên anh ta đã thở than với những đội viên khác rằng: “Đừng quậy nữa, mấy cậu không làm khổ tui là không được hả? Tập luyện đã mệt rồi, mấy người còn rảnh đi hành tui nữa!”. Những đội viên khác nói: “Bọn này không có đá cậu ra ngoài, sáng ngủ dậy đã thấy cậu ngủ ngoài rồi. Có phải cậu bị mộng du không đấy, nhưng cậu đâu có cái tật này đâu, lạ nhỉ”. Thế là họ quyết định làm rõ chuyện này, sau khi tuần tra xong đều ngủ lại ở đó, nhưng lần nào anh lính đó cũng bị “mang” ra ngoài hành lang. Họ thật sự sợ hãi, từ đó không dám ngủ lại Trữ Tú cung nữa. Nhưng tại sao chỉ có mình anh lính đó bị “mang” ra? Có lẽ là do dương khí của anh lính kia khá yếu, sau khi tuần tra xong lại mệt mỏi nên càng yếu hơn, thế là bị “trêu đùa” như vậy.

  1. Có người từng giữ nhiệm vụ canh cửa cho Cố Cung ngày trước đã kể lại rằng mỗi tối đều nghe thấy tiếng ai đó tấu nhạc, thậm chí đôi khi còn thấy có cả một hàng dài cung nữ thái giám xếp hàng đi lướt qua… ( 1 hàng dài đó bà con @@)
    2. Tử Cấm Thành là nơi chôn thây vùi xác của rất nhiều người, có người chết minh bạch nhưng cũng có lắm kẻ phải rời cõi trần một cách oan khiên, mà những người biến mất một cách “vô cớ” như thế này tuy không tra ra được nguyên nhân tử vong song luôn có một điểm giống nhau: sau khi người đó chết, nếu tìm thấy được thi thể thì thi thể đó cũng không có da mặt.


  2. Hồi tôi còn học cấp 2, hình như là năm 93 thì phải, tầm tháng 11. Hôm nọ nghe bạn bè nói Tử Cấm Thành có nhiều chuyện ma quái lắm thế là tôi bèn quyết định cuối tuần ghé qua xem thử. Cuối tuần đó tôi làm xong bài tập, đợi đến 8 giờ thì tạt qua nhà cậu tôi, em họ tôi nói hôm nay ông ấy có ca trực ở Tử Cấm Thành. Tôi cực kỳ hứng khởi bởi có thể ở lại đó lâu hơn một chút. Tôi mò tới Tử Cấm Thành tìm cậu tôi tám nhảm: “Con nghe nói Cố Cung có ma hả cậu, là thật à?”. Sau khi nghe tôi nói, cậu ngẩn người một hồi mới bảo: “Không có ma, người ta nói bậy bạ thôi”, nhưng cậu tôi chỉ nói có thế, không đề cập đến bất kỳ câu nào nữa.

    Tầm 9 rưỡi ông ấy đuổi tôi về nhà. Bởi mục đích của tôi tới đây là muốn kiểm chứng xem có ma hay không nên cứ lần lữa không chịu đi. Rất nhanh đã tới 11 giờ, tôi lấy cớ muốn đi WC để chuồn khỏi phòng trực. Nói ra cũng lạ, hôm ấy thời tiết khá tốt nhưng khi tôi vừa mới ra ngoài thì trời liền nổi gió.

    Lúc đó tôi sợ điếng người, ngây ngốc một phút đồng hồ mới định thần lại được. Tôi ngẫm nghĩ một hồi, trông phục sức thì có vẻ như người đó là cung nữ. Tôi vội men theo đường cũ quay trở về phòng trực của cậu, khi bước vào phòng tôi đã nói với cậu rằng tôi đã thật sự nhìn thấy ma và kể lại câu chuyện mới xảy ra. Ông ấy chăm chú nghe tôi nói hết, khóe môi ông giật giật mấy cái và hỏi: “Con tới đại điện à?”. Tôi nói tôi vẫn chưa vào, ông ấy thở phào nhẹ nhõm và bảo rằng nơi ấy không được tùy tiện bước vào khi trời về đêm.

    Tuy tôi rất sợ nhưng lại rất muốn đi xem thử nên đã nài nỉ cậu cùng đi tới đó. Cuối cùng ông ấy đành bó tay và đi theo tôi một cách rất không tình nguyện. Lúc chúng tôi bước tới trước cửa đại điện thì sững cả người, tôi thấy không chỉ có một cung nữ mà rất nhiều cung nữ đang đi về phía đại điện. Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao cậu tôi lại nói tối đến không được tùy tiện bước vào đây rồi…

    4. Nghe nói một đêm nọ có một tên trộm muốn đến Tử Cấm Thành thó trân châu trong giếng. Vì ông nội của hắn ta là thái giám tiền triều nên ông ấy đã sống trong cung từ rất lâu, biết được rất nhiều chuyện, mãi đến khi Đại Thanh diệt vong. Năm đó, bởi trong cung xảy ra đại loạn nên có một hoàng phi đã nhảy xuống giếng tự vẫn, trong miệng vẫn còn ngậm ngọc. Chuyện này khiến hắn ta trăn trở mãi thôi, do muốn phát tài nên đã tìm cơ hội lẻn vào Tử Cấm Thành.

