Nhiều giáo viên bị nợ tiền
Theo phản ánh, nhiều giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (huyện Chư Prông, Gia Lai) bị nợ tiền dạy ngoài giờ, tiền dạy thể dục và không được đóng tiền bảo hiểm xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Phong là giáo viên thể dục. Học kì I năm học 2019 - 2020, ông được hưởng khoản phụ cấp tiền thể dục ngoài trời theo quy định của Nhà nước. Số tiền tổng cộng đáng ra ông được nhận được là gần 4,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, trong năm học 2019 - 2020 tiền công tác phí của ông là 5,3 triệu đồng. Tuy nhiên 2 khoản tiền này đến nay vẫn chưa được nhận.
"Trong các cuộc họp hội đồng tôi đã nhiều lần đề nghị thanh toán tiền phụ cấp thể dục ngoài trời và công tác phí. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng là Nguyễn Thanh Cường nói tôi chờ thêm một thời gian nữa. Đến nay thầy Cường đã chuyển đi trường khác và có hiệu trường mới thay. Giờ đây tôi không biết phải đòi lại quyền lợi như thế nào. Tôi đã làm đơn kiến nghị lên Công đoàn nhà trường để kịp thời có biện pháp can thiệp. Tôi mong muốn sẽ nhận lại được các chế độ của mình", ông Phong nói.
Thầy giáo Trần Thanh Nhàn vào năm học 2018 – 2019 được phân công dạy và chủ nhiệm lớp ghép 2 + 3 + 4 với định mức giáo viên tiểu học là 3 tiết/tuần. Thầy Nhàn được bộ phận chuyên môn thống kê, xác nhận thừa giờ là 102 tiết với số tiền gần 14 triệu đồng. Cũng trong năm học này, theo quy định, thầy sẽ được thanh toán tiền dạy thể dục ngoài trời là 13.900 đồng/tiết. Thế nhưng, đến nay thầy Nhàn vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
"Công việc áp lực, vất vả nhưng tiền đợi mãi vẫn chưa có. Giáo viên ai cũng bức xúc. Đây là đồng tiền chính đáng, theo quy định thì thầy cô đáng được hưởng", thầy Nhàn cho hay.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ – Phó Hiệu trưởng trường cho biết, thời gian qua đã có hàng chục giáo viên phản ánh việc bị nợ tiền công tác phí, dạy ngoài giờ và chưa được đóng tiền bảo hiểm tháng 12/2019. Từ năm 2018 trường có tài khoản độc lập. Tuy nhiên, nhiều khoản thu chi đa số giáo viên trong trường không biết. Toàn bộ các khoản chi tiêu này đều do thầy Nguyễn Thanh Cường – Hiệu trưởng cũ xử lý.
"Theo thống kê sơ bộ, số tiền nợ công tác phí, dạy ngoài giờ và đóng bảo hiểm cho các giáo viên khoảng 200 triệu đồng. Ngay cả tiền bảo hiểm xã hội của tôi cũng chưa được chuyển về Bảo hiểm xã hội huyện Chư Prông. Mặc dù thầy Cường đã chuyển sang trường khác công tác. Tuy nhiên, tôi và các giáo viên trong trường đề nghị thầy Cường phải có trách nhiệm giải quyết, để giáo viên được hưởng đầy đủ các chế độ", ông Vũ cho hay.
Đoàn thanh tra "ôm hết" hồ sơ về rồi!
Các giáo viên phản ánh về việc các chế độ, phụ cấp không được nhận theo đúng quy định.
Không chỉ phản ánh về việc các khoản phụ cấp chưa được thanh toán, một số giáo viên trong trường còn bức xúc về việc thầy Nguyễn Thanh Cường lộng hành, chèn ép.
Cũng theo các giáo viên phản ánh, từ tháng 1 - 3/2020, nhà trường tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong thời gian này thầy Cường đã chi hơn 130 triệu đồng mà Hội đồng sư phạm và chi bộ không biết sử dụng vào mục đích gì. Trong khi đó tiền chế độ của cán bộ, giáo viên chưa thanh toán.
Không những vậy, một số giáo viên thắc mắc về lớp dạy bổ túc cho học sinh từ năm 2013 - 2017. Tuy các em có hồ sơ nhưng không đi học mà vẫn có bằng. Theo các giáo viên, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của học sinh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Cường – nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xác nhận, những nội dung giáo viên phản ánh là có. Tuy nhiên, không phải là đúng hoàn toàn.
"Trong năm 2018 - 2019 một số giáo viên có kiêm nhiệm tổ khối thì họ thừa giờ. Tuy nhiên khi thầy Trần Hà Thanh (hiệu phó - PV) đi công tác về thì kê hết giáo viên tiểu học vào nên không đúng… Thầy nói có chứ không phải không có.
Thầy cũng trả lời với trường rồi, không đúng nên thầy không duyệt được… Còn đây là bên hiệu phó tiểu học tự kê người này, người kia nghỉ. Nó không phù hợp với bảng lương của nhà trường. Bởi vì bảng lương của nhà trường trong năm 2018 là chi đủ. Ai cũng đủ công cả, không ai nghỉ ốm, đâu có ai đi công tác mà dạy thiếu, dạy thừa. Bây giờ đoàn thanh tra ôm hết hồ sơ về rồi", ông Cường nói.
Ông Cường xác nhận có nợ lại 1 tháng tiền bảo hiểm xã hội của các giáo viên trong trường. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bị âm do phải chi trả cho các giáo viên nghỉ hưu và hợp đồng với giáo viên dạy. Sau đó, trường xin bổ sung kinh phí. Tuy nhiên kế toán không giải trình được hết, do đó bên tài chính chỉ cấp được một phần. Hiện tại, trường tiếp tục làm tờ trình xin bổ sung kinh phí.
Liên quan đến lớp bổ túc cho các em học sinh, ông Cường cho biết, bên thanh tra đang vào cuộc xác minh, làm rõ. Tuy nhiên, ông cho rằng, lớp dạy bổ túc thì không đều đặn. Bên cạnh đó, lớp bổ túc không đầy đủ các môn, 1 giáo viên có thể dạy 2 - 3 môn. Đặc biệt, trường ở khu vực biên giới nên học sinh đi học không đều.
"Có thể giáo viên không dạy các lớp bổ túc nên nghĩ trường không dạy mà vẫn cấp bằng", thầy Cường nói.
Ông Ksor Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết, đơn vị đã nhận được đơn thư phản ánh của các giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Ngay sau đó, huyện đã thành lập đoàn thanh tra về trường làm việc, xác minh các nội dung phản ánh.
Theo ông Ksor Việt, từ tháng 3/2020 ông Nguyễn Thanh Cường đã luân chuyển công tác, giữ chức hiệu trưởng ở một trường khác.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Theo phản ánh, nhiều giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi (huyện Chư Prông, Gia Lai) bị nợ tiền dạy ngoài giờ, tiền dạy thể dục và không được đóng tiền bảo hiểm xã hội.
Ông Nguyễn Hữu Phong là giáo viên thể dục. Học kì I năm học 2019 - 2020, ông được hưởng khoản phụ cấp tiền thể dục ngoài trời theo quy định của Nhà nước. Số tiền tổng cộng đáng ra ông được nhận được là gần 4,3 triệu đồng. Bên cạnh đó, trong năm học 2019 - 2020 tiền công tác phí của ông là 5,3 triệu đồng. Tuy nhiên 2 khoản tiền này đến nay vẫn chưa được nhận.
"Trong các cuộc họp hội đồng tôi đã nhiều lần đề nghị thanh toán tiền phụ cấp thể dục ngoài trời và công tác phí. Tuy nhiên, thầy hiệu trưởng là Nguyễn Thanh Cường nói tôi chờ thêm một thời gian nữa. Đến nay thầy Cường đã chuyển đi trường khác và có hiệu trường mới thay. Giờ đây tôi không biết phải đòi lại quyền lợi như thế nào. Tôi đã làm đơn kiến nghị lên Công đoàn nhà trường để kịp thời có biện pháp can thiệp. Tôi mong muốn sẽ nhận lại được các chế độ của mình", ông Phong nói.
Thầy giáo Trần Thanh Nhàn vào năm học 2018 – 2019 được phân công dạy và chủ nhiệm lớp ghép 2 + 3 + 4 với định mức giáo viên tiểu học là 3 tiết/tuần. Thầy Nhàn được bộ phận chuyên môn thống kê, xác nhận thừa giờ là 102 tiết với số tiền gần 14 triệu đồng. Cũng trong năm học này, theo quy định, thầy sẽ được thanh toán tiền dạy thể dục ngoài trời là 13.900 đồng/tiết. Thế nhưng, đến nay thầy Nhàn vẫn chưa nhận được bất kỳ khoản tiền nào.
"Công việc áp lực, vất vả nhưng tiền đợi mãi vẫn chưa có. Giáo viên ai cũng bức xúc. Đây là đồng tiền chính đáng, theo quy định thì thầy cô đáng được hưởng", thầy Nhàn cho hay.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ – Phó Hiệu trưởng trường cho biết, thời gian qua đã có hàng chục giáo viên phản ánh việc bị nợ tiền công tác phí, dạy ngoài giờ và chưa được đóng tiền bảo hiểm tháng 12/2019. Từ năm 2018 trường có tài khoản độc lập. Tuy nhiên, nhiều khoản thu chi đa số giáo viên trong trường không biết. Toàn bộ các khoản chi tiêu này đều do thầy Nguyễn Thanh Cường – Hiệu trưởng cũ xử lý.
"Theo thống kê sơ bộ, số tiền nợ công tác phí, dạy ngoài giờ và đóng bảo hiểm cho các giáo viên khoảng 200 triệu đồng. Ngay cả tiền bảo hiểm xã hội của tôi cũng chưa được chuyển về Bảo hiểm xã hội huyện Chư Prông. Mặc dù thầy Cường đã chuyển sang trường khác công tác. Tuy nhiên, tôi và các giáo viên trong trường đề nghị thầy Cường phải có trách nhiệm giải quyết, để giáo viên được hưởng đầy đủ các chế độ", ông Vũ cho hay.
Đoàn thanh tra "ôm hết" hồ sơ về rồi!
Các giáo viên phản ánh về việc các chế độ, phụ cấp không được nhận theo đúng quy định.
Không chỉ phản ánh về việc các khoản phụ cấp chưa được thanh toán, một số giáo viên trong trường còn bức xúc về việc thầy Nguyễn Thanh Cường lộng hành, chèn ép.
Cũng theo các giáo viên phản ánh, từ tháng 1 - 3/2020, nhà trường tạm nghỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Trong thời gian này thầy Cường đã chi hơn 130 triệu đồng mà Hội đồng sư phạm và chi bộ không biết sử dụng vào mục đích gì. Trong khi đó tiền chế độ của cán bộ, giáo viên chưa thanh toán.
Không những vậy, một số giáo viên thắc mắc về lớp dạy bổ túc cho học sinh từ năm 2013 - 2017. Tuy các em có hồ sơ nhưng không đi học mà vẫn có bằng. Theo các giáo viên, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của học sinh.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Cường – nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi xác nhận, những nội dung giáo viên phản ánh là có. Tuy nhiên, không phải là đúng hoàn toàn.
"Trong năm 2018 - 2019 một số giáo viên có kiêm nhiệm tổ khối thì họ thừa giờ. Tuy nhiên khi thầy Trần Hà Thanh (hiệu phó - PV) đi công tác về thì kê hết giáo viên tiểu học vào nên không đúng… Thầy nói có chứ không phải không có.
Thầy cũng trả lời với trường rồi, không đúng nên thầy không duyệt được… Còn đây là bên hiệu phó tiểu học tự kê người này, người kia nghỉ. Nó không phù hợp với bảng lương của nhà trường. Bởi vì bảng lương của nhà trường trong năm 2018 là chi đủ. Ai cũng đủ công cả, không ai nghỉ ốm, đâu có ai đi công tác mà dạy thiếu, dạy thừa. Bây giờ đoàn thanh tra ôm hết hồ sơ về rồi", ông Cường nói.
Ông Cường xác nhận có nợ lại 1 tháng tiền bảo hiểm xã hội của các giáo viên trong trường. Tiền đóng bảo hiểm xã hội bị âm do phải chi trả cho các giáo viên nghỉ hưu và hợp đồng với giáo viên dạy. Sau đó, trường xin bổ sung kinh phí. Tuy nhiên kế toán không giải trình được hết, do đó bên tài chính chỉ cấp được một phần. Hiện tại, trường tiếp tục làm tờ trình xin bổ sung kinh phí.
Liên quan đến lớp bổ túc cho các em học sinh, ông Cường cho biết, bên thanh tra đang vào cuộc xác minh, làm rõ. Tuy nhiên, ông cho rằng, lớp dạy bổ túc thì không đều đặn. Bên cạnh đó, lớp bổ túc không đầy đủ các môn, 1 giáo viên có thể dạy 2 - 3 môn. Đặc biệt, trường ở khu vực biên giới nên học sinh đi học không đều.
"Có thể giáo viên không dạy các lớp bổ túc nên nghĩ trường không dạy mà vẫn cấp bằng", thầy Cường nói.
Ông Ksor Việt - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông cho biết, đơn vị đã nhận được đơn thư phản ánh của các giáo viên Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi. Ngay sau đó, huyện đã thành lập đoàn thanh tra về trường làm việc, xác minh các nội dung phản ánh.
Theo ông Ksor Việt, từ tháng 3/2020 ông Nguyễn Thanh Cường đã luân chuyển công tác, giữ chức hiệu trưởng ở một trường khác.
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại