Khi vụ việc xảy ra, đã có nhiều ý kiến phê phán cô giáo, tuy nhiên, cũng có nhiều phụ huynh đã lên tiếng với những phân tích mang tính xây dựng, cảm thông, có lý có tình đối với những người liên quan đến vụ việc.
Ở phương diện những người làm giáo dục, một số chuyên gia cho rằng, trước mỗi sự việc chúng ta cần lắng lại, suy nghĩ cho thấu đáo bởi giáo dục học sinh không chỉ là trách nhiệm của thầy cô và nhà trường. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ cần được giáo dục, tiếp cận và tạo thói quen tuân thủ những quy tắc, luật lệ để trở thành công dân tốt trong tương lai.
Theo chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft, nhà sáng lập của Innedu Steam (TP. HCM): Thực tế, cô giáo không hề bắt em học sinh đứng ngoài cổng mà do em tự ra đứng. Còn việc cô giáo phê bình phụ huynh cho con đi học sớm là đúng hay sai? Nhằm giúp mỗi người có nhận định khách quan, chuyên gia đặt ra 3 câu hỏi nhỏ và tự trả lời để bạn đọc cùng tham khảo.
- Vì sao em học sinh lại đến trường sớm như vậy? Ai là người chịu trách nhiệm về việc đến trường quá sớm của con? - Trả lời: Bố mẹ.
- Khi cho con đến trường sớm như vậy, ai sẽ là người phải chăm sóc con? - Trả lời: Thầy cô, bác bảo vệ, nhà trường.
- Nhà trường có trách nhiệm trông giữ trẻ ngoài giờ học không? Phụ huynh có thống nhất về việc này với nhà trường và trả chi phí trông trẻ ngoài giờ không? - Trả lời: Không
Chuyên gia Tô Thuỵ Diễm Quyên cho rằng, nếu câu 3 trả lời là "không" thì câu 2 là ai sẽ chịu trách nhiệm này?
Chuyên gia GD Tô Thuỵ Diễm Quyên.
Rất nhiều phụ huynh đã cho con đi học quá sớm. Nhiều khi trước giờ học cả tiếng hoặc hai tiếng đồng hồ. Họ có hình dung ra rằng vào giờ nghỉ thì thầy cô cũng cần nghỉ để tái tạo sức lao động, con họ cần nghỉ để tỉnh táo buổi chiều không?
Nếu trẻ vào trường vào giờ nghỉ, học sinh khác đang nghỉ bán trú thì lấy ai đảm bảo sự an toàn cho con họ? lấy ai giữ trật tự trong sân trường cho những đứa trẻ khác nghỉ trưa?
Bà Diễm Quyên cho rằng, hành động cô giáo chỉ là chưa hợp tình, còn về lý thì không thể đổ hết tội lên cô được.
“Nếu ai hỏi là con tôi bị phơi nắng thì tôi có nói thế này không thì tôi xin thưa: Tôi sẽ nhận lỗi với cô giáo và con mình vì đã để con đến trường quá sớm. Tôi không tin cô "ác" như một số bạn đã đánh giá. Cô phê bình bé cũng một phần xuất phát từ việc xót xa học trò. Đừng vội nhìn và phán xét mọi việc bằng giác quan mà hãy bằng sự suy luận và trải nghiệm. Cư dân mạng xã hội, nếu bạn có lương tâm, xin đừng share hình cô bé tội nghiệp nữa.”, Chuyên gia GD Tô Thuỵ Diễm Quyên nhấn mạnh.
Trong câu chuyện này, Cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft chỉ ra 4 người có lỗi, gồm: Nhà trường, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
Nhà trường: Chưa truyền thông rõ ràng về quy định và cho phụ huynh xác nhận đã hiểu mục đích của quy định. Khi họ hiểu mục đích của quy định ắt sẽ cảm thấy có lỗi khi vi phạm.
Nhà trường cũng chưa dự phòng mọi trường hợp để giúp giáo viên có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
Cô giáo: Cô cứ tìm chỗ cho trẻ nằm nghỉ chờ tới giờ. Nếu chuyện này tái phạm nhiều lần cô hãy mời phụ huynh đến tìm hiểu lý do. Có thể đề nghị phụ huynh xin cho con bán trú để con đỡ vất vả lang thang buổi trưa.
Phụ huynh: Đừng đẩy tất cả nhiệm vụ chăm sóc dạy dỗ con cho nhà trường. Nếu bạn xót con, tội con thì bạn đã không để đứa trẻ đi học vào giờ đó. Một ông bố bà mẹ tốt là sau khi đưa con đến trường còn đứng chờ con đi khuất vào trường mới quay xe đi cơ mà. Tôi biết có nhiều bố mẹ muốn con nghỉ ngơi thêm chút nào hay chút nấy chứ không muốn con vào trường ngồi phơi nắng.
Học sinh: Cô bé có thể nói với bố mẹ là đến trường sớm quá con không biết làm gì và không có chỗ để nghỉ trưa. Cô bé phải được dạy rằng, hãy lên tiếng vì bản thân mình gặp bất công hoặc thấy người khác bị đối xử bất công. Cam chịu là một tính cách tiêu cực cần xóa bỏ. Vì vậy bố mẹ đừng tự hào về đứa con hiền lành cam chịu ai nói gì cũng nghe theo nữa.
TS. Vũ Thu Hương.
Cùng quan điểm với Chuyên gia giáo dục toàn cầu của Tập đoàn Microsoft Tô Thuỵ Diễm Quyên, TS. Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ra 8 lý do không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cô giáo và nhà trường trong vụ việc này, trong đó nhấn mạnh việc cần thiết phải tuân thủ quy tắc và nội quy chung của nhà trường đối với tất cả giáo viên, phụ hynh và học sinh.
TS. Vũ thu Hương nhấn mạnh: “Nếu trẻ muốn được vào trường sớm do cha mẹ bận, chắc chắn các cha mẹ cần phải có lời xin phép với cô giáo và nhà trường. Nếu không, họ không cho vào là đúng. "Khi mình cần, mình phải ngỏ lời đề nghị" là điều các cha mẹ nên thực hiện và dạy con mình. Sao chính cha mẹ lại không làm?. Nội quy các trường không cho các con vào trường ngoài thời gian quy định là hợp lý vì sự an toàn cho chính các con. Nội quy này áp dụng đối với các trường học trên cả nước. Chẳng lẽ vì lý do cá nhân mà các cha mẹ bắt nhà trường phá bỏ nội quy?. Nếu như vậy, con trẻ sẽ nghĩ sao về nội quy và các luật lệ khác?.”
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Ở phương diện những người làm giáo dục, một số chuyên gia cho rằng, trước mỗi sự việc chúng ta cần lắng lại, suy nghĩ cho thấu đáo bởi giáo dục học sinh không chỉ là trách nhiệm của thầy cô và nhà trường. Ở mỗi lứa tuổi, trẻ cần được giáo dục, tiếp cận và tạo thói quen tuân thủ những quy tắc, luật lệ để trở thành công dân tốt trong tương lai.
Theo chuyên gia Tô Thụy Diễm Quyên, cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft, nhà sáng lập của Innedu Steam (TP. HCM): Thực tế, cô giáo không hề bắt em học sinh đứng ngoài cổng mà do em tự ra đứng. Còn việc cô giáo phê bình phụ huynh cho con đi học sớm là đúng hay sai? Nhằm giúp mỗi người có nhận định khách quan, chuyên gia đặt ra 3 câu hỏi nhỏ và tự trả lời để bạn đọc cùng tham khảo.
- Vì sao em học sinh lại đến trường sớm như vậy? Ai là người chịu trách nhiệm về việc đến trường quá sớm của con? - Trả lời: Bố mẹ.
- Khi cho con đến trường sớm như vậy, ai sẽ là người phải chăm sóc con? - Trả lời: Thầy cô, bác bảo vệ, nhà trường.
- Nhà trường có trách nhiệm trông giữ trẻ ngoài giờ học không? Phụ huynh có thống nhất về việc này với nhà trường và trả chi phí trông trẻ ngoài giờ không? - Trả lời: Không
Chuyên gia Tô Thuỵ Diễm Quyên cho rằng, nếu câu 3 trả lời là "không" thì câu 2 là ai sẽ chịu trách nhiệm này?
Chuyên gia GD Tô Thuỵ Diễm Quyên.
Rất nhiều phụ huynh đã cho con đi học quá sớm. Nhiều khi trước giờ học cả tiếng hoặc hai tiếng đồng hồ. Họ có hình dung ra rằng vào giờ nghỉ thì thầy cô cũng cần nghỉ để tái tạo sức lao động, con họ cần nghỉ để tỉnh táo buổi chiều không?
