Những câu văn đáng suy ngẫm của nhà văn Nam Cao

Khánh Linh

Điều hành viên
Thành viên BQT
#1
Nam Cao (1915 - 1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc. Tuy nhiên, tác phẩm của ông không chỉ phản ánh những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao mà còn chứa đựng sự chiêm nghiệm.

Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về cuộc đời ngay trong cuộc sống bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Và mỗi câu văn của ông là một chiêm nghiệm về cuộc đời."Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương..." (tác phẩm Lão Hạc)“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (tác phẩm Đời Thừa)"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (tác phẩm Đời thừa)"Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng...". (tác phẩm Trăng sáng)“Yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết.. cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất con con của mình!...” (tác phẩm Sống mòn)“Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển tận độ những khả năng của loài người chứa đựng trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại" (tác phẩm Sống mòn)“Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...” (tác phẩm Lão Hạc) Mời độc giả xem video:Trải nghiệm tiệc hoàng gia trong cung điện của Hàn Quốc. Nguồn: THDT


Nam Cao (1915 - 1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc. Tuy nhiên, tác phẩm của ông không chỉ phản ánh những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao mà còn chứa đựng sự chiêm nghiệm.



Thông qua tác phẩm, nhà văn Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về cuộc đời ngay trong cuộc sống bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Và mỗi câu văn của ông là một chiêm nghiệm về cuộc đời.


"Chao ôi! Ðối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ối... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương..." (tác phẩm Lão Hạc)


“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình” (tác phẩm Đời Thừa)


"Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (tác phẩm Đời thừa)


"Chao ôi! Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng...". (tác phẩm Trăng sáng)


“Yên thân như vậy để làm gì? Làm để có ăn, ăn để sống, sống để đợi chết.. cả cuộc đời chỉ thu gọn vào bằng ấy việc thôi ư? Và có sung sướng gì cái kẻ suốt đời chỉ biết chúi mũi vào cái cối xay bột, chẳng bao giờ dám nhìn xa hơn một chút, thu hẹp cuộc sống và sự hiểu biết của mình vào trong cái phạm vi nhỏ hẹp của mảnh đất con con của mình!...” (tác phẩm Sống mòn)


“Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển tận độ những khả năng của loài người chứa đựng trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công việc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi phải để lại chút gì cho nhân loại" (tác phẩm Sống mòn)


“Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất...” (tác phẩm Lão Hạc)


Mời độc giả xem video:Trải nghiệm tiệc hoàng gia trong cung điện của Hàn Quốc. Nguồn: THDT
Nguồn: Báo điện tử Kiến Thức
 

Bình luận bằng Facebook

Top