Hôm đó hắn ta đến bên miệng giếng, đêm ấy vừa khéo trời nổi gió to sấm lớn, bỗng chớp lóe lên, một cô gái mặc đồ trắng bước ra từ vách tường đối diện, hắn ta sợ tới mức… chết ngay tại chỗ! Sau đó cảnh sát có đến điều tra nhưng không biết nguyên nhân gây nên cái chết, vì vậy đã phái người đến canh phòng nghiêm ngặt Tử Cấm Thành. Một tháng sau, cũng vào một đêm mưa to gió lớn như vậy, chuyện tương tự xảy ra ngay trước mặt đội cảnh vệ, song cũng may là nhiều người ở đó nên không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng sau đêm đó không ít cảnh vệ bị ám ảnh và nhiễm bệnh nặng, chuyện này hiện vẫn chẳng có ai có thể lý giải được.

1. Chuyện Cái Giếng

Theo lời kể của 1 thái giám tiền triều thì trong Tử Cấm Thành có gần 100 cái giếng nhưng trải qua biết bao triều đại và hàng thế kỷ, người trong cả hoàng cung không ai dám uống thứ nước dưới những cái giếng này, thậm chí cả Hoàng Thượng cũng không dám uống mà lấy từ một nơi tên là “Ngọc Tuyền viên” sau đó chuyển đến chỗ các cung nhân ở Di Hòa Viên. Sau khi được kiểm tra xong xuôi, phần nước này mới được đem đi đến các cung khác. Kể từ thời Minh đã bắt đầu “tục” này rồi. Bởi giếng là công cụ dùng để trả thù rất phổ biến, bạn sẽ không thể biết được dưới những miệng giếng ấy là bao nhiêu mạng người đã vùi thây, ngay cả đệ nhất ái phi của hoàng đế Quang Tự là Trân phi cũng đã bị mẹ chồng Từ Hy đẩy thẳng xuống giếng. Ngoài những cái xác đã phân hủy sau sự mài mòi của năm tháng, nước ở dưới giếng cũng có rất nhiều “thứ” khác và là nguyên nhân gây đau bụng, ngộ độc thậm chí là xảy thai.

2. Chuyện Trân Phi

Trân Phi là vị phi tần được Quang Tự sủng ái nhất. Sở hữu nhan sắc ổn nhất dàn hậu cung, kết hợp với tư tưởng phóng khoáng trong cách sống và lối suy nghĩ mới lạ về chuyện triều cương, vua Quang Tự và Trân Phi dần hợp nhau trong cách nghĩ, vì vậy Trân Phi luôn được Quang Tự yêu thích và xem như điểm tựa tinh thần. Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại để miêu tả thì Trân Phi quả là một “nữ hán tử”, bà không sợ cường quyền, không sợ Từ Hy và sẵn sàng lên án những hành động bất công. Điều này khiến Từ Hy chán ghét và nuôi chí “thanh trừng” cô con dâu này. Năm 1900, trước sự mạnh mẽ của quân ngoại xâm và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nên hoàng thất buộc phải lui về Tây An lánh nạn, trước khi đi 1 ngày, Từ Hy lấy cớ muốn “tuẫn tiết” để “giảm gánh nặng cho hoàng thượng” nên đã “rủ” Trân Phi cùng “tự tử”. Sau đó Trân Phi bị đám thái giám Lý Liên Anh cưỡng ép đẩy xuống giếng. Trước khi chết Trân Phi có khí khái nói rằng: “Hoàng Thượng sẽ không để ta chết. Bà thích trốn thì cứ trốn đi. Nhưng Hoàng Thượng thì không nên trốn”. Quả đúng vậy, thân làm đế vương – không thể trốn!

Một năm sau, Hoàng Thượng về lại Tử Cấm Thành, thương tiếc nàng ái phi, ngài đã hạ lệnh vớt thi hài Trân Phi lên nhưng sau đó đã bị Từ Hy ra lệnh đem chôn ở khu vực mộ phần dành cho cung nữ ngoài Tử Cấm Thành, sau đó “phong” cho nàng làm Trân Quý Phi. Đến khi Phổ Nghi lên ngôi mới bố cáo thiên hạ là Trân Phi “tự vẫn” và truy phong thành Khác Thuận Hoàng quý phi. Mãi đến năm 1915, Cẩn Phi (chị ruột của Trân Phi cùng tiến cung với Trân Phi) mới có thể mang hài cốt em gái mình về Sùng Lăng.

Bình luận


bình luận
Nguồn: truyenngan.net
 

Bình luận bằng Facebook

Top