Nếu trẻ vào trường vào giờ nghỉ, học sinh khác đang nghỉ bán trú thì lấy ai đảm bảo sự an toàn cho con họ? lấy ai giữ trật tự trong sân trường cho những đứa trẻ khác nghỉ trưa?
Bà Diễm Quyên cho rằng, hành động cô giáo chỉ là chưa hợp tình, còn về lý thì không thể đổ hết tội lên cô được.
“Nếu ai hỏi là con tôi bị phơi nắng thì tôi có nói thế này không thì tôi xin thưa: Tôi sẽ nhận lỗi với cô giáo và con mình vì đã để con đến trường quá sớm. Tôi không tin cô "ác" như một số bạn đã đánh giá. Cô phê bình bé cũng một phần xuất phát từ việc xót xa học trò. Đừng vội nhìn và phán xét mọi việc bằng giác quan mà hãy bằng sự suy luận và trải nghiệm. Cư dân mạng xã hội, nếu bạn có lương tâm, xin đừng share hình cô bé tội nghiệp nữa.”, Chuyên gia GD Tô Thuỵ Diễm Quyên nhấn mạnh.
Trong câu chuyện này, Cố vấn giáo dục cấp cao của Tập đoàn Microsoft chỉ ra 4 người có lỗi, gồm: Nhà trường, cô giáo, phụ huynh và học sinh.
Nhà trường: Chưa truyền thông rõ ràng về quy định và cho phụ huynh xác nhận đã hiểu mục đích của quy định. Khi họ hiểu mục đích của quy định ắt sẽ cảm thấy có lỗi khi vi phạm.
Nhà trường cũng chưa dự phòng mọi trường hợp để giúp giáo viên có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
Cô giáo: Cô cứ tìm chỗ cho trẻ nằm nghỉ chờ tới giờ. Nếu chuyện này tái phạm nhiều lần cô hãy mời phụ huynh đến tìm hiểu lý do. Có thể đề nghị phụ huynh xin cho con bán trú để con đỡ vất vả lang thang buổi trưa.
Phụ huynh: Đừng đẩy tất cả nhiệm vụ chăm sóc dạy dỗ con cho nhà trường. Nếu bạn xót con, tội con thì bạn đã không để đứa trẻ đi học vào giờ đó. Một ông bố bà mẹ tốt là sau khi đưa con đến trường còn đứng chờ con đi khuất vào trường mới quay xe đi cơ mà. Tôi biết có nhiều bố mẹ muốn con nghỉ ngơi thêm chút nào hay chút nấy chứ không muốn con vào trường ngồi phơi nắng.
Học sinh: Cô bé có thể nói với bố mẹ là đến trường sớm quá con không biết làm gì và không có chỗ để nghỉ trưa. Cô bé phải được dạy rằng, hãy lên tiếng vì bản thân mình gặp bất công hoặc thấy người khác bị đối xử bất công. Cam chịu là một tính cách tiêu cực cần xóa bỏ. Vì vậy bố mẹ đừng tự hào về đứa con hiền lành cam chịu ai nói gì cũng nghe theo nữa.
TS. Vũ Thu Hương.
Cùng quan điểm với Chuyên gia giáo dục toàn cầu của Tập đoàn Microsoft Tô Thuỵ Diễm Quyên, TS. Vũ Thu Hương – nguyên giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội nêu ra 8 lý do không thể đổ lỗi hoàn toàn cho cô giáo và nhà trường trong vụ việc này, trong đó nhấn mạnh việc cần thiết phải tuân thủ quy tắc và nội quy chung của nhà trường đối với tất cả giáo viên, phụ hynh và học sinh.
TS. Vũ thu Hương nhấn mạnh: “Nếu trẻ muốn được vào trường sớm do cha mẹ bận, chắc chắn các cha mẹ cần phải có lời xin phép với cô giáo và nhà trường. Nếu không, họ không cho vào là đúng. "Khi mình cần, mình phải ngỏ lời đề nghị" là điều các cha mẹ nên thực hiện và dạy con mình. Sao chính cha mẹ lại không làm?. Nội quy các trường không cho các con vào trường ngoài thời gian quy định là hợp lý vì sự an toàn cho chính các con. Nội quy này áp dụng đối với các trường học trên cả nước. Chẳng lẽ vì lý do cá nhân mà các cha mẹ bắt nhà trường phá bỏ nội quy?. Nếu như vậy, con trẻ sẽ nghĩ sao về nội quy và các luật lệ khác?.”
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại